Nguồn nhân lực dồi dào và

Một phần của tài liệu tình hình đầu tư và thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh nghệ an giai đoạn 2008-2012 (Trang 25 - 57)

nhân lực dồi dào và được đào tạo

Với dân số gần 3 triệu người (đứng thứ tư trong cả nước), có truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo, Nghệ An có 5 Trường Đại học và 8 trường Cao đẳng, hàng năm đào tạo hơn 35 nghìn sinh viên. Xứng đáng là trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cho đầu tư, phát triển và là thị trường lớn cho mọi hàng hoá, dịch vụ ..

2.2.1.4. Tiềm năng du lịch phong phú

Là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hoá thế giới, điểm khởi đầu của "Con đường Di sản Miền Trung", với nhiều bãi biển đẹp, khu dự trữ sinh quyển phía Tây Nghệ An với nhiều khu rừng nguyên sinh và vùng sinh thái hấp dẫn... Nghệ An là một trọng điểm du lịch của cả nước và khu vực.

2.2.1.5. Kinh tế phát triển năng động, an ninh chính trị ổn định

Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10,5%. Đồng thời, an ninh chính trị ổn định và trật tự xã hội được đảm bảo, là những điều kiện căn bản để thu hút đầu tư và du lịch.

2.2.1.6. Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng

Cùng với các tiềm năng lợi thế, trong những năm qua tỉnh đã tập trung chú trọng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Thực hiện tốt phương châm "Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp" , đối thoại trực tiếp giữa chính quyền và các doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư; tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phù hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội và triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

2.2.1.7. Một số khó khăn của tỉnh Nghệ An

Nghệ An có vị trí địa lý xa các trung tâm tăng trưởng, thu hút nhiều đầu tư của cả nước; địa hình tương đối phức tạp; khi hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra lũ lụt và thiên tai; phần lớn nhân dân vẫn sống ở vùng nông thôn và hoạt động trong ngành nông nghiệp; xuất phát điểm thấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Tình hình kinh tế diễn biến phức tạp (đầu nhiệm kỳ lạm phát cao, cuối nhiệm kỳ thì suy thoái) đã tác động không nhỏ tới tình hình thu hút đầu tư của Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.

Cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, nhất là hạ tầng đầu mối như cảng biển, hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp tập trung.

Chi phí đầu tư cao và mức tiêu thụ của thị trường chưa lớn.

Môi trường đầu tư và nhận thức của cộng đồng tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự thông thoáng đối với các nhà đầu tư.

Tính đồng thuận trong công tác xúc tiến, vận động và thu hút đầu tư của các cấp uỷ, đảng, chính quyền và nhân dân vùng dự án chưa cao.

Quy hoạch (đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch địa điểm xây dựng ... ) thiếu đồng bộ. Vẫn còn tình trạng quy hoạch xây dựng không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; chồng lấn trong cấp phép khai thác khoáng sản; trùng lặp trong khảo sát, lựa chọn địa điểm; quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với dự án đầu tư còn lúng túng,...

Cải cách hành chính: Cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra; nhà đầu tư vẫn phải đi lại nhiều lần, nhiều cơ quan; thời gian xử lý còn kéo dài; việc giải quyết, xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án cho nhà đầu tư còn chậm và chưa triệt để. Công tác đôn đốc chỉ đạo của các cấp, ngành tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư còn thiếu quyết liệt.

Chưa có quỹ đất sạch để vận động thu hút đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện chậm và kéo dài mất nhiều thời gian của nhà đầu tư cũng như các cấp chính quyền.

Đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu: Ngân sách tỉnh còn eo hẹp, thu chưa đủ chi thường xuyên nên chưa có nguồn vốn đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Thu hút các thành phần kinh tế tư nhân vào đầu tư hạ tầng còn ít.

Năng lực công tác, tính thạo việc, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu.

