Tình hình phát triển ngành y tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. (Trang 27)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.2. Tình hình phát triển ngành y tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ

Hiện quận Cẩm Lệ có 01 bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ; 01 bệnh viện Y học cổ truyền, 01 bệnh viên Đa khoa Tâm Trí; 01 Trung tâm y tế dự phòng; 01 Trạm cấp cứu; 06 trạm y tế phường bao gồm: trạm y tế phường Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa An, Hòa Phát, Hòa Xuân và Khuê Trung; và hơn 50 cơ sở khám chữa tư nhân khác với tổng số giường bệnh gần 500 giường bệnh. Công tác khám chữa bệnh được triển khai tốt với chất lượng ngày càng cao [6].

Năm 2014, công tác y tế tại quận đã được triển khai tốt. Công tác phòng chống nhiễm khuẩn được diễn ra thường xuyên và định kì kiểm tra tại các phòng ban và các khoa tại các cơ sở y tế trên địa bàn quận. Trình độ cán bộ y tế ngày càng được nâng cao cùng với các ứng dụng kỹ thuật mới góp phần nâng cao chất lượng

19

điều trị bệnh nhân và tạo điều kiên thuận lợi cho người bệnh thăm khám, điều trị. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân [14].

Chất lượng khám tại các trạm y tế được nâng cao nhờ công tác chỉ đạo tuyến ở các khoa tại bệnh viện đa khoa quận. Từ đó, giảm quá tải cho bệnh viện. Các công tác y tế dự phòng về phòng chống dịch được triên khai tốt, hạn chế được khả năng xảy ra dịch. Công tác về y tế lao động tại các đơn vị đã được hưởng ứng đầy đủ ở các cơ sở y tế với số cơ sở được kiểm tra đạt tiêu chuẩn là 96%. Các chương trình tiêm chung mở rộng đạt chỉ tiêu cao: trên 95%. Những chương trình y tế cộng đồng được tổ chức tốt và nhận được sự tham gia tích cực của người dân [14].

Hệ thống y tế trên địa bàn quận ngày càng hoàn thiện, đảm bảo việc khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn quận và các khu vực lân cận. Hầu hết các cơ sở, đơn vị y tế đã triển khai phần mềm Quản lý nên việc quản lý các hoạt động khám chữa bệnh, quản lý chất thải ngày càng ổn định, nề nếp và chặt chẽ hơn [14].

20

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

CTRYT tại một số cơ sở y tế được khảo sát trên địa bàn quận Cẩm Lệ.

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

 Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa quận Cẩm Lệ, 6 trạm y tế phường (TYT phường Hòa Thọ Đông, TYT phường Hòa Thọ Tây, TYT phường Hòa An, TYT phường Hòa Phát, TYT phường Khuê Trung, TYT phường Hòa Xuân) trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

 Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu chính sau:

 Tìm hiểu công tác bảo vệ môi trường chung tại các cơ sở y tế; Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế của bệnh viện và các trạm y tế phường về: phương tiện lưu trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý.

 Nhận xét những mặt tích cực và tồn tại trong công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế được khảo sát trên địa bàn quận Cẩm Lệ dựa trên cơ sở các quy định về quản lý CTRYT của Bộ Y tế và các cơ sở y tế đó

 Đề xuất phương án thích hợp để quản lý chất thải rắn y tế phát sinh tại cơ sở y tế.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu 2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu

Hồi cứu số liệu về các nghiên cứu, đề tài về hiện trạng chất thải rắn y tế, các phương pháp quản lý, xử lý chất thải y tế trong nước từ năm 2007 đến năm 2014, các hồ sơ, báo cáo về quản lý chất thải rắn của các cơ sở y tế khảo sát

21

Phương pháp điều tra thực địa được áp dụng để hiểu rõ hơn về tình hình thu gom, lưu trữ CTRYT trên địa bàn quận Cẩm Lệ.

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra tại 7 cơ sở y tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ gồm bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ và trạm y tế các phường: Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa An, Khuê Trung, Hòa Xuân.

