Đặc điểm các loài trong chi Đay ( corchorus L.) ở việt nam

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu phân loại chi đay (corchorus l ) ở việt nam (Trang 25)

3. Ở Việt Nam

3.4.Đặc điểm các loài trong chi Đay ( corchorus L.) ở việt nam

NAM.

3.4.1. Corchorus aestuans L. – Đay dại

L. 1759. Syst. Nat. ed. 10, 2: 1079; H. T. Chang & R. H. Miau, 1989. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 49 (1): 80; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 560; T. S. Liu & H. C. Lo, 1993. Fl. Taiwan ed. 3: 724. Pl. 368; Phamh. 1999. op. cit. ed. 1: 480. f. 1927. [“estuana”]; C. Phengklai, 1993. Fl. Thailand, 6(1): 30; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 568; T. Ya, M. G. Gilbert & L. J. Dorr, 2008. Fl. China, 2: 249.

– Corchorus aesticans Hill, 1769. Veg. Syst. 14: 23. f. 19.

– Corchorus acutangulus Lamk. 1786. Encycl. 2: 104; Mast. in Hook. f. 1875. Fl.

Brit. Ind. 1: 398; Gagnep. 1911. Fl. Gen. Indoch. 1: 558. f. 57; id. 1945. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 471; Auct. 1972. Ico. Corn. Sin. 2: 803. f. 3335.

– Corchorus fuscus Roxb. [1814. Hort. Beng. 42. nom. nud.]; 1832. Fl. Ind. 2: 582. – Bố dại, Rộp, Dop, Rau nhớt.

Cây bụi nhỏ, cao khoảng 0,5-0,8 m; cành kéo dài xoè rộng bao trùm xuống mặt đất; vỏ màu đỏ nâu, lúc non có lông. Lá đơn, mọc cách, màu xanh. Cuống lá xẻ rãnh, dài 0,5-1,5cm, có lông tơ. Phiến lá màu xanh, dạng màng, hình thuôn đến tròn, kích thước 2,5-8 x 2,5-5,3 cm, có lông rải rác; chóp lá nhọn hoặc tù; gốc hình tròn hoặc hơi hình tim; mép lá có răng cưa, 2 răng phía gốc kéo dài thành sợi như 2 tai; gân gốc 3, gân phụ 4-7. Lá kèm 2, mọc ở hai bên của cuống lá, hình kim, dài 0,5-1 cm. Hoa mọc đơn độc ở nách đối diện lá hoặc tạo thành cụm xim mang 2 hoa; cuống cụm hoa dài 1,5 mm, có mấu; thường mang lá bắc nhỏ xoè ra, lá bắc dài khoảng 1,5-3,5 mm, có lông. Đài 5, rời nhau, màu xanh, hình mác thuôn, kích thước 4,0-4,5 x 1-1,5 mm, đỉnh có mũi nhọn kéo dài như gai, gốc cắt ngang, có một gân rõ ở giữa, uốn ra ngoài khi nở hoa. Cánh hoa 5, rời nhau, màu vàng, hình trứng ngược, kính thước 4-4,5 x 2-2,5 mm, đỉnh tròn, gốc hình nêm, có lông mịn đặc biệt ở mép phía gốc. Cột nhị nhuỵ rất ngắn. Nhị nhiều, chỉ nhị rời, mảnh, không lông, dài 2,8-