2.3. Thực trạng đầu tư và thu hút vốn đầu tư tỉnh Nghệ An

2.3.1. Tổng quát về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam 2008 – 2012

Chúng ta đã biết khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ vào năm 2008 và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Giai đoạn đầu từ năm 2008 – 2010, nền kinh tế thế giới có một số đặc điểm nổi bật sau:

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại và nhóm các nước mới nổi, nhất là các nước châu Á đang thể hiện vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Về thương mại thế giới. tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn thấp hơn nhập khẩu, của nhóm các nước mới nổi và đang phát triển khác luôn cao hơn các nước phát triển, mất cân đối toàn cầu

ngày càng gia tăng, giá cả hàng hóa tăng mạnh và sự bế tắc trong Vòng đàm phán Đôha và thay vào đó là sự nở rộ của các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực.

Về FDI thế giới. các nước phát triển và châu Á vẫn tiếp tục là nơi thu hút nhiều FDI trên toàn cầu, sáp nhập và mua lại tiếp tục là hình thức đầu tư chủ yếu, có sự chuyển dịch dòng FDI từ khai khoáng sang khu vực dịch vụ.

Về tài chính – tiền tệ thế giới. qui mô các thị trường tài chính, chứng khoán lớn mạnh không ngừng, tuy nhiên có nhiều biến động với biến cố lớn nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu 2008-2009.

Những vấn đề và bất ổn của kinh tế thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, an ninh năng lượng, lương thực.

Sự điều chỉnh chính sách kinh tế của các nước ngày càng tích cực và mạnh mẽ hơn. 28

Từ năm 2010, nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi nhưng chưa bền vững. Bước vào năm 2011, khó khăn và thách thức đều lớn hơn so với dự báo. Giá lương thực thực phẩm, giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng cao; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; khủng hoảng nợ công ở nhiều nước; tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, lạm phát cao tại hầu hết các quốc gia... Kinh tế-xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kể từ đây nhiều thách thức mà ta phải đối mặt cũng như cơ hội mà Việt Nam phải tận dụng, nắm bắt được. Cùng với sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Việt Nam bước đầu đã gặp không ít khó khăn, sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam gặp nhiều cản trở. Mặc dù, Việt Nam không bị ảnh hưởng trực tiếp do chưa tham gia nhiều vào thị trường tài chính thế giới và không mua bán chứng khoán phái sinh, nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến Việt Nam về một số phương diện:

Lãi suất tín dụng cho vay giữa các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng vì FDI vào Việt Nam phần lớn là vốn vay chứ không phải vốn tự có, nên nếu các nhà đầu tư không dàn xếp được khoản vay sẽ khó giải ngân được.

Đối với thị trường chứng khoán, có khả năng nhà đầu tư nước ngoài phải thu hồi nguồn vốn và bán chứng khoán. Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều hơn mua vào sẽ làm giảm giá chứng khoán của Việt Nam.

Gián tiếp, thì hoạt động nhập khẩu của các nước sẽ co lại, vì vậy ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Chúng ta xuất khẩu đến 60% GDP vì vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng.

Dù vậy, việc tham gia vào WTO đã phần nào giúp Việt Nam giải quyết được một số ít khó khăn, việc mở rộng quan hệ quốc tế sẽ giúp các nước kí kết các bản hợp đồng thương mại với các điều khoản nới lỏng hơn về thuế quan, phi thuế quan. Sự liên kết giữa các quốc gia góp phần đưa nền kinh tế các nước sớm được phục hồi. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết chiến đấu với cuộc khủng hoảng đó. Khi tỷ lệ lạm phát lên đến 2 con số trong năm 2010 và 2011, nợ xấu ngân hàng tăng cao đưa đến những lo ngại về sự đổ vỡ của hệ thống tài chính. Trên cơ sở đó, Chính phủ buộc phải đặt mục tiêu hy sinh tăng trưởng kinh tế để tập trung vào mục tiêu chính là ổn định kinh tế xã hội và kiềm chế lạm phát. Để ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, có các chính sách phù hợp tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn và lãi suất; đồng thời tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Chính sách an sinh xã hội cũng được Nhà nước chú trọng.