 Hoạt động điều tra được tiến hành trong 2 tháng bao gồm các nội dung: sử dụng phương pháp phỏng vấn không cấu trúc (tự do) [10] các đối tượng tại các cơ sở (Hộ lý, nhân viên bàn giao chất thải, phó giám đốc bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ, cán bộ phỏng Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ, trưởng các trạm y tế phường).

 Ghi chép lại thông tin, điều tra tình hình phát sinh chất thải, việc thực hiện công tác quản lý CTRYT tại các đơn vị, nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị có liên quan.

 Kết hợp quan sát thực tế và chụp ảnh việc thực hiện công tác quản lý CTRYT, các dụng cụ phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải để điều tra hiện trạng quản lý CTRYT tại các cơ sở khảo sát dựa theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế.

2.3.3. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn tại hiện trường trường

Tiến hành lấy mẫu và cân định lượng chất thải y tế tại 6 trạm y tế phường trên địa bàn quận Cẩm Lệ nhằm xác định thành phần và tỉ lệ khối lượng thành phần chất thải y tế phát sinh tại trạm [13].

Việc lấy mẫu được tiến hành như sau:

 Điều tra thời gian chất thải phát sinh, thời gian lưu trữ và vận chuyển đi xử lý tại mỗi trạm y tế.

 Tiến hành thu gom tất cả các loại chất thải y tế tại nơi lưu trữ chất thải tại trạm y tế và tiến hành cân khối lượng tổng.

22  Các chất thải y tế sẽ được phân loại thủ công và đặt vào cá khay riêng. Cân từng thành phần chất thải đã được phân loại. Cân đến khi hết lượng rác thải y tế tại trạm.

 Tiến hành cân phân loại 2 lần trong một tuần và thực hiện trong 2 tuần.

 Tính phần trăm khối lượng của từng thành phần chất thải được phân loại so với tổng khối lượng rác y tế.

2.3.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Tham vấn ý kiến của chuyên gia (Thầy cô, cán bộ phụ trách việc quản lý, xử lý rác thải y tế tại bệnh viện, nhân viên hộ lý phụ trách công tác thu gom, vận chuyển chất thải) nhằm phân tích các thông tin, vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý CTRYT tại các cơ sở y tế được khảo sát, các thiếu sót trong các quy định, chính sách về quản lý chất thải rắn y tế. Dựa vào đó đề xuất các biện pháp giải quyết phù hợp.

23 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI QUẬN CẨM LỆ

Nhìn chung, tình hình vệ sinh môi trường tại các cơ sở y tế được thực hiện tốt. Không xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xung quanh khu vực các cơ sở y tế. Tỷ lệ sử dụng nước sạch tại các cơ sở y tế đạt 100%. Công tác xử lý chất thải duy trì tốt hàng ngày được Công ty vệ sinh môi trường thu gom và vận chuyển đi xử lý, công tác kiểm soát chất thải cũng được quan tâm và thực hiện. Các cơ sở y tế đã ban hành các quy định, chính sách cũng như đầu tư nhân lực, cơ sở và trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm soát, quản lý lượng chất thải y tế và chất thải sinh hoạt phát sinh dựa theo Quyết đinh số 43/2007 của Bộ Y tế về Quản lý chất thải rắn y tế. Tất cả bệnh viện và trạm y tế trên địa bàn quận đều thực hiện các biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải đúng theo quy định. Lượng CTYT nguy hại phát sinh trên địa bàn quận đều do Công ty MTĐT Đà Nẵng thu gom, vận chuyển đến xử lý tại bãi rác Khánh Sơn [18].

Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân và người nhà đến thăm vứt rác bừa bãi bên trong và ngoài một số cơ sở y tế vẫn diễn ra. Các trạm y tế dự phòng vẫn chưa thực hiện tốt việc phân loại và xử lý chất thải y tế. Các cơ sở y tế trên địa bàn quận vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường hoặc có nhưng hệ thống xử lý nước thải bị xuống cấp, không đảm bảo an toàn vệ sinh trước khi thải ra ngoài môi trường [18].