22

3,3 mm. Bao phấn 2 ô, gần hình cầu, xẻ rãnh. Bầu thượng, hình trụ, kích thước 1,3 x 0,1 mm, mang 3-5 lá noãn dính; vòi nhuỵ mảnh, dài 2 mm; núm nhuỵ nguyên, dạng điểm dày lên gần như hình đầu, có tuyến dạng nốt lấm tấm. Quả nang, hình trụ hẹp, kích thước 2-3 x 0,4-0,7 cm, đỉnh không có vết thắt có 3 -5 mỏ cứng như gai, có 6-10 gờ cao như dạng cánh; vỏ dày, dạng da, khi chín tách thành 5 mảnh vỏ; mỗi mảnh vỏ có 2 gờ gặp nhau ở mỏ và gốc. Hạt nhiều, hình đa diện bị ép dẹp, màu nâu tối, xếp thành 2 dãy trong mỗi lá noãn, được cách ly bởi 1 lớp xẻ sâu mờ do vỏ quả ăn sâu vào trong hơn.(Hình 3.3)

Loc.. class: East Indies. Tupus: Sonnerat sine num. (P-LA)

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 5-7, có quả chín tháng 7-9. Cây ưa sáng và ưa ẩm. Mọc rải rác trên đất hoang, ven đường, ven rừng thứ sinh, nơi có nhiều ánh sáng, ở độ cao có thể lên tới 1000 m; đôi khi được trồng.

Phân bố: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Ninh Bình (Chợ Ghềnh), Hà Nội, Hà Nam, Khánh Hoà (Nha Trang, Ninh Hoà), Gia Lai (Pleiku), Đác Lắc (Đác Mil: Nam Đà), Lâm Đồng (Di Linh), Bến Tre, Bà Rịa Vùng Tàu (Côn Đảo). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Mianama, Lào, Campuchia, Philippin, Inđônêxia, Malaixia và các nước nhiệt đới Châu Phi.

Mẫu nghiên cứu: LẠNG SƠN (Hữu Lũng: Hữu Liên), Vũ Xuân Phương 3851 (HN). – TUYÊN QUANG (Hàm Yên: Khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu), Vũ Xuân Phương 6707 (HN). – LÀO CAI (Lâm trường Đảo Khao), Đoàn điều tra thực vật Việt – Trung 3280 (HN). – NINH BÌNH (Cúc Phương), Nguyễn Ánh Tiếp 910 (HN); Sine coll. 32 (HN) – HÀ NỘI (Từ Liêm: Nghĩa Đô), Nguyễn Văn Dư (HN); (Thanh Trì), Nguyễn Đăng Khôi 16428 (HN) – HÀ NAM (Kim Bảng), Trần Đình Lý 62 (HN). – BẾN TRE (Ba Tri: Tân Thương), Đỗ Hồng Phúc 408 (HN).

Giá trị sử dụng: Lá cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nóng, giải cảm nắng; hạt lợi tiêu hoá, còn được dùng chữa bệnh viêm phổi (ở Ấn Độ). Dân gian cũng dùng toàn cây sắc uống trị phù thũng; cả cây giã nát để tắm cho trẻ em bị bệnh sởi làm cho sởi chóng mọc và làm thuốc làm mau lành vết thương bầm tím; lá trộn

23

với đường vàng giã nát đắp lên nhọn để rút mủ; ngọn và lá non, vò qua, thái nhỏ thường dùng nấu canh ăn cho mát, do nó có tác dụng lợi tiểu. Vỏ cây cho 1 loại sợi dùng để dệt các mặt hàng thô hoặc làm giấy. Phần non được dùng làm thức ăn cho gia súc,... [Võ Văn Chi (1997)].

Ghi chú: Loài Đay dại được Gagnep, 1911 khi viết “Thực vật chí đại cương Đông Dương” ghi nhận có tên là C. acutangulus, vì vậy nên một số công trình về sau thường viết theo tên này. Nhưng hiện nay loài Đay dại được mang tên C. aestuans vì tên này mới hợp luật.

24

Hình 3.3: Corchorus aestuans L.

