Các giao thức được sử dụng để kết nối các thiết bị trong hệ thống FAS

Một phần của tài liệu Tự động hóađề tài tìm hiểu về hệ thống báo cháy fire alamr trong hệ thống PCCC phương thức định địa chỉ kết nối với BMS (Trang 25 - 28)

FAS

a)BACNET.

BACnet viết tắt cho Building Automation and Control Network (Mạng điều khiển và tự động tòa nhà). BACnet là tiêu chuẩn được phát triển bởi ASHRAE (Hiệp hội kỹ sư nhiệt lạnh và điều hòa không khí Hoa Kỳ) – trong sự liên kết với các tổ chức quản lý tòa nhà, người sử dụng hệ thống và các nhà sản xuất hệ thống – chuyên dụng cho các thiết bị điều khiển và tự động hóa tòa nhà. Năm 1995 sau nhiều năm phát triển và sửa đổi, Ban điều hành ASHRAE phê chuẩn và ban hành tiêu chuẩn ASHRAE 135-1995. Tiêu chuẩn này đã được trình lên ANSI (Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) và trong cùng năm đó nó đã được trở thành tiêu chuẩn quốc gia với tên ANSI/ASHRAE 135-1995.

Trong sáu năm tiếp theo, tiêu chuẩn này đã trải qua nhiều lần nâng cấp và sửa đổi. Vào năm 2001, ASHRAE công bố tiêu chuẩn cập nhật tên ASHRAE/ANSI 135-2001. Vào năm 2003, BACnet trở thành tiêu chuẩn quốc tế ISO-16484-5 BACnet là một tiêu chuẩn thông tin giao tiếp không độc quyền, có tính mở. Nó có thể được áp dụng trong thực tế vào bất kỳ hệ thống nào của tòa nhà ngày nay, bao gồm HVAC, chiếu sáng (lighting), an toàn sinh mạng (life safety), kiểm soát truy cập (access control), vận chuyển (transportation) và bảo trì (maintenance). Theo thiết kế, tiêu chuẩn này có thể sử dụng trong phạm vi rộng các công nghệ mạng và truyền thông. Nó được viết ra bao gồm mọi thứ từ việc phải chọn kiểu cáp nào cho đến việc khởi gán lệnh hoặc yêu cầu thông tin đặc thù ra sao. Các quy tắc giao tiếp của BACnet được thiết kế đặc thù cho các thiết bị điều khiển và tự động hóa tòa nhà, bao gồm các tác vụ như đọc nhiệt độ yêu cầu ra sao, gửi trạng thái báo động (status alarm) và thiết lập quạt như thế nào..

điều khoản tiêu chuẩn hóa cho hai thành phần chính sau đây : một là sự vận hành toàn thể hệ thống và hai là các thành phần hệ thống riêng lẻ. Họ thực hiện việc này bằng cách sử dụng giải pháp hướng đối tượng (object-oriented) trong các việc xét duyệt, điều khiển, sửa đổi và tương tác với thông tin từ các thiết bị khác nhau. Một mô hình hướng đối tượng BACnet (object-oriented model) bao gồm hai thành phần chính sau : các đối tượng (objects) và các dịch vụ (services) [dịch vụ ở đây có thể hiểu là tập hợp các lệnh logic]

Với BACnet, objects là một tập hợp các thuộc tính (properties), mỗi thuộc tính đại diện cho một số bit thông tin . Bên cạnh các thuộc tính mang tính tiêu chuẩn, objects có thể bao gồm các thuộc tính của nhà sản xuất miễn là chúng thi hành chức năng tuân theo tiêu chuẩn. BACnet cũng định nghĩa các trạng thái có thể xảy ra cho mỗi thuộc tính của một object. Điều làm cho giải pháp hướng đối tượng hoạt động đó là mọi object và thuộc tính được định nghĩa bởi hệ thống thì có thể truy cập được một cách chính xác theo cùng một cách thức.

Quá trình đọc và ghi một thuộc tính BACnet gọi là service. Services là những phương thức được sử dụng bởi bất kỳ thiết bị BACnet nào khi nó giao tiếp với một thiết bị BACnet khác, bao gồm việc nhận, truyền tải thông tin hoặc xử lý một hành động (action). Tiêu chuẩn đề ra một phạm vi rộng lớn các services cho việc truy xuất các objects và thuộc tính của chúng.