3.2. QUY MÔ CÁC CƠ SỞ Y TẾ ĐƯỢC KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Quy mô Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ

Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ có quy mô của cơ sở gồm 200 giường bệnh. Diện tích toàn bệnh viện là 20.504m2. Số lượng cán bộ nhân viên tại bệnh viện gồm 239 người. Trong đó: Bác sỹ: 45 người; Y sỹ: 33 người; Dược: 17 người; Điều dưỡng: 53 người; Nữ hộ sinh: 33 người; Kỹ thuật viên: 21 người; Hộ lý, y công: 13 người; cán bộ khác: 24 người.

24  Khối lâm sàn: khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Nhi, khoa Khám bệnh, khoa Sản,

khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, khoa Liên chuyên khoa.

 Khối cận lâm sàn: khoa Xét nghiệm - Chuẩn đoán hình ảnh

 Phòng ban:phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Kế toán tài chính, phòng Điều dưỡng. Số giường bệnh ở mỗi khoa khác nhau, nhằm đáp ứng đầy đủ và phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn quận Cẩm Lệ. Mỗi Khoa đều có nhân viên Hộ lý và Điều Dưỡng phụ trách các công tác chăm sóc bệnh nhân và dọn vệ sinh, thu gom rác thải.

Hình 3.1. Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ

(Nguồn: Tác giả, năm 2015)

3.2.2. Quy mô các trạm y tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng

Trong số 6 phường: Khuê Trung, Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa An, Hòa Phát, Hòa Xuân của quận Cẩm Lệ thì tất cả các phường đều có trạm y tế (TYT) đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tất cả các TYT đều ở gần khu dân cư, vị trí thuận lợi cho công tác phục vụ khám chữa bệnh của người dân.

Các TYT với một trưởng trạm, một phó trạm và các cán bộ nhân viên khác, có quy mô gồm 6 cán bộ, nhân viên y tế (biên chế) phụ trách công tác khám chữa bệnh và 1 hộ lý (dạng hợp đồng) phụ trách công tác vệ sinh, thu gom chất thải.

25

Trong đó có 4 TYT ở phường Hòa Thọ Đông, Hòa Phát, Hòa An và Khuê Trung là có 1 cán bộ y tế là bác sĩ, còn lại là dược sĩ, y tá và nữ hộ sinh. Các cán bộ, nhân viên ở trạm Hòa Thọ Tây và Hòa Xuân đều là y tá và dược sĩ. Các phòng có chức năng khám chữa bệnh tại các trạm bao gồm: phòng tiêm, phòng hộ sinh, phòng khám bệnh, phòng đông y, phòng thuốc. Mỗi TYT đều có 8 giường bệnh.

Tất cả các TYT đều đã được xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị, máy móc. Mỗi trạm đều có tường rào bảo vệ kín đáo, hệ thống điện chiếu sáng đầy đủ, nguồn nước sử dụng tại trạm đều là nước máy.

3.3. ĐIỀU TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRYT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẨM LỆ VÀ CÁC TRẠM Y TẾ PHƯỜNG

Công tác quản lý, xử lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ và các trạm y tế phường được thực hiện song song giữa hệ thống quản lý hành chính và hệ thống quản lý kỹ thuật dựa theo Quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành năm 2007. Việc quản lý CTRYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ là một quá trình xuyên suốt từ khi chất thải phát sinh đến các khâu phân loại, thu gom, lưu trữ, xử lý và được sự phối hợp của các phòng ban trong bệnh viện cùng với các đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải bên ngoài như Công ty MTĐT Đà Nẵng và bãi rác Khánh Sơn.

