Nước thải được đưa vào hệ thống qua ống dẫn trên bề mặt. Nước sẽ chảy xuống dưới theo chiều thẳng đứng. Ỏ gần dưới đáy có ống thu nước đã xử lý để đưa ra ngoài.
Các hệ thống VSF thường xuyên được sử dụng để xử lý lần hai cho nước thải đã qua xử lý lần một. Thực nghiệm đã chỉ ra, nó phụ thuộc vào xử lý sơ bộ như bể lắng, bể tự hoại. Hệ thống đất ngập nước cũng có thể được áp dụng như một giai đoạn xử lý sinh học.
36 Tuy nhiên trên thực tế mô hình đất ngập nước nhân tạo được xây dựng theo hai hệ thống: Bãi lọc trồng cây ngập nước (FWS), bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm (SSF) với dòng chảy ngang (HSF) hay dòng chảy thẳng đứng (VSF).
Cách thức phân chia tuy khác nhau nhưng có cùng một cơ chế. Các đặc điểm chung của FWS và SSF:
- Nhu cầu năng lượng thấp (lấy từ năng lượng mặt trời) - Cần diện tích lớn hơn so với hệ thống thông thường - Dễ xây dựng và bảo dưỡng
- Có thể sử dụng nguyên vật liệu địa phương - Chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp
- Chịu được thay đỗi tải trọng - Có giá tri thẩm mĩ và sinh học
- Có thể áp dụng để xử lý nước thải xám (nước thải giặt giũ), nước thải công nghiệp hay nước mưa.
Lựa chọn giữa FWS và SSF:
Yêu cầu FWS SSF
Diện tích 10-20m2/người 2-5m2/người
Xây dựng Dễ xây dựng, chủ yếu là đào lấp đất
Có thể cẩn thêm đất
Xử lý sơ bộ Trong hồ lắng, bể tự hoại hay bể lắng 2 vỏ
Trong bể tự hoại hay bể lắng 2 vỏ
Vệ sinh Vi khuẩn, muỗi Rủi ro về mặt vệ sinh thấp
Phải làm sạch ống phân phối thường xuyên
37 - Nên lựa chọn SSF khi diện tích đất hạn chế, khi cần xử lý nước thải xám (lượng bốc hơi ít hơn). Tuy nhiên việc bảo trì và kiểm soát khó khăn hơn FWS.
- Khi yêu cầu mức dộ xử lý cao hơn có thể sử dụng hệ thống kết hợp ( với dòng chảy thẳng đứng)
- Để xử lý bậc 3, nên chọn FWS (rủi ro từ muỗi, hạn chế xử lý bậc 2 ở đô thị)