6. Bố cục của khóa luận
1.4. Tác động của những biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất đến nền
RUỘNG ĐẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ XÃ HỘI NÔNG THÔN MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1970
1.4.1. Tác động của những biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất đến nền kinh tế nông nghiệp miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1970
Sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ và phương thức bóc lột địa tô phong kiến từng bước bị xóa bỏ trong vùng giải phóng. Ruộng đất trở về tay người nông dân lao động.
Do chính sách phản động của chính quyền Mỹ - Diệm đã đi ngược lại xu thế phát triển của lịch sử. Nó không đem lại quyền lợi cho nông dân lao động mà lại khôi phục quyền lợi của giai cấp địa chủ cùng với lối kinh doanh ruộng đất lạc hậu. Chính vì thế, nông dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng dậy đấu tranh giành lấy quyền làm chủ ruộng đất và thu được thắng lợi to lớn: Giai cấp địa chủ cùng lối kinh doanh ruộng đất theo kiểu
SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử phong kiến đã bị giáng một đòn nặng nề, trong khi đó sở hữu nhỏ về ruộng đất của người nông dân lại dần khẳng định sự tồn tại của mình.
Trên cơ sở thắng lợi của việc thực hiện khẩu hiệu “Người cày có
ruộng” chính quyền cách mạng ở các vùng giải phóng đã vận động nông dân
vào các tổ vần, đổi công giúp đỡ nhau trong quá trình tổ chức sản xuất. Ruộng đất trở về với người trực tiếp lao động cùng với hình thức hợp tác giản đơn phù hợp là những nhân tố tích cực thúc đẩy người nông dân hăng hái tham gia sản xuất, kháng chiến, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng. Nhờ có phong trào đổi công hợp tác xã mà tình hình sản xuất cũng như đời sống của người nông dân đã được cải thiện đáng kể.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, từ 1960 đến 1968, sản xuất được giữ vững và có phát triển. Nông dân hăng hái giúp nhau sản xuất. Ở nhiều vùng diện tích cấy lúa hai vụ tăng lên, các loại hoa màu cây công nghiệp cũng tăng lên làm giảm bớt tính chất độc canh của nông nghiệp. Lấy ví dụ tỉnh Bến Tre từ ngày nông dân giành lại quyền làm chủ ruộng đất từ chỗ cấy một vụ lúa đã tiến lên cấy hai vụ, diện tích đất hai vụ đã không ngừng tăng lên.
Năm 1964 có 125 ha cấy hai vụ
Năm 1967 tăng lên 12.789 ha cấy hai vụ Năm 1968 là 14.726 ha cấy hai vụ
Do thay giống lúa, sử dụng giống mới áp dụng biện pháp kỹ thuật nên năng suất tăng. Vườn cây ăn trái được mở rộng, vùng đất giống ngày càng trồng nhiều rau màu các loại, số lượng nông sản bán ra ngày càng tăng.
Các yếu tố tư bản chủ nghĩa ngày càng xâm nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế nông nghiệp miền Nam
Trong thời Pháp thuộc các yếu tố tư bản ở miền Nam đã phát triển ở mức độ nhất định, nền kinh tế nông thôn Nam Bộ mang tính chất của nền kinh tế hàng hóa. Lúa gạo và các nông phẩm khác do nông dân sản xuất ra
SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử đều trở thành hàng hóa. Hàng năm có khoảng 67% lúa gạo ở Nam Bộ được đem ra thị trường thế giới chiếm 45% đến 50% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Sự phân công lao động đã xuất hiện, một số vùng nông nghiệp chuyên môn hóa đã hình thành. Tư bản tài chính cũng xâm nhập vào nông thôn bòn rút, bóc lột, bần cùng hóa người nông dân, đẩy nhanh quá trình tập trung ruộng đất vào tay bọn địa chủ thực dân làm cho sự phân hóa giàu nghèo ở nông thôn diễn ra sâu sắc.
Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nền kinh tế nông nghiệp miền Nam ngày càng được đẩy mạnh hơn trong thời kỳ 1954 - 1970 đặc biệt là từ nửa sau những năm 60.
