Ở hàu sự thành thục sinh dục và sinh sản mang tính mùa vụ cao, hầu như sinh sản quanh năm. Mùa vụ sinh sản chính từ tháng 2-3, mùa phụ tháng 9-10 âm lịch (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005). Hai đợt thí nghiệm có lẽ trùng với mùa vụ
sinh sản của hàu. Kết quả (Bảng 4.7) cho thấy chỉ số thành thục (GI) lúc bố trí thí nghiệm đang ở giai đoạn phát triển 2,4-2,75 (Hình 4.5B và 4.6B). Do đó khả năng thành thục khi nuôi vỗ sẽ cao. Sau 20 ngày nuôi vỗ chỉ số thành thục (GI) ở các nghiệm thức tương đối cao 2,40-3,50 và đa số hàu đạt đến giai đoạn phát triển và thành thục (Hình 4.5C và 4.6C). Tuy nhiên sau 28 ngày nuôi vỗ ở nghiệm thức 3 (đợt 1) chỉ số thành thục (GI) lại giảm còn 2,33 điều đó cũng phù hợp với kết quả
(CI) ở (Bảng4.6) lý do hàu có thểđã sinh sản và đang trong giai đoạn phát triển cho chu kỳ tiếp theo. Khả năng tái thành thục nhanh sau đợt sinh sản đầu tiên được một số tác giả nghiên cứu trên động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Gabbott, 1976 được trích dẫn bởi Hứa Thái Nhân et al., 2009).
25
Hình 4.5 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục đực của hàu (A. chưa phát triển, B.
đang phát triển, C. thành thục, D. đã sinh sản). Tỷ lệ 4x100.
Hình 4.6 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cái của hàu (A. chưa phát triển, B.
đang phát triển, C. thành thục, D. đã sinh sản). Tỷ lệ 4x100.
A B
C D
A B
26
Bảng 4.7 Chỉ số thành thục (GI) của hàu ở các nghiệm thức thí nghiệm trong 2 đợt nuôi vỗ GI NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 Ban đầu 2,75±0,44 2,75±0,44 2,75±0,44 2,75±0,44 Sau 20 ngày 2,83±0,41a 2,83±0,41a 3,17±0,41a 3,17±0,75a Đợt 1 Sau 28 ngày 3,00±0,63a 3,17±1,33a 2,33±1,37a 3,17±0,75a Ban đầu 2,40±0,75 2,40±0,75 2,40±0,75 2,40±0,75 Đợt 2 Sau 20 ngày 3,50±0,55a 3,33±0,52a 2,83±0,75a 3,00±0,63a
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì không khác biệt thống kê (P>0,05).