Triệu chứng cận lâm sàng:

Một phần của tài liệu 4 phan 4 lao ngoai phoi (Trang 25 - 30)

• Tìm vi khuẩn lao trong bệnh phẩm: đờm, dịch rửa dạ dày, dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch khớp, dịch màng tim, mủ ổ áp xe lạnh…

• Những kĩ thuật được áp dụng tìm vi khuẩn lao là soi kính trực tiếp, nuôi cấy cổ điển (môi trường Loweinstein – Jensen), nuôi cấy MGIT – Bactec, PCR – TB, gen Xpert…

• Sự hiện diện của VK lao trong các bệnh phẩm là yếu tố quyết định chẩn đoán. Tuy nhiên việc kết hợp lâm sàng và các XN khác vẫn cần thiết khi không tìm thấy VK lao.

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Triệu chứng cận lâm sàng: (tiếp)

• Chẩn đoán tế bào và mô bệnh học: Đây cũng là yếu tố quyết định chẩn đoán. Lao hạch ngoại biên là thể bệnh dễ áp dụng kỹ thuật chọc hút và sinh thiết để chẩn đoán tế bào và mô bệnh. Các thể lao khác ở trẻ em các kỹ thuật có phần bị hạn chế.

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Triệu chứng cận lâm sàng: (tiếp)

• Vai trò của chẩn đoán hình ảnh:

 Xquang phổi chuẩn, cắt lớp vi tính: quan trọng trong chẩn đoánLao màng phổi: hình mờ có đường cong Damoisseau Lao màng phổi: hình mờ có đường cong Damoisseau

Lao màng tim: hình tim to, mất hình các cung tim

Lao xương khớp: Cột sống: hẹp đĩa đệm, phá hủy xương, áp xe lạnh. Các khớp: Mờ khe khớp, tiêu chỏm xương. Lao tiết niệu: thận to, đài bể thận bị cắt cụt, hẹp niệu quản. Lao tiết niệu: thận to, đài bể thận bị cắt cụt, hẹp niệu quản.

Lao màng não: giãn não thất, u lao.

• Siêu âm: siêu âm xác định tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng, có ích khi lượng dịch ít, xác định được vị trí chọc dò.

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Triệu chứng cận lâm sàng: (tiếp)

• Phản ứng da với Tuberculin:

Thường dùng là phản ứng Mantoux: Mantoux +, đặc biệt là dương tính mạnh, có bọng nước tại vị trí tiêm có giá trị nhiều cho chẩn đoán.

Phản ứng âm tính cũng không thể khẳng định là trẻ không bị lao. Phản ứng này có thể âm tính khi trẻ đang bị siêu vi khuẩn (cúm, sởi…), trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, đang dùng corticoit, trẻ mắc các thể lao nặng (lao kê, lao màng não…)

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Triệu chứng cận lâm sàng: (tiếp)

• Các xét nghiệm khác:

Xét nghiệm máu: ít có giá trị trong chẩn đoán, số lượng bạch cầu thường không tăng, tỷ lệ bạch cầu lympho tăng, tốc độ máu lắng tăng, nhưng cũng gặp trong nhiều bệnh khác.

Định lượng nồng độ kháng thể trong huyết tương đối với kháng nguyên của vi khuẩn lao, có thể gợi ý cho chẩn đoán. Xác định nồng độ Interferon γ

được coi là một xét nghiệm có giá trị để chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em và người lớn.

Các yếu tố thuận lợi:

• Trẻ có những yếu tố thuận lợi dễ mắc bệnh lao.

Một phần của tài liệu 4 phan 4 lao ngoai phoi (Trang 25 - 30)