1, 2. cành mang hoa và quả; 3. hạt; 4. lá bắc; 5. cụm hoa; 6. hoa bổ dọc; 7. bộ nhuỵ; 8. nhị; 9. bầu bổ ngang; 10. cánh hoa; 11. lá đài; 12, 13. lông trên thân, lá

25

3.3.2. Corchorusl capsularis L. – Đay quả tròn

L. 1753. Sp. Pl. 1: 529; Mast. in Hook. f. 1875. Fl. Brit. Ind. 1: 397; Gagnep. 1911. Fl. Gen. Indoch. 1: 556; id. 1945. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 471; Auct. 1972. Ico. Corn. Sin. 2: 802. f. 3334; H. T. Chang & R. H. Miau, 1989. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 49 (1): 78; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 659; T. S. Liu & H. C. Lo, 1993. Fl. Taiwan ed. 3: 727; Phamh. 1999. op. cit. ed. 1: 479. f. 1925; C. Phengklai, 1993. Fl. Thailand, 6(1): 32; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 568; T. Ya, M. G. Gilbert & L. J. Dorr, 2008. Fl. China, 2: 249.

– Bố, Rau đay.

Cây bụi, mọc thẳng đứng, cao khoảng 1,0-2,5 m, phân làm nhiều cành, cành hơi ngang; vỏ hơi đỏ tía, không có lông. Lá đơn, mọc cách, màu xanh. Cuống lá ngắn, hình tròn có xẻ rãnh ở phía trên, có lông tơ rải rác. Phiến lá màu xanh, không có lông, hình trứng hình trứng thuôn, kích thước 4-14 x 0,75-5,5 cm; gốc lá hình tròn; chóp lá nhọn; mép lá có răng cưa đều, nhỏ, hai gân phía gốc kéo dài thành sợi như 2 tai; gân gốc 3, nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 6-8 cặp. Lá kèm 2 cái ở hai bên cuống lá, hình đường hay hình kim, dài 0,5-0,8 cm, nhẵn. Hoa mọc đơn độc hay cụm hoa hình xim mang 2-3 hoa ở nách lá; cuống cụm hoa dài khoảng 1 mm, vì vậy cụm hoa gần giống hình tán. Cuống hoa rất ngắn, thường dài 0,1-0,2 mm. Lá bắc cụm hoa nhỏ, hình kim, nhẵn. Đài 5, rời nhau, màu đỏ tía, hình mũi mác, dài 3-4 mm, không có mũi, sớm rụng. Cánh hoa 5, rời nhau, màu vàng, hình trứng ngược hay gần hình thuôn dài, kích thước 4-6 x 0,5-1 mm. Cột nhị nhuỵ gần như không có. Nhị nhiều, rời, chỉ nhị mảnh, dài 3,0-3,3 mm; bao phấn 2 ô, hình cầu, xẻ rãnh ở giữa. Bầu 5 ô, hình cầu, cụt đầu hay đỉnh gần bị ép, đường kính 1,0-1,3 mm; vòi nhuỵ mảnh, dài 1,5-1,8 mm; núm nhuỵ nguyên, dạng điểm, có nhiều tuyến như nốt sần. Quả nang hình cầu, đỉnh cụt, đường kính 0,8-1,5 cm, không có mỏ hoặc răng ở đỉnh, có nốt sần thô dạng thịt trên khắp bề mặt; vỏ dày như da, khi chín tách thành 5 mảnh vỏ. Hạt nhiều, gần hình bán cầu, kích thước 1,0-2,0 x 0,5-1 mm, xếp thành 2 hàng trong mỗi lá noãn, được phân cách bởi gờ mờ. (hình3. 4)

26

Loc. Class: China. Lectotypus:.

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 7-9, có quả chín tháng 9-12. Cây ưa sáng, ưa ẩm, được trồng và có hiện tượng hoang dại hoá ở trên các bãi hoang, đất trống, ven đường, ven rừng thứ sinh.

Phân bố: Được trồng và mọc hoang phổ biến khắp Việt Nam.Còn có ở Ấn Độ, Bănglades, Nhật Bản, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippin, Inđônêxia, Malaixia và được trồng ở các nước nhiệt đới khác của châu Á, châu Phi.

