b. Nhựađường nhũ tương axit phân tách chậm (CSS – 1, CSS – 1h)
2.4.2. Ưu điểm và thực trạng sử dụng nhựađường polime rở Việt Nam
Tại Việt Nam, việc sử dụng loại nhựa đường có độ kim lún 60/70 đã trở nên khá quen thuộc trong quá trình xây mới, nâng cấp hoặc duy tu bảo dưỡng lớp mặt đường mềm trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, đối với mặt đường cao tốc, do những yêu cầu đặc biệt để đảm bảo an toàn khi phương tiện lưu hành với tốc độ cao, việc sử dụng các loại vật liệu nhựa đường phù hợp để chế tạo các loại bê tông nhựa phủ có độ nhám lớn, độ bền cao là hết sức cần thiết.
Trên thế giới, trong nhiều năm qua các nhà nghiên cứu và sản xuất các loại nhựa đường đã dựa trên các tiêu chí của lớp bê tông nhựa để thiết kế sản phẩm như: Tăng độ ma sát mặt đường để đảm bảo an toàn giao thông khi phương tiện lưu hành tốc độ cao; Chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết (rất nóng hoặc rất lạnh); Chịu được tải trọng nặng; Không gây hại cho môi trường; Có khả năng tái sinh và dễ dàng trong việc duy tu bảo dưỡng; Đảm bảo tính kinh tế với chi phí đầu tư ở mức chấp nhận được...
Qua hàng chục năm nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến, vật liệu nhựa đường polime được sản xuất bằng cách phối trộn nhựa đường với polime dẻo nhiệt đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới với sản lượng hàng triệu tấn/năm.
Các loại bê tông nhựa sử dụng vật liệu nhựa đường cải thiện bằng polime này có thể đạt được những chỉ tiêu cơ lý hết sức quan trọng như không bị chảy mềm ở nhiệt độ cao (lên tới 90 oC), không bị nứt vỡ khi nhiệt độ thấp (tới -40 oC), không tạo ra các vệt lún hoặc nứt vỡ do tải trọng nặng… và đặc biệt là tăng độ nhám mặt đường và vòng đời cao hơn gấp nhiều lần.
45
Đối với các công trình đường cao tốc, thông thường người ta sử dụng loại vật liệu nhựa đường polime để chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa cấp phối gián đoạn, với độ rỗng lớn (từ 12% trở lên), có độ chịu mài mòn cao để tạo ra lớp phủ bê tông nhựa có độ ma sát lớn.
Chi phí đầu tư ban đầu của lớp tạo nhám thường cao hơn lớp phủ bằng bê tông nhựa thông thường, nhưng như đã nói ở trên, chi phí cả vòng đời của nó lại thấp hơn và chất lượng tạo nhám lại tốt hơn gấp bội. Hơn nữa, với những thiết bị máy móc sẵn có trong nước hiện nay là có thể tổ chức thi công rộng rãi lớp tạo nhám cao này, mà không cần phải đầu tư mua sắm thêm.
Tại Việt nam, việc áp dụng thử nghiệm lớp mặt đường có độ nhám cao sử dụng nhựa đường cải thiện bằng polime đã được bắt đầu từ năm 1997 như các dự án đường cao tốc Đại lộ Thăng Long; Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Sân bay Tân Sơn Nhất; Cầu Mỹ Thuận; Cầu Sài Gòn; Cầu Nhật Tân; Đường cao tốc Long Thành- Dầu Giây; Quốc lộ 1 đoạn tuyến tránh Vinh, Hà Tĩnh- Kỳ Anh…