Anten trên vệ tinh đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của vệ tinh. Các chức năng chính của anten trên vệ tinh:
- Lựa chọn sóng vô tuyến được phát đi trong băng tần với phân cực đã cho từ các trạm mặt đất nằm trong vùng phủ sóng của vệ tinh.
- Phát sóng vô tuyến ở băng tần và phân cực đã cho lên khu vực quy định trên mặt đất.
Yêu cầu :
- Thu can nhiễu càng nhỏ càng tốt
- Phát công suất nhỏ nhất ra ngoài vùng quy định
Anten trên vệ tinh phải phủ sóng một khu vực gọi là vùng phục vụ với mức công suất yêu cầu nó được đặc trưng bởi các đường đẳng mức về độ tăng ích của anten hoặc là EIRP đẳng mức và hệ số phẩm chất thu G/T đẳng mức. Như vậy tất cả các trạm mặt đất nằm trong vùng phủ sóng đều thu được mức công suất yêu cầu không nhỏ hơn mức cực đại 3dB.
Các loại anten:
Để có được các vùng phủ sóng khác nhau anten trên vệ tinh thường sử dụng hai loại chính anten loa và anten mặt phản xạ với các bộ chiếu xạ khác nhau được tiếp sóng theo các phương pháp khác nhau [2]:
a. Anten loa
Có ưu điểm là độ tin cậy cao và đơn giản nhưng tính hướng kém nên được sử dụng để phủ sóng với búp sóng toàn cầu.
Hình 2.5. Anten loa hình chữ nhật
b. Anten phản xạ
Hình 2.6. Anten phản xạ
hoặc nhiều nguồn phát xạ đặt tại tiêu điểm của mặt phản xạ. Để điều chỉnh được hướng chùm sóng của anten trên quỹ đạo bằng các lệnh điều khiển từ xa. Việc thay đổi búp sóng được thực hiện bằng cách thay đổi pha của các phần tử bức xạ. Để tạo ra búp sóng dạng tròn hay elip được thực hiện bằng cách thay đổi hình dạng mặt phản xạ cho phù hợp với vùng phủ sóng. Còn để tạo ra búp sóng với dạng hình thù riêng rẽ hay phức tạp thì có thể thực hiện bằng cách đặt một dãy các phần tử bức xạ tại tiêu điểm của mặt phản xạ được tiếp điện của cùng một tín hiệu nhưng biên độ và pha lệch nhau nhờ các mạch tạo búp sóng
c. Anten dãy
Sử dụng một bộ rất nhiều các phần tử bức xạ để tạo nên một góc mở bức xạ. Các phần tử bức xạ được đặt cách nhau 0.6λ.