Thực trạng pháp luật kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở việt nam (Trang 31 - 33)

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào điều chỉnh phương thức kinh doanh đa cấp tại Việt Nam trong khi thực tiễn kinh doanh đa cấp trên thị trường Việt Nam đang diễn biến tương đối phức tạp, gây nhiều tranh cãi trong việc thừa nhận hay không sự tồn tại của nó cũng như những hậu quả phát sinh cho xã hội. Chúng ta có thể thấy một số quy định có liên quan như sau:

Những vấn đề chung có thể được điều chỉnh bằng một số quy định nhưng những quy định này rời rạc, nằm ở nhiều văn bản khác nhau, chưa phù hợp với đặc thù của kinh doanh đa cấp. Có thể kể đến những vấn đề sau:

Đăng kí kinh doanh: được quy định tại Luật doanh nghiệp ngày 12/06/1999

và một số văn bản pháp luật có liên quan như: Nghị định 109/NĐ-CP ngày 02/04/2004, Thông tư 03 ngày 29/06/2004 hướng dẫn Nghị định 109/NĐ-CP…

Các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đăng kí kinh doanh tại Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh (trong Sở Kế hoạch và đầu tư) hoặc Phòng đăng kí kinh doanh cấp huyện (do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập). Hồ sơ đăng kí kinh doanh được quy định tại Nghị định 109 và thông tư 03.

Giao kết hợp đồng tham gia: được quy định tại mục 7 Bộ luật dân sự ngày

01/07/1996 và các văn bản pháp luật có liên quan như Nghị định 60 ngày 06/06/1997 hướng dẫn Bộ luật dân sự… Theo quy định trên, nếu giao dịch dân sự giữa doanh nghiệp và người tham gia được xem như một giao dịch dân sự thông thường thì nó phải tuân thủ những quy định tại Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

Ví dụ: về hình thức hợp đồng, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng

văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể ( Đ400 BLDS).

Chất lượng sản phẩm: được quy định tại Pháp lệnh chất lượng hàng hoá

ngày 04/01/2000 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của mình theo quy định pháp luật (điều 3 Pháp lệnh chất lượng hàng hoá), nghiêm cấm các hành vi như sản xuất, kinh doanh hàng hoá không đảm bảo chất lượng theo quy

định pháp luật, thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác về chất lượng hàng hoá (điều 8 Pháp lệnh chất lượng hàng hoá).

Quảng cáo: được quy định tại Pháp lệnh quảng cáo ngày 16/11/2001 và các

văn bản pháp luật khác có liên quan như Nghị định số 24 ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo…

Theo đó, quảng cáo gian dối, lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự tổ chức, cá nhân khác là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo (điều 5 Pháp lệnh quảng cáo). Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại điều 33 Pháp lệnh quảng cáo và những quy định có liên quan…

Những vấn đề đặc trưng trong kinh doanh đa cấp chưa được quy định cụ thể, rõ ràng mà mới chỉ được quy định tại điều 48 Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 về bán hàng đa cấp bất chính. Theo đó, những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính bao gồm:

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc

tuyển dụng người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp:

1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hoá đã bán cho người tham gia để bán lại.

3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia.”

Quy định trên nêu ra những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính một cách khái quát. Tuy nhiên, để phân biệt kinh doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính nếu chỉ dựa vào những quy định nêu trên là chưa đủ.

Thực trạng nêu trên cho thấy, pháp luật về kinh doanh đa cấp còn đang bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức cũng như có những biện pháp quản lý hữu hiệu.

Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho kinh doanh đa cấp tại Việt Nam trong thời gian qua bộc lộ nhiều vấn đề, không chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính, cũng như hình ảnh hoạt động kinh doanh đa cấp đối với dư luận xã hội. Vì vậy, sự ra đời của pháp luật điều chỉnh kinh doanh đa cấp là cần thiết và cấp bách nhằm hạn chế những hậu quả cho xã hội cũng như tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh đa cấp nói riêng, trong kinh doanh nói chung.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở việt nam (Trang 31 - 33)