Mẫu nghiên cứu: PHÚ THỌ, Xuân Sơn: Vũ Xuân Phương 6521 (HN). – VĨNH PHÚC, Phúc Yên: Nguyễn Thị Thanh Loan 02 (HN). – HÀ NỘI, Từ Liên - Nghĩa Đô: Nguyễn Quốc Bình 08 (HN); Trung Tự: Nguyễn Hữu Hiến 15351 (HN); Nguyễn Đăng Khôi 505 (HN). – ĐỒNG NAI, Biên Hoà: M. T. Nguyễn sine num (HN). – ĐỒNG THÁP, Tam Nông - Tân Công Sinh: Nguyễn Khắc Khôi 353 (HN). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị sử dụng: Ngọn và lá non được dùng làm rau ăn phổ biến. Cây được dùng làm thuốc chữa ho. Vỏ cho sợi, được dùng dệt bao tải.

27

Hình3. 4: Corchorus capsularis L.

1. cành mang quả; 2. đài; 3. cánh hoa; 4. hoa; 5. nhị; 6. bộ nhuỵ

(1: hình vẽ theo C. Phengklai, 1993; 2-6: hình vẽ theo H. T. Chang & R. H. Miau, 1989)

28

3.3.3. Corchorus olitorius L. - Đay quả dài.

L. 1753. Sp. Pl. 529; Mast. in Hook. f. 1875. Fl. Brit. Ind. 1: 397; Gagnep. 1911. Fl. Gen. Indoch. 1: 557; Auct. 1972. Ico. Corn. Sin. 2: 803. f. 3336; H. T. Chang & R. H. Miau, 1989. Fl. Reipubl. Pop. Sin. 49 (1): 80; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 659; T. S. Liu & H. C. Lo, 1993. Fl. Taiwan ed. 3: 727; Phamh. 1999. op. cit. ed. 1: 480. f. 1926; C. Phengklai, 1993. Fl. Thailand, 6(1): 28; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 568; T. Ya, M. G. Gilbert & L. J. Dorr, 2008. Fl. China, 2: 250.

– Corchorus tridens L. 1771. Mant. 2: 556. – Corchorus trilocularis L. 1771. Mant. 2: 77.

– Corchorus catharticus Blanco, 1837. Fl. Phil. 442. - Đay, Bố, Rau đay.

Cây bụi nhỏ, cao 1,0-1,5 m, phân cành thẳng đứng. Vỏ màu xanh hay xanh xám. thân, cành non hình trụ, không có lông. Lá đơn, mọc cách, màu xanh. Cuống lá tròn, có xẻ rãnh, dài 0,5-5,5 cm, có lông tơ ở phía trên. Phiến lá màu xanh, có lông rải rác ở mặt dưới, dạng màng, hình mác thuôn, bầu dục hay bầu dục thuôn, kích thước 1,5-10,5 x 1,5-5,5 cm; chóp lá nhọn hay hơi có mũi nhọn; gốc tròn; mép có răng cưa đều, nhỏ, 2 hoặc 4 răng phía dưới gốc kéo dài thành sợi như 2 tai hoặc 4 tai; gân gốc 3, gân phụ 4-6 đôi. Lá kèm 2 cái ở hai bên của cuống lá, hình kim, dài 0,6-1,5 cm. Hoa mọc đơn độc hay cụm hoa hình xim, mọc đối diện nách lá, thường mang 2 hoa; cuống cụm hoa dài 1,5-2,5 mm, có đốt, có lông tơ rất ngắn dày đặc; thường mang lá bắc nhỏ, dài 1,0-2,5 mm, có lông. Cuống hoa dài 1 mm. Đài 5, rời nhau, màu xanh, hình mác thuôn có đuôi, kích thước 5-8 x 1,5-2 mm, chóp nhọn, gốc cắt ngang, có 1 gân rõ ở giữa, không lông, uốn ra ngoài khi hoa nở. Cánh hoa 5, rời nhau, màu vàng, hình trứng ngược, kích thước 4,5-7 x 2-3,5 mm, chóp tròn, gốc hình nêm, có lông mịn ở gốc. Nhị nhiều, rời, chỉ nhị mảnh, không lông, dài 4-6 mm; bao phấn 2 ô, gần hình cầu, xẻ rãnh ở giữa, khi chín mở theo chiều dọc. Bầu 5 ô, hình trụ, kích thước 1,5-2 x 0,5-1 mm; mỗi ô có 20-40 noãn; vòi nhuỵ mảnh, dài 1,8-2,2 mm; núm nhuỵ nguyên, dạng điểm, đôi khi có chia thuỳ nhưng ít rõ, có

