BÀI TẬP NHÓM IIIA

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần kim loại nhóm IA,IIA, IIIA (Trang 32 - 39)

Câu 101: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

A. NaOH. B. HCl. C. NaNO3. D. H2SO4.

Câu 102: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là A. quặng pirit. B. quặng boxit.

C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit.

Câu 103: Chất có tính chất lưỡng tính là

A. NaCl. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. NaOH.

Câu 104: Trong công nghiệp hiện nay, nhôm sản xuất theo phương pháp A. điện phân nóng chảy. B. dùng K khử AlCl3 nóng chảy C. nhiệt phân Al2O3. D. điện phân Al2O3 nóng chảy.

Câu 105: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng B. Al tác dụng với CuO nung nóng. C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng

Câu 106: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. C. chỉ có kết tủa keo trắng.

D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 107: Để điều chế được nhôm, ta có thể dùng phương pháp nào sau đây: A. Điện phân Al2O3 nóng chảy ở 9000C có xúc tác criolit

B. Điện phân Al2O3 nóng chảy ở 9000C có màng ngăn C. Điện phân dung dịch AlCl3 có màng ngăn, điện cực trơ

28

Câu 108: Nhôm bền vững trong môi trường nào sau đây: A Không khí và nước

B. Axit mạnh và bazơ mạnh

C. Có tính oxi hoá mạnh ( HNO3; H2SO4 đặc) D Có tính oxi hoá mạnh và nước biển

Câu 109: Phèn chua có công thức nào? A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O B. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O

C. CuSO4.5H2O D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Câu 110: Để phân biệt các dung dịch loãng: NaCl, MgCl2, AlCl3 có thể dùng: A. dung dịch NaOH. B. Dung dịch Na2SO4.

C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch NaNO3.

Câu 111: Một hỗn hợp gồm Na, Al theo tỉ lệ tương ứng 1:2. Cho hỗn hợp này vào nước dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít khí (đktc) và m gam chất rắn. Giá trị m là

A. 16,2g B. 5,4g C. 7,2g D. 10,8g

Câu 112: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là

A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.

Câu 113: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là

A. 2,7 gam. B. 10,4 gam. C. 5,4 gam. D. 16,2 gam.

Câu 114: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là

A. 8,1 gam. B. 1,53 gam. C. 1,35 gam. D. 13,5 gam.

Câu 115: Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp CuO và PbO cần 8,1 gam kim loại nhôm, sau phản ứng thu được 50,2 gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị của m là

A. 54,4 gam. B. 53,4 gam. C. 56,4 gam. D. 57,4 gam

Câu 116: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị m đã dùng là

A. 11,00 gam. B. 12,28 gam. C. 13,70 gam. D.19,50 gam.

Câu 117: 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là

A. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3 B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3 C. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3 D. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3

Câu 118: Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al - Mg trong dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho một lượng hợp kim như trên tác dụng với

dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm

theo khối lượng của Al trong hợp kim là

A. 69,2%. B. 65,4%. C. 80,2%. D. 75,4%.

Câu 119: Cho dung dịch chứa 2,8 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 3,42 gam Al2(SO4)3. Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là

A. 3,12 gam. B. 2,34 gam. C. 1,56 gam. D. 0,78 gam.

Câu 120: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là

A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2.

Câu 121: Trộn 5,4g bột Al với 17,4g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 5,376 lít H2 (ở đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.

A. 70% B. 75% C. 80% D. 85%

Câu 122: Cho m gam bột Al vào dung dịch hỗn hợp 400ml HCl 0,4M và H2SO4 0,4M thu được 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của m là:

30

Câu 123: Hỗn hợp 2 kim loại Ba và Al ( tỉ lệ mol 1:3) hòa tan vào nước dư thấy còn 2,7 gam chất rắn, đồng thời thể tích H2 (đktc) thu được là:

A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 6,72 lít D. 8,96 lít

Câu 124: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 g Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 0,540g B. 0,810g C. 1,080g D. 1,755g

Câu 125: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 0,35 mol Al với 0,3 mol Fe2O3 thu được 0,2 mol Fe. Hiệu suất của phản ứng là:

A.66.67% B. 83.33% C. 57,14% D. 68,25%

Câu 126: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với hỗn hợp X chứa Al và Fe2O3

(hai chất này phản ứng với nhau vừa đủ) ta thu được một chất rắn B nặng 214 gam. B tác dụng với dung dịch NaOH dư để lại một chất rắn duy nhất nặng 112 gam. Khối lượng Al ban đầu trong hỗn hợp X là:

A. 42g B. 54g C. 27g D. 48g

Câu 127: Cho 31,2g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 tác dụng với 1 lượng vừa

đủ dung dịch NaOH thu được 0,6 mol H2. Hỏi số mol NaOH đã dùng là bao

nhiêu?

