Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY TNHH TM – SX HƯNG VIỆT (Trang 28 - 149)

Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Hưng Việt được thành lập vào năm 2006 theo giấy phép kinh doanh số 0304339443 ngày 19/04/2006 và bắt đầu hoạt động vào ngày 19/04/2006. à một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các loại nước mắm, dầu ăn và gia vị.

Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Hưng Việt

Tên công ty bằng tiếng Anh: Hưng Việt Production & Trading Company Limited  Tên công ty viết tắt:Hưng Việt Foods.

Trụ sở:166/20 Thích Quảng Đức, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP.HCM  Văn phòng đại diện:704 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP.HCM  Trung tâm phân phối:2A Phan Văn Trị, Phường 10,Quận Gò Vấp, TP.HCM  Nhà máy sản xuất: 3/31 Khu phố Bình Đường 1, P. An Bình, Dĩ An, Bình Dương  Tel: (08) 2216 9679 - 3977 3664 – Fax: (08) 3977 3663

Email: hv@nuocmamhungviet.com.vn

Website: www.nuocmamhungviet.com.vn

Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng

Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Xuất Hưng Việt tiền thân là cơ sở sản xuất dưới dạng bán lẻ hoạt động với quy mô nhỏ.

Đến nay công ty đã có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp phân thành từng kênh ứng với từng nhóm khách hàng. Là một doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trên đà phát triển, với cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ. công nhân viên gần 50 người, Công ty đang tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô kinh doanh hướng đến thị trường toàn quốc.

Trong thời gian đầu, các sản phẩm chủ yếu của công ty chưa được phân phối rộng rãi trên thị trường mà chủ yếu chỉ tiêu thụ ở các vùng miền Tây và các Quận, Huyện nhỏ tại khu vực TP.HCM. Nhưng qua quá trình hoạt động, bằng việc tìm tòi, sáng tạo để cải tiến phương thức sản xuất, chế biến, sản phẩm của công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Hưng Việt đã

hàng về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ bán hàng. Qua nhiều năm phát triển, Hưng Việt đã khẳng định được vị trí – thương hiệu của mình trên thị trường miền Nam từ đó vươn rộng ra các khu vực khác như Tây Nguyên và một số tỉnh khác tại miền Trung.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty

Ban Giám đốc

 Cấp lãnh đạo cao nhất, điều hành, quản lý và giám sát chung tất cả các hoạt động trong công ty cũng như các hoạt động đối ngoại khác của công ty.

 Định kỳ xây dựng các quy định, chính sách của công ty cũng như lập kế hoạch, mục tiêu chiến lược kinh doanh cho công ty.

Phòng kinh doanh

 Xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh, phát triển thị trường, tham mưu giúp cho Ban giám đốc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý lượng khách hàng cũ, thông tin thị trường, giá cả…

 Phụ trách việc tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp NVL cho công ty, đồng thời theo dõi, quản lý và thực hiện công tác chăm sóc khách hàng cho công ty.  Nghiên cứu và thực hiện các hợp đồng mua bán theo đúng quy định pháp luật.  Phòng kế toán

 Thực hiện công tác kế toán của công ty theo đứng các chuẩn mực, chế độ kế toán và pháp luật quy định.

 Đảm nhận công viêc báo cáo doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, hoạt động đối ngoại với cơ quan thuế, lập báo cáo tài chính và chịu Sơ đồ 2.1:Sơ đồ b má tổ chức của C ng t NHH M – SX Hƣng Việt

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH BỘ PHẬN BỘ PHẬN QUẢN LÝ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG GIAO NHẬN PHÒNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT

 Chịu trách nhiệm thực hiện theo dõi công tác kiểm kê, quản lý toàn bộ tài sản của công ty về mặt sổ sách cũng như hiện vật.

 Tham mưu cho ban quản trị công ty việc xác định kế hoạch, chiến lược kinh doanh của công ty.

Phòng Quản lý sản xuất: gồm bộ phận kiểm nghiệm và bộ phận sản xuất  Bộ phận kiểm nghiệm: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nước mắm nguồn đầu

vào, thành phẩm nước mắm đầu ra; nghiên cứu các công thức sản phẩm.

 Bộ phận sản xuất: thực hiện chức năng sản xuất sản phẩm khi có lệnh sản xuất, điều phối quá trình sản xuất đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và thời gian, quản lý máy móc và an toàn lao động cho công nhân.

Phòng giao nhận

 Kiểm tra hàng hóa đúng theo phiếu xuất hàng trước khi vận chuyển đến nơi khách hàng yêu cầu một cách an toàn, nhanh chóng, kịp thời.