26

Hình 3.2. Quy trình quản lý CTRYT tại các cơ sở y tế được khảo sát trên địa bàn

quận Cẩm Lệ

3.3.1. Chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở y tế khảo sát a.Nguồn phát sinh a.Nguồn phát sinh

Tại Bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ

Nguồn phát sinh chất thải và thành phần chất thải tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ rất đa dạng. Nhưng chủ yếu, lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt của bệnh nhân, người thăm bệnh và các cán bộ, nhân viên tại bệnh viện. Một lượng nhỏ chất thải ngoại cảnh phát sinh từ môi trường ngoài, từ tự nhiên. Không có chất thải phóng xạ phát sinh vì bệnh viện không có khoa điều trị ung bướu.

Chất thải phát sinh tại cơ sơ

Chất thải rắn

Chất thải y tế Chất thải thông

thường

27

Bảng 3.1. Phân loại và nguồn phát sinh chất thải

Loại Chất thải Nguồn phát sinh

Chất thải sinh hoạt

Nhà bếp, khu vực phát cơm tình thương, căng tin, văn phòng làm việc của cán bộ y tế, các phòng bệnh, lá

cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh...

Chất thải hóa học

Thuốc, hóa chất, dược phẩm quá hạn; Chất tẩy trùng; Chụp phim; Các dụng cụ dính thuốc gây độc; nhiệt kế

vỡ,... Chất thải

lâm sàn

Vật sắc nhọn Các ống bơm, kim tiêm, truyền dịch, từ các phòng bệnh, dao mổ, cưa, đinh vít chỉnh hình tại các phòng mổ, các ống, mảnh thủy tinh vỡ từ các chai lọ thuốc,

ống thí nghiệm đựng hóa chất,... Vật không

sắc nhọn

Từ các hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng bệnh: bông băng, gạc, vải thấm,...

Từ các phòng phẩu thuật, phòng sinh: các bộ phận cơ thể bị cắt bỏ, các mô, vải thấm máu, nhau thai, bông

thấm máu,.... Các bình có chứa khí áp

suất

Bình gas bếp, các bình khí nén, bình oxy, CO2..

Tại các trạm y tế

Chất thải y tế phát sinh tại trạm chủ yếu là chất thải nhóm A (bông gạc, găng tay,...), nhóm B (kim tiêm, ống truyền,...) và nhóm D (các loại thuốc điều trị) từ các hoạt động khám chữa bệnh thông thường và tiêm chủng định kỳ tại trạm. Không có chất thải nhóm E (mô, bộ phận sau giải phẫu, rau thai,...) và chất thải phóng xạ phát sinh tại các trạm y tế.

Chất thải thông thường chủ yếu là thực phẩm thừa, giấy, vỏ, chai nhựa, bao nylon,... phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ trạm.

b.Khối lượng CTRYT phát sinh tại các cơ sở y tế

Theo số liệu thống kê, khối lượng chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ được thể hiện quan bảng 3.2 như sau:

28

Bảng 3.2. Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ

Thời gian Lượng chất thải y tế phát sinh (kg)

Năm 2013 Tháng 12 497 Năm 2014 Tháng 1 504 Tháng 2 466 Tháng 3 497 Tháng 4 526 Tháng 5 558 Tháng 6 522 Tháng 7 567 Tháng 8 533 Tháng 9 493 Tháng 10 512 Tháng 11 496 Tháng12 501 Năm 2015 Tháng 1 517 Tháng 2 488

(Nguồn: Hồ sơ bàn giao chất thải của bệnh viện đa khoa Cẩm Lệ)

Nhìn chung, lượng chất thải phát sinh trong bệnh viện tương đối ổn định, dao động từ khoảng 490 kg/tháng đến hơn 500 kg/tháng. Vẫn có một số tháng có lượng chất thải tăng cao hoặc giảm xuống thấp nhưng nhìn chung lượng chất thải phát sinh giữa các tháng không chênh lệch nhiều.

Các trạm y tế phường trên địa bàn quận cũng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa trong những năm gần đây nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh. Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế phường vẫn còn thấp, chỉ từ 9-18 lượt khám/ngày đêm. Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các trạm trong năm 2014 từ 109-270 kg, tùy từng trạm có lượng người khám bệnh ít hay nhiều mà khối

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)