Sự di truyền tính trạng chiều dài bông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm di truyền một số tính trạng khi lai các dòng lúa đuợc tạo ra bằng đột biến với giống gốc TDB06 (Trang 35 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài

3.4.Sự di truyền tính trạng chiều dài bông

Qua số liệu ở bảng (bảng 3.7) cho thấy: Con lai F1 ở các phép lai 3, 4, 9, và 10, đều có chiều dài bông ngắn hơn chiều dài trung bình của bố, mẹ đem lai, biểu hiện ưu thế lai âm hay siêu trội âm. Như vậy, bông ngắn là trội hay siêu trội so với bông dài.

Ở các tổ hợp lai: 1, 2, 5, 6, 7 và 8 con lai F1 lại có bông dài hơn cả bố và mẹ, biểu hiện siêu trội dương (hp>1). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vanderstok J.E (190), Jones (1928) và Ramiah (1930) qua phương pháp lai phân tích giống lai đã xác định: Tính trạng bông dài là trội, bông ngắn là lặn. Nhưng sang thế hệ sau lại thấy phân ly về chiều dài bông theo kiểu phân ly của các gen đa phân. Điều này chứng tỏ nhiều locut cùng xác định chiều dài bông lúa nhưng theo kiểu tương quan trội – lặn [9].

Vì F1 có bông dài hơn nên người ta dùng dạng lai F1 làm sản phẩm để tăng năng suất lúa. Tuy nhiên các tổ hợp lai 5, 6, 7, 8, 9 và 10 ở F2 ưu thế lai bị mất do kiểu hình bông dài phân ly theo tỷ lệ: 1 bông dài: 2 bông trung bình: 1 bông ngắn. Còn ở các tổ hợp lai 1, 2, 3, 4, F2 phân ly theo tỷ lệ: 3 bông ngắn: 1 bông dài.

Bảng 3.7: Sự di truyền và biểu hiện tính trạng chiều dài bông (cm) của P và F1 STT Tổ hợp và phép lai Lai các dòng đột biến với giống gốc

Mẹ Bố F1 hp MĐT 1 TDB06 × TDB06-1 23.350 ± 2.123 23.760 ± 1.382 23.989 ± 1.985 2.117 hp>1 2 TDB06-1 × TDB06 23.760 ± 1.382 23.350 ± 2.123 23.999 ± 1.997 2.166 hp>1 3 TDB06 × TDB06-2 23.350 ± 2.123 22.907 ± 1.609 23.044 ± 2.173 -0.378 -1<hp<0 4 TDB06-2 × TDB06 22.907 ± 1.609 23.350 ± 2.123 23.022 ± 2.035 -0.477 -1<hp<0 5 TDB06 × TDB06-3 23.350 ± 2.123 22.850 ± 1.525 23.780 ± 2.378 2.720 hp>1 6 TDB06-3 × TDB06 22.850 ± 1.525 23.350 ± 2.123 23.998 ± 1.970 3.556 hp>1 7 TDB06 × TDB06-4 23.350 ± 2.123 23.163 ± 2.373 23.665 ± 2.354 2.260 hp>1 8 TDB06-4 × TDB06 23.163 ± 2.373 23.350 ± 2.123 23.440 ± 2.232 1.360 hp>1 9 TDB06 × TDB06-5 23.350 ± 2.123 23.007 ± 1.909 23.010 ± 2.020 -0.627 -1<hp<0 10 TDB06-5 × TDB06 23.007 ± 1.909 23.350 ± 2.123 23.001 ± 2.035 -1.029 hp<-1

