3 Một số tí nc ất môi trƣờn đất tại ku vực n iên cứu
3.1.1. Đặc điểm pH môi trường đất tại khu vực nghiên cứu
pH là đại lượng biểu thị hoạt động H+ trong môi trường đất. Đây là chỉ tiêu đơn giản thường được xác định và có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá tính chất của đất [19]. Sự thay đổi trong nồng độ pH của dung dịch đất dẫn đến một sự thay đổi tương ứng trong cơ chế lưu giữ các kim loại nặng trong đất chiếm ưu thế. Tại giá trị pH càng thấp thì độ linh động của các KLN càng cao và ngược lại, chính điều này ảnh hưởng tới sự tích lũy KLN trong các loài sinh vật [43]. Kết quả nghiên cứu về độ chua của đất được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Giá trị pH đất qua các đợt thu mẫu
Khu vực pH Xếp loại
Đợt 1 (n=3) Đợt 2 (n=3) TB(n=6)
KV1 5,5 ± 0,14 5,03 ± 0,5 5,3 ± 0,42 Chua ít KV2 4,9 ± 0,49 4,91 ± 0,55 4,9 ± 0,47 Chua vừa KV3 4,4 ± 0,17 4,55 ± 0,28 4,49 ± 0,21 Chua
Hình 3.1. Biến động chỉ số pH trong đất qua các đợt thu mẫu
giữa các đợt không có sự khác nhau có ý nghĩa, sự biến động pH giữa 2 đợt thu mẫu là tương đối thấp. Chỉ số pH dao động từ 4,4 - 5,5 trong đó, KV 1 có pH trung bình cao nhất đạt 5,3 ± 0,42, môi trường đất ở đây được xếp loại chua ít, tiếp đến là KV2 có pH trung bình 4,9 ± 0,47 và KV 3 có pH thấp nhất là 4,49 ± 0,21. pH trong môi trường đất tại các khu vực nghiên cứu thấp hơn so với môi trường đất tại các khu vực Đa Mặn, Cẩm Lệ và Hồ Bứa trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh (2012) có pH trung bình từ 5,11 – 6,72 thuộc nhóm đất nhẹ và “không chua” [17]. Nhìn chung, môi trường đất thuộc loại chua nhẹ đến chua, phù hợp cho giun đất sinh sống và điều này có thể làm tăng độ linh động của các KLN trong đất và tăng khả năng tích lũy KLN trong cơ thể giun đất [14].