Cuối những năm 50, do chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm một mặt làm cho chủ nghĩa tư bản xâm nhập vào nông nghiệp miền Nam, mặt khác vẫn duy trì và củng cố quan hệ sản xuất phong kiến. Vì thế kinh tế nông nghiệp miền Nam thời kỳ này chủ yếu vẫn ở trong tình trạng trì trệ và lạc hậu. Tuy nhiên từ nửa sau những năm 60 sự xâm nhập của các yếu tố tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên mạnh mẽ làm cho bộ mặt nông nghiệp miền Nam có sự thay đổi đáng kể:
Cùng với quá trình nhập khẩu máy móc, trang bị các phương tiện kĩ thuật hiện đại nông nghiệp miền Nam bước đầu đã được cơ giới hóa. Trước đây máy móc nông nghiệp được sử dụng rất ít, công cụ sản xuất chủ yếu là thủ công nhưng từ năm 1965 trở đi máy móc nông nghiệp nhập khẩu ngày càng nhiều, việc sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp đã trở nên phổ biến. Tính đến năm 1970 mức cơ giới hóa trong nông nghiệp ở miền Nam căn cứ vào công suất máy móc sử dụng tính bình quân trên một đơn vị diện tích đã đạt đến 0,2 - 0,25% CV/ha và diện tích đất đai canh tác có sử dụng cơ giới đã đạt mức 50%.
SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử Song song với việc đẩy mạnh trang bị cơ khí ở các tỉnh nông thôn Nam Bộ nông dân còn sử dụng rộng rãi các loại giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu.
Trước năm 1965 các giống lúa được sử dụng ở miền Nam phần lớn là giống nội địa, năng suất không cao và không ổn định. Để thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng năng suất vấn đề cần thiết là phải thực hiện cuộc cách mạng về giống. Tiếp theo giống lúa Taithung 1 và Taithung 2 của Đài Loan được giới thiệu vào miền Nam từ trước, đến năm 1966 các giống lúa IR5, IR8, IR20 với năng suất cao, chu kỳ sinh trưởng ngắn đã được trồng thử nghiệm và nhân ra diện rộng góp phần quan trọng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng sản lượng lúa.
Giống lúa mới đem lại năng suất cao nhưng cũng kéo theo nhu cầu lớn về vật tư nông nghiệp như phân hóa học, thuốc trừ sâu. Nếu trong 2 năm 1961 - 1962 toàn miền Nam nhập 15.600 tấn phân đạm, 1.900 tấn phân phốt phát thì 2 năm 1969 - 1970 đã nhập tới 99.000 tấn phân đạm và 36.000 tấn phân phốt phát. Việc sử dụng rộng rãi phân hóa học đã giúp tăng năng suất cây trồng. Theo bộ Canh nông Sài Gòn thì việc sử dụng phân hóa học đã giúp tăng năng suất 30% cụ thể là mỗi kg phân hóa học sẽ cho thêm 6 kg lúa đối với các giống lúa địa phuơng và còn cao hơn đối với các giống lúa mới.
1.4.2. Tác động của những biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất đến xã hội nông thôn miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1970
Sự suy yếu của giai cấp địa chủ:
Thời kỳ cận đại, thực dân Pháp và chính quyền thuộc địa chủ trương duy trì quan hệ sản xuất phong kiến. Chúng giúp cho địa chủ cướp đoạt ruộng đất của nông dân, hình thành chế độ đại sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến ở nông thôn Nam Bộ. Đến năm 1953, Bảo Đại đưa ra chính sách “Cải
SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử mạng đã từng bước thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” nên nhiều ruộng đất đã được giao cho nông dân từ những năm kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, địa chủ nhất là địa chủ lớn đã phải bỏ về các vùng thành thị nên không thu được tô hoặc thu được nhưng rất ít. Nhưng sau đó Diệm lại giúp bộ phận lớn địa chủ khôi phục lại uy thế chính trị và quyền sở hữu ruộng đất của họ. Nhiều địa chủ đòi lại ruộng đất, tăng tô thậm chí truy tô những năm mà họ không thu được. Khuynh hướng phát triển tiến bộ trong sự chuyển biến về cơ cấu xã hội hình thành trong những vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp bị xóa bỏ. Cơ cấu xã hội ở các vùng nông thôn miền Nam trở lại gần như cơ cấu xã hội thời cận đại.