Bảng 3.8: Sự phân ly tính trạng chiều dài bông (cm) ở F2 STT Các tổ hợp và phép lai Số cá thể phân tích ở F1 Số cá thể thuộc các phân

lớp kiểu hình khác nhau Tỷ lệ phân ly lý thuyết 2  P 1.3 - 1.5 1.5 - 1.8 1.8 – 2.1 1 TDB06 × TDB06-1 1478 0 1106 372 3:1 0.009 0.90>P>0.80 2 TDB06-1 × TDB06 1482 0 1105 377 3:1 0.032 0.99>p>0.95 3 TDB06 × TDB06-2 1469 0 1098 371 3:1 0.025 0.90>P>0.80 4 TDB06-2 × TDB06 1436 0 1075 361 3:1 0.006 0.95>P>0.90 5 TDB06 × TDB06-3 1427 361 713 353 1:2:1 0.094 0.90<P<0.90 6 TDB06-3 × TDB06 1440 355 722 363 1:2:1 0.104 0.90<P<0.95 7 TDB06 × TDB06-4 1456 365 724 367 1:2:1 0.025 0.90>P>0.80 8 TDB06-4 × TDB06 1405 351 701 353 1:2:1 0.045 0.90>P>0.80 9 TDB06 × TDB06-5 1392 344 701 347 1:2:1 0.125 0,90<P<0.95 10 TDB06-5 × TDB06 1417 350 710 357 1:2:1 0.081 0.87>P>0.70

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Từ các dòng đột biến được cung cấp, chúng tôi tiến hành lai tạo, sau đó đem phân tích và đánh giá một số tính trạng, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Trong các tổ hợp lai nghiên cứu: Mức độ trội (hp) biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào hướng lai.

Các đột biến nói trên đều di truyền theo quy luật phân ly của Menđen trong lai đơn, cho tỷ lệ phân ly kiểu hình: 3:1 hoặc 1:2:1 ở F2.

Qua theo dõi, khảo sát các tính trạng: chiều cao cây, chiều dài lá đòng, chiều rộng lá đòng, chiều dài bông lúa…của một số dòng đột biến, cùng với những kết quả phân tích ở trên, chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận cụ thể như sau:

4.1.1. Tính trạng chiều cao cây

- Con lai F1 có chiều cao trung bình (từ 98.020 ± 5.367 đến 101.989 ± 5.745 cm) . Cây F1 có chiều cao lớn nhất ở phép lai 9 (TDB06 × TDB06- 5).

- Kiểu hình F2 phân ly theo tỷ lệ: 1 cây cao: 2 cây trung gian: 1 cây thấp, điều này chứng tỏ: Dạng đột biến thân thấp do một gen lặn không hoàn toàn quy định.

4.1.2. Tính trạng chiều dài lá đòng

- Con lai F1 có chiều dài lá đòng ở mức trung bình so với các dạng bố, mẹ. Duy nhất ở phép lai (TDB06-4 × TDB06). Con lai F1 có chiều dài lá đòng dài hơn bố, mẹ, biểu hiện ưu thế siêu trội dương.

- Ở F2 ngoài tỷ lệ phân ly: 1:2:1 còn có sự phân ly tăng tiến dương ở phép lai thuận nghịch (TDB06 × TDB06-2) hoặc con lai có lá đòng dài hơn của bố, mẹ.

4.1.3. Tính trạng chiều rộng lá đòng

- Hầu hết con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, điều này chứng tỏ lá đòng rộng là trội không hoàn toàn so với lá đòng hẹp.

- Ở F2 có sự phân ly theo tỷ lệ: 3 hẹp: 1 rộng

4.1.4. Tính trạng chiều dài bông

- Con lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian về chiều dài bông trừ phép lai 10 (TDB06-5 × TDB06) con lai biểu hiện ưu thế lai siêu trội âm. Còn con lai F1 của các phép lai: 1, 2, 5, 7, 8 và 6, biểu hiện ưu thế siêu trội dương.

- Kiểu hình ở F2 phân ly theo tỷ lệ: 3 bông ngắn: 1 bông dài ở các phép lai 1, 2, 3, 4 và phân ly theo tỷ lệ: 1 bông dài: 2 bông trung gian: 1 bông ngắn ở các phép lai 5, 6, 7, 8, 9 và 10.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm di truyền một số tính trạng khi lai các dòng lúa đuợc tạo ra bằng đột biến với giống gốc TDB06 (Trang 35 - 39)