Nghệ An là một vùng đất của Việt Nam nên dù ít hay nhiều thì vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tình hình phát triển của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây là vùng có diện tích lớn nhất cả nước và có nhiều tiềm năng phát triển nên đây sẽ là “vùng đất hứa” dành cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

2.3.2. Thực trạng đầu tư và thu hút vốn đầu tư 2008- 2012

2.3.2.1. Tổng vốn đầu tư phân theo khu vực

Biểu đồ Vốn đầu tư phân theo các khu vực của tỉnh Nghệ An từ năm 2010 - 2012

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2012

Nhìn vào biểu đồ ta thấy vốn đầu tư của Trung ương trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2011 giảm sút mạnh so với năm 2010 vì những bất ổn trong kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng cao, cùng với việc thực hiện đồng thời chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ chặt chẽ đã ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh đó, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, cùng với việc thực hiện chủ trương chủ động cắt giảm vốn đầu tư của Nhà nước để kiềm chế lạm phát, cùng với việc các doanh nghiệp giảm đầu tư do gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp, nên vốn đầu tư toàn xã hội nói chung và toàn tỉnh Nghệ An nói riêng năm 2011 giảm nhiều so với năm trước. Vốn đầu tư địa phương tỉnh trong các năm 2011 và 2012 tăng vì các chủ đầu tư tập trung hoàn thành các công trình quy hoạch tiếp tục năm 2010 như quy hoạch khu kinh tế Đông nam, thị xã Thái Hòa, quy hoạch thị trấn, thị tứ các huyện,... Các công trình quy hoạch mới tập trung là quy hoạch xây dựng vùng Tân Thắng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Vinh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050…Công tác chuẩn bị đầu tư tập trung các dự án trọng điểm thực hiện Nghị quyết ĐH XVII của tỉnh Đảng bộ, các dự án kế hoạch 5 năm 2011-2015 như hạ tầng khu kinh tế đông nam, nâng cấp mở rộng tỉnh lộ 535 đoạn Vinh-Cửa Lò, dự án trường đại học văn hóa nghệ thuật và du lịch Vinh tại xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc…Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2011 và 2012 tăng cao vì công tác vận động xúc tiến đầu tư của tỉnh ngày càng được quan tâm, chú ý của lãnh đạo, cá ngành, các cấp và nhân dân. Hàng năm, tỉnh đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo, các cuộc tiếp xúc và làm việc với các nhà đầu tư, gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh Nghệ An và vận động đầu tư - xúc tiến thương mại và du lịch... nên thu hút đầu tư bước đầu đã có hiệu quả, thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư, dự án đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh tiêu biểu là dự án sản xuất sắt xốp của Công ty Thép Kobe, Nhật Bản có vốn đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ đã khởi công tại khu công nghiệp Đông Hồi.

Biểu đồ : Vốn do địa phương quản lý của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2007- 2012

Nguồn: Số liệu được cung cấp từ Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An (Ngày 16/09/2013)

Nhận xét:

Nhìn chung, nguồn vốn do địa phương quản lí có sự biến động không đồng đều giữa các loại nguồn vốn qua các năm từ 2007 - 2010. Cụ thể, vốn đầu tư ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng đầu tư tăng đều theo từng năm. Trong đó, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đều tăng cao qua các năm, do vốn trong dân lớn, họ tích lũy được từ thu nhập công việc chính thức. Khi sự tích lũy ngày càng tăng, người dân thường tìm cách làm sao để tiền đẻ ra tiền nên họ sẽ gửi tiền ngân hàng, hoặc những người có hiểu biết về kinh doanh thì họ sẽ đầu tư vào chứng khoán,vào các ngành có triển vọng. Ở Nghệ An, các doanh nghiệp tư nhân và dân cư thường đầu tư vào các cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các ngành công nghiệp chế biến nông sản. Vì trong giai đoạn này, Nghệ An đang thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới nên không chỉ có nguồn lực từ Nhà nước mà còn phải kêu gọi vốn góp trong dân.

Ta thấy năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trong các năm. Ta có thể lí giải: đây là xu hướng chung của cả nước không chỉ riêng Nghệ An, khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 cũng là lúc nước ta chính thức mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế nên có điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu và đầu tư vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu tình hình đầu tư và thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh nghệ an giai đoạn 2008-2012 (Trang 25 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w