Để đảm bảo rằng các sản phẩm được phát triển bởi các nhà sản xuất khác nhau tuân theo tiêu chuẩn BACnet, một phòng thí nghiệm kiểm tra được lập ra. Phòng thí nghiệm này kiểm tra và cấp chứng nhận cho mọi thiết bị được tuân theo tiêu chuẩn. Phòng thí nghiệm cũng phát triển một bộ hoàn chỉnh các quy trình kiểm tra để cho các nhà sản xuất sử dụng.

b)TCP/IP

Bộ giao thức TCP/IP, (tiếng Anh: Internet protocol suite hoặc IP suite hoặc TCP/IP protocol suite - bộ giao thức liên mạng), là một bộ các giao thức truyền thông cài đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại đang chạy trên đó. Bộ giao thức này được đặt tên theo hai giao thức chính

của nó là TCP (Giao thức kiểm soát truyền tải) và IP (Giao thức Internet). Chúng cũng là hai giao thức đầu tiên được định nghĩa.

Như nhiều bộ giao thức khác, bộ giao thức TCP/IP có thể được coi là một tập hợp các tầng, mỗi tầng giải quyết một tập các vấn đề có liên quan đến việc truyền dữ liệu, và cung cấp cho các giao thức tầng cấp trên một dịch vụ được định nghĩa rõ ràng dựa trên việc sử dụng các dịch vụ của các tầng thấp hơn. Về mặt lôgic, các tầng trên gần với người dùng hơn và làm việc với dữ liệu trừu tượng hơn, chúng dựa vào các giao thức tầng cấp dưới để biến đổi dữ liệu thành các dạng mà cuối cùng có thể được truyền đi một cách vật lý.

TCP/IP cụ thể các thiết bị kết nối với Internet như thế nào và dữ liệu được truyền tải ra sao giữa các thiết bị.

TCP/IP ban đầu được Vint Cerf và Bob Kahn xây dựng theo hợp đồng tại Bộ Quốc phòng Mỹ. TCP/IP là một chuẩn phổ biến mà các mạng nội bộ và diện rộng có thể giao tiếp, cho phép các máy tính kết nối với nhau và cho các ứng dụng để gửi dữ liệu đi và về.

TCP là những gì các ứng sử dụng để giao tiếp với nhau. Ví dụ, trình duyệt web của bạn “nói chuyện” với phần mềm mạng sử dụng TCP. IP là giao tiếp giữa các máy tính. Do đó IP là có nhiệm vụ gửi các gói giữa các máy tính. Nó cũng có thể định tuyến các gói đến một địa điểm chính xác.

TCP sẽ chia các dữ liệu được truyền giữa các ứng dụng thành các gói do đó các gói có thể được gửi qua IP đến máy tính khác. TCP cũng xử lý các gói một khi các gói được truyền bằng IP.

c)Ethernet

Ethernet là một họ lớn và đa dạng gồm các công nghệ mạng dựa khung dữ liệu (frame-based) dành cho mạng LAN. Tên Ethernet xuất phát từ khái niệm Ête trong ngành vật lý học. Ethernet định nghĩa một loạt các chuẩn nối dây và phát tín hiệu cho tầng vật lý, hai phương tiện để truy nhập mạng tại phần MAC (điều khiển truy nhập môi trường truyền dẫn) của tầng liên kết dữ liệu, và một định dạng chung cho việc đánh địa chỉ.

Ethernet đã được chuẩn hóa thành IEEE 802.3. Cấu trúc mạng hình sao, hình thức nối dây cáp xoắn (twisted pair) của Ethernet đã trở thành công nghệ LAN được sử dụng rộng rãi nhất từ thập kỷ 1990 cho tới nay, nó đã thay thế các chuẩn LAN cạnh tranh khác như Ethernet cáp đồng trục (coaxial cable), token ring, FDDI (Fiber distributed data interface), và ARCNET. Trong những năm gần đây, Wi-Fi, dạng LAN không dây đã được chuẩn hóa bởi IEEE 802.11, đã được sử dụng bên cạnh hoặc thay thế cho Ethernet trong nhiều cấu hình mạng.

d)Essernet

Essernet là một giao thức do hãng HONEYWELL phát triển và sáng lập để định ra.Giao thức này cho phép giao tiếp tốc độ cao, chính xác giữa các thiết bị với trung tâm của hệ thống báo cháy, giảm thiểu tối đa nhiễu tín hiệu trên đường truyền.

Một phần của tài liệu Tự động hóađề tài tìm hiểu về hệ thống báo cháy fire alamr trong hệ thống PCCC phương thức định địa chỉ kết nối với BMS (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w