Khó khăn và thuận lợi khi áp dụng đề tài.

Một phần của tài liệu skkn thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần phi kim hoá học 10 nâng cao) (Trang 33 - 35)

III. Nội dung thực hành.

b.Khó khăn và thuận lợi khi áp dụng đề tài.

* Thuận lợi: Khi áp dụng các phương pháp học tập tích cực, HS được hoạt động nhiều trong việc tiếp nhận tri thức, HS không bị gò bó, tự do phát triển tư duy

bài học, được trao đổi nhiều với bạn học, GV nên rất được HS ủng hộ, HS học tập nhiệt tình và đạt kết quả tốt.

* Khó khăn: GV phải hiểu rõ về các PPDH tích cực và sự kết hợp các PPDH đó, từ đó mới xây dựng các bài soạn, các bài tập và câu hỏi.

Trước khi thực hiện dạy học thì GV phải phân hoá trình độ HS, phải nắm bắt rõ tình hình học tập cũng như các đặc điểm tâm lý của các em thì mới phân loại được chính xác, mới tìm PPDH phù hợp đối tượng, đây là một công việc khó khăn, cần sự kiên trì, chịu khó của GV.

3. Đề xuất

Qua quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn chúng tôi thấy: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH nói chung và việc sử dụng các PPDH tích cực nói riêng, chúng tôi có một số đề xuất sau:

1. Sách giáo khoa cần bổ sung thêm một số bài đọc thêm về thực tiễn như: ứng dụng, lịch sử hoá học, qui trình sản xuất thực tế, hiện đại.

2. Các cấp quản lí giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng cường cơ sở vật chất trường học, tạo điều kiện tốt để GV được học tập, vận dụng các PPDH tích cực một cách thường xuyên, có hiệu quả. Tổ chức các kỳ thi dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, thiết kế các bài giảng mẫu, nhân rộng các thành quả đạt được.

3. Cần tăng cường số lượng và chất lượng của các bài tập theo các mức độ nhận thức khác nhau để phát triển tư duy cho các đối tượng HS.

4. Mở rộng việc nghiên cứu PPDH chú ý tới hoạt động độc lập, tư duy sáng tạo của HS.

Tóm lại: Từ việc nghiên cứu đề tài này chúng tôi khẳng định hướng đi của đề tài

là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với hướng đổi mới PPDH hiện nay.

Chắc chắn rằng tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong quá trình công tác của mình để đáp ứng được yêu cầu ngành, của bản thân và của xã hội .

Cuối cùng do điều kiện thời gian có hạn, việc thể hiện nội dung đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên mục đích sư phạm mà đề tài đặt ra là đúng đắn và thiết thực, vì vậy tác giả sẽ tiến hành với các phần học khác trong chương trình với quy mô rộng rãi hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu skkn thiết kế bài giảng hoá học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (phần phi kim hoá học 10 nâng cao) (Trang 33 - 35)