 Nhân viên giao hàng có thể nhận các khoản thanh toán tiền hàng của các kênh phân phối nhỏ lẻ và phải nộp lại các khoản tiền này vào cuối ngày.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty

Công ty Hưng Việt tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung để phù hợp với quy mô, đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý của mình. Hình thức này giúp cho công tác kế toán đảm bảo tính chặt chẽ, đảm bảo việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ b má kế toán tại C ng t NHH M – SX Hƣng Việt

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán t ƣởng

 Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán tại công ty, giúp Ban giám đốc tổ chức và vận hành bộ máy kế toán phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

 Tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của bộ máy kế toán, phân công phân nhiệm;phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể chế tài chính – kế toán do Nhà nước ban hành cho các kế toán viên.

 Thiết lập, giám sát quy trình luân chuyển chứng từ; kiểm tra, xét duyệt các chứng từ, báo cáo kế toán – tài chính của công ty.

 Đại diện công ty làm việc với cơ quan thuế, chịu trách nhiệm lập các báo cáo thuế, quyết toán thuế, thực hiện thủ tục hoàn thuế … như một kế toán Thuế của Công ty.

 Cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty khi có yêu cầu.

 Tham mưu, đưa ra các ý kiến đóng góp cho Ban giám đốc về công tác quản lý kinh tế tài chính của công ty để tìm kiếm phương án quản lý tối ưu.

Kế toán Tổng hợp

 Tập hợp số liệu từ các kế toán phần hành chi tiết, tiến hành hạch toán tổng hợp.

 Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các kế toán phần hành, kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời.  Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán của công ty trong công tác xử

lý số liệu, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thực hiện tốt phần hành kế toán được phân công.

 Định kỳ hàng tháng báo cáo cho Ban giám đốc về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng của doanh nghiệp. Cung cấp các số liệu kế toán cho Kế toán trưởng và Ban Giám Đốc khi được yêu cầu.

 Lập Báo cáo tài chính, các báo cáo tổng hợp theo qui định của nhà nước và Công ty.

Kế toán Hàng tồn kho

 Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho NVL, NPL, CCDC và hàng hóa.

 Lập Phiếu Nhập kho, Phiếu Xuất kho; ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ xuất – nhập kho phát sinh.

 Cung cấp kịp thời và chính xác thông tin về tình hình nhập – xuất – tồn kho cho Ban giám đốc khi có yêu cầu.

 Theo dõi tình hình biến động về giá của NVL, NPL, CCDC; cuối tháng báo cáo với Kế toán trưởng.

 Định kỳ cuối tháng, lập Báo cáo NXT, tham gia kiểm kê kho.  Kế toán Giá thành

 Định kỳ nhận các báo cáo sản xuất của bộ phận sản xuất, chứng từ kế toán có liên quan đến sản xuất sản phẩm từ các kế toán phần hành và tiến hành kiểm tra, tập hợp các khoản chi phí sản xuất để tính giá thành vào cuối mỗi tháng.  Ngoài ra, kế toán Giá thành còn hỗ trợ kế toán HTK theo dõi tình hình nhập –

xuất kho BTP, TP tại phân xưởng; tham gia xét duyệt chi phí NLV, NPL dùng cho sản xuất sản phẩm.

 Định kỳ, lập Bảng tính giá thành và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban giám đốc.

Kế toán Công nợ

 Quản lý công nợ phải thu, phải trả của toàn công ty, chi tiết theo từng khách hàng, từng hóa đơn.

 Theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng cũng như việc thanh toán của công ty với nhà cung cấp.

 Báo cáo với cấp trên về tình hình các khoản nợ quá hạn, nợ cần phải thanh toán, các khoản nợ khách hàng sắp đến hạn cũng như các khoản phải thanh toán với nhà cung cấp sắp đến hạn.

 Có trách nhiệm đôn đốc các khách hàng trả các khoản nợ đã đến hạn cũng như các khoản nợ quá hạn.

 Có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trên Đơn đặt hàng của phòng kinh doanh chuyển sang với các chương trình khuyến mãi đang áp dụng để áp dụng chính sách khuyến mãi thích hợp cho từng đơn hàng.

 Theo dõi các hoạt động bán hàng, lập Phiếu Giao hàng, xuất hóa đơn bán hàng, ghi chép, phản ánh chính xác nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa.

 Đối chiếu sổ sách với số liệu thực xuất (số liệu của thủ kho) hàng ngày.

 Hỗ trợ kế toán Công nợ trong việc cung cấp số liệu phải thu khách hàng, đối chiếu công nợ với khách hàng chi tiết theo từng hóa đơn.

 Lập báo cáo bán hàng theo định kỳ hàng tháng gửi cho Ban giám đốc.  Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng.  Kế toán Tiền

 Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý tình hình thu – chi của toàn công ty, báo cáo tình hình thu – chi theo yêu cầu của Ban giám đốc.

 Kiểm tra chứng từ, phiếu đề nghị thanh toán, …và cân đối ngân sách trước khi thực hiện chi tiền; kiểm tra chứng từ, sổ nộp tiền của bộ phận Giao nhận, … trước khi ghi nhận việc thu tiền.