29

tuyến dạng nốt. Quả nang, hình trụ, dọc quả có 10 gân hoặc cánh hẹp, kích thước 3,5-7 x 0,5-0,8 cm, ở đỉnh có vết thắt hẹp, vết thắt thường dài 0,2-0,3 cm, trên mang 5 răng, có 10 gờ dọc cao như dạng cánh; vỏ quả mỏng, có nốt sần, không lông, khi chín tách thành 5 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 2 gờ gặp nhau ở mỏ và gốc. Hạt nhiều, hình đa diện bị ép dẹp, màu đen, xếp thành 2 dãy trong mỗi lá noãn, được cách ly bởi một lớp vỏ mỏng do vỏ ăn sâu vào. ( Hình 3.5)

Loc.class: India. Lectotypus: Herb. Clifford 209, Corchortus no. 1 (BM) theo Wild, 1963. Fl. Zambes. 2: 84.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa quả quanh năm nhưng chủ yếu có hoa vào các tháng 9-12, có quả chín tháng 10-1 (năm sau). Cây ưa sáng, chịu được đất khô hạn,mọc rải rác trên các bãi hoang, ven đường, ven rừng thứ sinh, nơi có nhiều ánh sáng ở độ cao dưới 700 m.

Phân bố: Được trồng và mọc hoang phổ biến ở Việt Nam. Còn có ở các nước nhiệt đới khác của châu Á, châu Phi.

Mấu ngiên cứu: VĨNH PHÚC, Phúc Yên - Xuân Hoà: Nguyễn Thị Thanh Loan 01 (HN). – HÀ NỘI, Trung Tự: Nguyễn Hữu Hiến 15346 (HN); Nguyễn Quốc Hùng 530 (HN); Đạt – Tâm 71HN4 161 (HN). – NAM HÀ, Kim Bảng: Trần Đình Lý 17 (HN). – KHÁNH HOÀ, Trường sa: Vũ Xuân Phương và Nguyễn Khắc Khôi sine num (HN). – ĐỒNG NAI, Biên Hoà: M. T. Nguyễn 273 (HN).

Giá trị sử dụng:

+ Vỏ của thân cho sợi dùng dệt bao tải (bố).

+ Toàn cây có vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng kháng viêm, cầm máu, giải nóng mùa hè, hoạt tràng, lợi sữa, sinh tân dịnh, khỏi táo bón, làm cho dễ đẻ và mát máu, an thai. Hạt có vị đắng, tính nóng, không độc, có tác dụng chuyển máu, bổ tim, được dùng trong trường hợp đề phòng đột quỵ vì sốt nóng và trị táo bón, đái buốt, đái khó, lậu sỏi thận cấp tính, lỵ; dùng làm thuốc lợi sữa và chữa thổ huyết nôn ra máu, các bệnh về phổi. Lá hãm nước dùng uống bổ và hạ nhiệt. Hạt được dùng trong các trường hợp sài uốn ván, vô kinh và kinh nguyệt không đều. Rau đay

30

là 1 loại rau lợi sữa, nên người ta dùng cho phụ nữ đẻ ăn trong tuần đầu sau khi sinh, mỗi bữa ăn 150-200g và sau đó mỗi tuần ăn 2 lần với lượng 200-250g thì sự tăng tiết sữa sẽ được duy trì, sữa có hàm lượng chất béo cao hơn bình thường. Phụ nữ ít sữa, người già táo bón nên ăn canh rau đay hàng ngày.