Chính sách ruộng đất cùng với những chính sách khác của Diệm về chính trị, kinh tế đã gây lên lòng căm phẫn trong đông đảo nông dân và là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng khởi. Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào uy thế kinh tế, chính trị của giai cấp địa chủ. Theo kết quả điều tra ở 4 xã giải phóng Tây Nam Bộ năm 1969 cho biết về tình hình địa chủ như sau:
Trước Cách mạng tháng Tám, cả 4 xã có 138 hộ địa chủ, chiếm 2% so tổng số nông hộ thì đến năm 1969 chỉ còn 12 hộ (0,17%). Ruộng đất địa chủ chiếm hữu từ 15.685 ha còn lại 88,3 ha, chiếm tỷ lệ so với ruộng đất 4 xã từ 82,5% xuống còn 0,4%. Bình quân mỗi hộ từ 108,7 ha trước Cách mạng tháng Tám chỉ còn 7,3 ha.
Căn cứ vào kết quả trên ta thấy rõ ràng giai cấp địa chủ ở vùng giải phóng đã bị suy yếu đi nhiều. Đại bộ phận địa chủ đi vào thành thị kinh doanh công thương nghiệp hoặc làm việc trong bộ máy ngụy quân ngụy quyền. Một số ít chuyển sang kinh doanh ruộng đất và máy móc nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa hoặc rớt xuống địa vị trung nông. Trong số 138 địa chủ trước Cách mạng tháng Tám ở 4 xã Tây Nam Bộ đến năm 1969 chỉ còn 12 địa chủ,
SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử còn lại 107 hộ đi vào thành thị, 2 hộ xuống phú nông, 3 hộ chuyển sang kinh doanh theo kiểu Tư bản chủ nghĩa, 14 hộ xuống trung nông.
Nhận định về giai cấp địa chủ sau Đồng khởi (1959 - 1960) “Bản đề
cương kinh tế nông thôn” của Thường vụ Trung ương miền Nam tháng
3/1970 viết: “Giai cấp địa chủ phần đông bỏ chạy, số địa chủ ác ôn, cường
hào đã bị tịch thu ruộng đất. Ở đây chỉ còn sót lại một số địa chủ nhỏ với vị trí kinh tế phụ thuộc không đáng kể. Họ còn thu ít nhiều tô, có khi rất thấp hoặc sống bằng lao động của gia đình họ là chính nhất là ở Châu thổ sông Cửu Long”.
Như vậy, biến đổi về hình thức sở hữu ruộng đất đã có tác động trực tiếp đến giai cấp địa chủ. Chế độ chiếm hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến dần bị xóa bỏ do đó giai cấp địa chủ không còn cơ sở kinh tế để mà tồn tại với lối kinh doanh lạc hậu của mình nữa.
Sự biến đổi tích cực trong tầng lớp nông dân
Tầng lớp trung nông:
Trước Cách mạng tháng Tám, tầng lớp trung nông nói chung chiếm tỉ lệ nhỏ về dân cư cũng như về ruộng đất. Trong thời kỳ chống Pháp chúng ta từng bước thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” xu hướng trung nông hóa bắt đầu được mở rộng, nhiều bần nông đã trở thành trung nông. Nhưng với “Cải cách điền địa” của Ngô Đình Diệm xu hướng trung nông hóa bị ngăn cản, một bộ phận trung nông mới hình thành đã phải quay trở lại thân phận tá điền.
Từ năm 1960 trở đi do tác động của chính sách ruộng đất của Đảng ta xu hướng trung nông hóa một lần nữa lại diễn ra và phát triển mạnh ở vùng nông thôn giải phóng.
Theo kết quả điều tra ở 4 xã giải phóng Tây Nam Bộ năm 1969 cho biết: “Trước Cách mạng tháng Tám, trung nông có 1.686 hộ chiếm 24,5%
SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử
tổng số hộ nông thôn. Đến năm 1969 số hộ trung nông tăng lên 5.491 hộ, chiếm 81,3% tổng số hộ nông thôn” [11, tr.30].
