KIẾN NGHỊ VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH:

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu, chi quỹ Bảo Hiểm Xã Hội (Trang 38 - 40)

- Nghiên cứu sửa đổi dần mức phí: Việc xác định mức đóng BHXH hợp lý

cho từng thời kỳ, tính toán nâng dần mức thu BHXH là rất cần thiết để quỹ BHXH không bị mất cân đối sớm. Hiện nay theo quy định mức đóng bhxh là 20% tổng quỹ tiền lương, tỷ lệ này ở một số nước vào khoảng từ 25% đến 40%. Tuy nhiên, ở nước ta trong những năm trước mắt nền kinh tế chưa phát triển và chưa ổn định, việc nâng mức đóng BHXH là việc hết sức khó khăn vì nó liên quan nhiều đến thu nhập, đời sống của người lao động, do vậy nên giữ nguyên mức đóng BHXH là 20% so với tổng quỹ tiền lương. Sau vài năm nữa nên nghiên cứu để điều chỉnh tăng dần mức đóng BHXH lên và trước hết là tăng phần tỷ lệ do người lao động đóng góp tương ứng với việc tăng tiền lương để đảm bảo tỷ lệ tương quan đóng BHXH giữa người sử dụng lao động với người lao động.

Ngoài mức thu BHXH là 20% tổng quỹ tiền lương để chi cho 5 chế độ, nếu có quy định thêm chế độ trợ cấp thì phải quy định thêm mức đóng BHXH để đảm bảo thực hiện cho chế độ đó. Quy định mức trần về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, đảm bảo mức đóng BHXH không quá cao dẫn đến hưởng BHXH cao, đồng thời không ảnh hưởng đến cân đối quỹ BHXH.

- Nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ hưởng trợ cấp: Khi thực hiện cải cách tiền

lương, người lao động được cải thiện về tiền lương và thu nhập hàng tháng, do đó cần nghiên cứu để điều chỉnh tỷ lệ hưởng các chế độ BHXH cho phù hợp với mức đóng góp nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không giảm số tuyệt đối về lương hưu và trợ cấp hàng tháng, đồng thời ngang bằng với việc tăng mức sống. Hiện nay, theo quy định thì người lao động có 30 năm tham gia bhxh và đủ điều kiện tuổi đời được hưởng tỷ lệ lương hưu là 75% lương bình quân 5 năm cuối. Tỷ lệ này là cao, chưa phù hợp với mức đóng BHXH, đa số các nước trên thế giới mức hưởng tối đa hiện nay là từ 60% đến 65%. Tuy nhiên do mức sống người dân Việt Nam hiện nay còn thấp đặc biệt là người về hưu, do vậy không nên giảm mức hưởng lương hưu ngay từ bây giờ mà nên để vài năm nữa khi đời sống đảm bảo hơn, ví dụ như đến năm 2010.

- Về chế độ hưu trí:Trước mắt, giữ nguyên tuổi nghỉ hưu theo quy định của

Bộ Luật lao động đối với nam là 60 tuổi, nữ 55 tuổi, không nên giảm tuổi nghỉ hưu với bất cứ loại hình lao động nào để thực hiện đúng mục đích của chế độ lương hưu và ảnh hưởng đến quỹ BHXH do việc giảm tuổi nghỉ hưu (giảm 5 tuổi thì quỹ BHXH không thu được 60 tháng, đồng thời phải chi thêm 60 tháng lương hưu, như vậy đã ảnh hưởng đến quỹ BHXH là 10 năm). Sau đó tuỳ thuộc vào tình hình lao động, việc làm và tuổi thọ chung của xã hội để điều chỉnh tăng dần tuổi nghỉ hưu, không nên tăng tuổi nghỉ hưu ngay một lần một vài tuổi mà tăng dần mỗi năm 1/2 tuổi đến khi đạt độ tuổi nghỉ hưu đối với nam là 65 tuổi, đối với

nữ là 60 tuổi. Trường hợp cá biệt do giảm biên chế hoặc sắp xếp lại lực lượng lao động mà phải giảm tuổi nghỉ hưu thì cần có chế độ tài chính riêng do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

Nghiên cứu để có quy định lại về cách tính lương hưu, điều chỉnh quy định mức tiền lương làm cơ sở để tính lương hưu, những đối tượng hiện tại tính bình quân 5 năm thì nghiên cứu trong thời gian tới có thể điều chỉnh bình quân 10 năm và tiến tới bình quân đóng BHXH toàn bộ quá trình tham gia.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu, chi quỹ Bảo Hiểm Xã Hội (Trang 38 - 40)