+ Ở Việt Nam, theo Võ Văn Chi, 1997 và 2004 thì lá có nhiều chất nhầy, được dùng làm rau ăn và làm tăng sự tiết sữa, nhuận tràng, lợi tiểu. Hạt có thể dùng chế Daycozit để chữa bệnh tim. Vì cây có tính vị, tác dụng: lá Đay quả dài có chất nhầy dịu nên dùng ăn bổ, lợi tiêu hoá, nhuận tràng, giải nhiệt và lợi tiểu.

31

Hình 3.5: Corchorus olitorius L. 1. cành mang quả; 2. quả chín; 3. hoa

(1: hình vẽ theo C. Phengklai, 1993; 2-3: hình vẽ theo H. T. Chang & R. H. Miau, 1989)

32

3.3.4. Corchorus siamensis Craib. - Đay thái.

Craib, 1925. Kew Bull. 1925: 21; D. T. Xuyen, 2009. Journ. Bot. 30 (in press); C. Phengklai, 1993. Fl. Thail. 6(1): 30, fig. 18.

Cây cỏ một năm, cao đến 0,5 m, thường phân nhánh từ gốc, phân nhánh nhiều. Thân và cành non có lông tơ mảnh, mịn. Lá đơn, mọc cách, màu xanh. Cuống lá mảnh, có xẻ rãnh, dài 0,5-1,2 cm, có lông đặc biệt là ở phía trên.Phiến lá màu xanh, hình trứng, kích thước 3-7 x 1,3-3,5 cm. Chóp lá nhọn. Gốc lá tròn hay tù. Mép lá có răng cưa đều và nhọn, 2 răng cưa ở gốc không kéo dài thành dạng sợi. Gân từ gốc 3, gân bên 4-6 đôi, gân cấp 3 không rõ. Cả 2 mặt có lông rải rác. Lá kèm 2 cái ở hai bên của cuống lá, hình đường hay hình kim, mảnh, dài 0,5-1 cm. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc hay cụm hoa hình xim ở đối diện với nách lá, thường chỉ có 2 hoa. Cuống cụm hoa rất ngắn, dài 1-1,5 mm, thường có mấu; thường mang lá bắc nhỏ. Nụ hoa hình trứng thuôn, kích thước 4 x 1,5 mm. Hoa nhỏ. Cuống hoa ngắn, thường 1 mm. Đài 5, rời nhau, màu xanh, hình mũi mác thuôn, có mũi nhọn, đỉnh có mũi nhọn kéo dài, gốc cắt ngang, có 1-3 gân ở giữa, uốn ra ngoài khi hoa nở. Cánh hoa 5, rời nhau, màu vàng, hình thuôn dài hay gần thành hình đường, kích thước 4-4,5 x 1-1,5 mm, đỉnh và gốc đều tròn, có lông mịn. Cột nhị nhuỵ rất ngắn. Nhị nhiều, thường 45-50, rời nhau, xếp thành nhiều dãy, đính bao xung quanh bầu. Chỉ nhị mảnh, không lông, dài 3-4 mm. Bao phấn 2 ô, gần hình cầu. Bầu thượng, hình trụ thuôn dài, có lông, mang 5 lá noãn dính. Mỗi lá noãn mang nhiều noãn xếp thành 2 dãy. Vòi nhuỵ hình sợi, mảnh. Đầu nhuỵ nguyên, dạng điểm. Quả nang, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu phân loại chi đay (corchorus l ) ở việt nam (Trang 25)