II. Tổ chức khảo nghiệm các biện pháp
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
1.1. HĐGDNGLL theo định hướng xây dựng trường học thân thiện là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường; giúp các em học sinh tạo lập năng lực thích ứng cao, hình thành kỹ năng sống, chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi, đào tạo nên những con người đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức. HĐGDNGLL bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp, mở rộng kiến thức phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. HĐGDNGLL tạo cơ hội cho các em được tiếp cận, vừa trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn, tự các em có một cách nhìn mới từ đó có chí hướng phấn đấu và tự hoàn thiện bản thân để hòa nhập thân thiện trong cuộc sống cộng đồng. Là hình thức gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với hoạt động thực tiễn xã hội. Vì vậy HĐGDNGLL là một hoạt động cơ bản góp phần quyết định để thực hiện thành công và đạt mục tiêu giáo dục theo Chỉ thị số 40/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
1.2. Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS Đông Thái cho thấy trường đã có những cố gắng nhưng vẫn còn những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện: - Bị chi phối bởi yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan về nhận thức vị trí, vai trò của HĐGDNGLL đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh của các lực lượng giáo dục, môi trường, hình thức tổ chức hoạt động, thu hút sự tham gia của cộng đồng, về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên quản lý điều hành..
- Chưa đầu tư thích đáng kinh phí hoạt động, công tác điều hành chưa đi vào chiều sâu, lực lượng tham gia chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách, hạn chế kỹ năng tổ chức hoạt động, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh... Vì vậy chưa phát huy hết tác dụng của hoạt động GDNGLL.
1.3.Các biện pháp chúng tôi đề xuất đã được khảo nghiệm và cho kết quả khả quan về tính cần thiết và tính khả thi của chúng. Các biện pháp sẽ giúp cho nhà trường thực hiện có hiệu quả việc tổ chức HĐGDNGLL. Thành công của các HĐGDNGLL là kết quả của sự vận dụng tổng hợp các biện pháp trên trong từng hoàn cảnh, đối tượng cụ thể, và phụ thuộc vào tài năng, của cán bộ, giáo viên trong nhà trường và sự ủng hộ tham gia nhiệt tình của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.