Như vậy, thành phần trung nông đã chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong cơ cấu giai cấp ở nông thôn vùng giải phóng. Điều đáng chú ý là trong số trung nông năm 1969 thì có tới 70% là trung nông mới hình thành từ sau phong trào Đồng khởi (1959 - 1960). Số trung nông mới này chiếm 57% tổng số hộ nông thôn và gấp hơn 2 lần so với số trung nông trước Cách mạng tháng Tám.
Có thể nói, tác động của biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất (1954 - 1970) đã tạo điều kiện cho tầng lớp trung nông ngày càng phát triển mạnh và trở thành một lực lượng giữ vai trò quan trọng trong sản xuất cũng như trong phong trào cách mạng của nhân dân ta. Đến năm 1970 về cơ bản quá trình trung nông hóa đã hoàn thành, đây là lực lượng lao động có kỹ năng, kỹ thuật và chiếm hữu một khối lượng diện tích canh tác lớn nhất.
Tầng lớp bần nông
Sau thắng lợi của phong trào Đồng khởi, tại vùng giải phóng Đảng ta đã tiến hành chia cấp ruộng đất cho nông dân vì vậy tầng lớp bần nông ngày càng thu hẹp dần. Theo kết quả điều tra ở 4 xã giải phóng Tây Nam Bộ cho thấy nếu trước Cách mạng tháng Tám số bần, cố nông có 4.394 người chiếm 64% dân số nông thôn thì đến năm 1969 con số đó chỉ còn 1.102 người, chiếm tỷ lệ 16,3% dân số nông thôn.
SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử
Tiểu kết chương 1
Thời kỳ trước năm 1954, hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam đã có sự thay đổi. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã làm cho chế độ sở hữu ruộng đất theo kiểu phong kiến bước đầu quá trình tan rã và sụp đổ. Bước sang thời kỳ 1954 - 1970, nông dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục đứng lên đấu tranh nhằm chống lại chính sách ruộng đất phản động của Mỹ - Diệm để giành lấy quyền làm chủ ruộng đất. Kết quả thắng lợi của phong trào cách mạng từ Đồng khởi đến năm 1970 đã làm cho hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam tiếp tục có sự chuyển biến lớn: Chế độ đại sở hữu ruộng đất phong kiến tiến gần đến sự diệt vong và chế độ sở hữu nhỏ về ruộng đất của người nông dân dần khẳng định sự tồn tại của mình. Chuyển biến này đã có tác động rất tích cực đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như sự phân hóa của tầng lớp nông thôn miền Nam.
SV: Nguyễn Thị Ngọc ánh K34A CN Lịch sử
Chƣơng 2
BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ 1970 ĐẾN 1975
2.1. BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ 1970 ĐẾN 1975
2.1.1. Chính sách ruộng đất của Mỹ - ngụy
Đến giữa năm 1965, trước sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ càng thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề ruộng đất đối với
nông dân miền Nam. Sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm với chính sách “Cải cách điền địa”, sự phá rã của hệ thống ấp chiến lược - xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã buộc đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn xem xét lại chính sách đối với nông dân với hy vọng lôi kéo họ về phía chúng, tách họ ra khỏi lực lượng cách mạng.
Cùng với việc ồ ạt đưa quân Mỹ vào xâm lược miền Nam gây ra cuộc “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, đế quốc Mỹ đặt lên hàng đầu nhiệm vụ “bình định” nông thôn, thực hiện cải cách điền địa, cải cách nông thôn nhằm “thu phục trái tim và khối óc của nông
dân”.
Rút kinh nghiệm thất bại của chương trình “Cải cách điền địa” của
Ngô Đình Diệm, lần này đế quốc Mỹ tỏ ra thận trọng hơn trong việc tiến hành cải cách đối với nông thôn. Mỹ huy động một lực lượng lớn chuyên gia, bỏ ra khá nhiều tiền của để điều tra, khảo sát, nghiên cứu nhằm tìm ra một chính sách và biện pháp hợp lý trong vấn đề ruộng đất và nông dân.
Tháng 8/1965 khi trở lại miền Nam Việt Nam để nhận chức đại sứ lần