 Lập phiếu kế toán (Phiếu thu, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, …) và ghi nhận đầy đủ, chính xác các khoản thu – chi phát sinh tại công ty.

 Chịu trách nhiệm liên hệ với ngân hàng (về rút tiền, trả triền… cuối tháng lấy sổ phụ ngân hàng và chứng từ ngân hàng …)

 Định kỳ đối chiếu số liệu với sổ quỹ do thủ quỹ, sổ phụ Ngân hàng để kịp thời theo dõi phát hiện và xử lý chênh lệch.

Thủ kho

 Quản lý toàn bộ hàng hóa có trong kho chi tiết theo từng nhóm, từng loại về cả số lượng và chất lượng.

 Phụ trách nhập – xuất kho theo đúng quy định, kiểm tra hàng trước khi nhập – xuất kho, ghi chép đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh.

 Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa, tránh mất cắp, hư hỏng; đưa ra những biện pháp giúp bảo quản hàng hóa cho Ban giám đốc.

 Thực hiện kiểm kê kho định kỳ hàng tháng.  Thủ quỹ

 Thực hiện thu – chi theo đúng quy định và ghi chép đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh.

 Cuối mỗi ngày thực hiện kiểm kê quỹ để đảm bảo phù hợp với số liệu trên sổ quỹ,định kỳ tham gia kiểm kê quỹ hàng tháng.

2.1.3.2. Các chính sách, chế độ kế toán đang áp dụng

Từ khi bắt đầu hoạt động đến trước ngày 01/01/2015, công ty Hưng Việt áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định của quyết định này. Nhưng bắt đầu từ ngày 01/01/2015, công ty tiến hành cập nhật và áp dụng theo chế độ kế toán mới – theo thông tư số 200/2014/TT-BTC. Trong những ngày đầu áp dụng chế độ mới, bộ phận kế toán của công ty phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp ngắn để cùng nhau trao đổi, giải đáp thắc mắc của các kế toán viên về các vấn đề liên quan đến Thông tư 200, đặc biệt là những thay đổi của chính sách mới trong việc giảm giá, khuyến mại,…hay những thay đổi trong hệ thống tài khoản, cách chuyển đổi số dư sang năm nay.

Đến nay, công tác kế toán thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành một cách nhuần nhuyễn và đang áp dụng:

o Kỳ kế toán: chọn kỳ kế toán năm – 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch

o Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ

o Chế độ kế toán: áp dụng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC

o Hình thức kế toán: kế toán tập trung.

o Hình thức ghi sổ: sử dụng hình thức Kế toán máy theo nguyên tắc ghi sổ Nhật ký chung

o Hình thức xử lý kế toán: Áp dụng kế toán máy với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán. Công ty sử dụng phần mềm kế toán 1C để ghi chép các nghiệp vụ, lên sổ chi tiết các tài khoản cũng như sổ tổng hợp để lập báo cáo tài chính.

o Phương pháp kế toán thuế GTGT: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

o Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên

2.1.3.3. Tổ chức kế toán quản trị tại công ty

Công ty Hưng Việt không xây dựng bộ phận kế toán quản trị chuyên biệt mà tổ chức kết hợp công tác kế toán tài chính với công tác kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán. Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó, ngoài ra Kế toán trưởng là người quản lý toàn bộ thông tin kế toán quản trị của toàn công ty.

Tuy nhiên, công tác kế toán quản trị tại công ty không được quy định rõ ràng thành quy trình hay nguyên tắc thực hiện mà chủ yếu thực hiện theo yêu cầu quản lý của Ban giám đốc, nhằm phục vụ công tác quản trị nội bộ, ra quyết định quản trị và đánh giá hoạt động của công ty. Kế toán quản trị tập trung vào các nội dung bán hàng, chi phí và giá thành,công nợ, là những nội dung quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động và phát triển của công ty cũng như được Ban giám đốc đặc biệt quan tâm.

Việc quản lý dữ liệu, thông tin kế toán quản trị cũng áp dụng hệ thống kế toán trên nền máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán 1C tương tự như kế toán tài chính nhưng việc khai thác các chức năng của phần mềm đối với thông tin kế toán quản trị chưa được tận dụng triệt để.

Tại công ty, kế toán quản trị được thể hiện qua các công việc như:

o Cân đối ngân sách thu – chi

o Phân tích chi phí bán hàng – kết quả bán hàng

o Phân tích biến động giá NVL

o Phân tích biến động chi phí sản xuất sản phẩm

o Lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc: Báo cáo phải thu theo tuổi nợ, báo cáo bán hàng theo từng kênh, …

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty

Trong gần 10 năm hoạt động, toàn công ty TNHH TM – SX Hưng Việt đã phải nỗ lực làm việc không ngừng từ công tác quản lý, giám sát đến thực hiện công việc. Hiện

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY TNHH TM – SX HƯNG VIỆT (Trang 28 - 149)