A. 0,8 mol B. 0,6 mol C. 0,4 mol D. 0,2 mol

Câu 128: Cho 1,05 mol NaOH vào 0,1 mol Al2(SO4)3. Hỏi số mol NaOH có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?

A. 0,45mol B. 0,75mol C. 0,25mol D. 0,65mol

Câu 129: Hòa tan hết 5,4 gam kim loại R bằng HNO3 loãng giải phóng 4,48 lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại R là:

A. Fe B. Cr C. Al D. Cu

Câu 130: Đốt nhôm trong bình chứa khí clo, sau pứ thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26g . mAl tham gia pứ là

Câu 131: Trộn 8,1 gam bột Al với 48 gam bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được là:

A. 61,5g B. 56,1g C. 65,1g D. 51,6g

Câu 132: Cho 100ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 1M và Al2(SO4)3 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là

A. 4g B. 8g C. 9,8g D. 18,2g

Câu 133: Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2, sau khi phản ứng xong thu được m gam kết tủa và nhận thấy khối lượng dung dịch giảm 4,42 gam. Vậy khối lượng kết tủa bằng:

A. 2,535g B. 5,72g C. 10,66g D. 10,14g

Câu 134: Cho 5,1 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg ở dạng bột tác dụng hết với

O2 thu được hỗn hợp oxit Y có khối lượng 9,1 gam. Số mol axit HCl cần để

hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y là:

A. 0,25 mol B. 0,125 mol C. 0,5 mol D. 0,75 mol

Câu 135: Nhúng thanh Al nặng 50 gam vào 500ml dung dịch CuSO4 0,4M. Sau một thời gian lấy thanh Al ra khỏi dung dịch, cân lại thấy nặng 51,38g. Giả sử tất cả Cu thoát ra bám vào thanh Al. Khố lượng Cu thoát ra là;

A. 1,92g B. 2,78g C. 19,2g D. 12,8g

Câu 136: Một dd chứa hai cation Fe2+ (0,1 mol); Al3+ (0,2 mol) và 2 anion là Cl- (x mol); SO42- (y mol). Cô cạn dd thu được 46,9 g muối khan. Trị số x, y lần lượt là

A. 0,3 và 0,2 B. 0,2 và 0,3 C. 0,1 và 0,2 D. 0,2 và 0,4

Câu 137: Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al vào dd HNO3 dư thì thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO và N2O (đktc) có tỉ lệ mol là 1:3. Giá trị m là

A. 24,3 B. 42,3 C.25,3 D. 25,7

Câu 138: Cho m gam Al2O3 hòa tan trong HNO3 tạo thành (m+81) gam muối. m có giá trị là:

32

Câu 139: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48 B. 3,36 C. 7,84 D. 10,08

Câu 140: Cho 31,2 gam hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng tạo thành 16,8 lít H2 (00C và 0,8 atm). % khối lượng của Al trong hỗn hợp là:

A. 34,6% B. 36,4% C. 56,4% D. 40,5%

Câu 141: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2

- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là:

A. x=2y B. y=2x C. x=4y D. x=y

Câu 142: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M. Lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:

A. 1,2 B. 2 C. 2,4 D. 1,8

Câu 143: Chia 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau. - Phần một tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc).

- Phần hai cho vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng Cu có trong hỗn hợp X là:

A. 16% B. 32% C. 17% D. 34%

Câu 144: Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng Al và Fe trong hỗn hợp đầu là :

A. 10,8 g Al và 5,6 g Fe B. 5,4 g Al và 5,6 g Fe

Câu 145: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 21,6 g Al và 9,6 g Al2O3 B. 5,4 g Al và 25,8 g Al2O3

C. 16,2 g Al và 15 g Al2O3 D. 10,8 g Al và 20,4 g Al2O3

Câu 146: Cho hỗn hợp gồm 0,025 mol Mg và 0,03 mol Al tác dụng với dung dịch HCl thu được dung dịch A. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 16,3 g B. 3,94g C.1g D. 1,45g

Câu 147: Cho m gam hỗn hợp X gồm nhôm và nhôm oxit phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 10,5g B. 15,6g C. 9,8g D. 18,2g

Câu 148: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí (đktc). Còn nếu hòa tan lượng hỗn hợp như trên bằng dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Giá trị của m là:

A. 11g B. 15,6g C. 22g D. 7,8g

Câu 149: Nhiệt phân hết 42,6 gam muối nitrat của một kim loại hóa trị III, sau phản ứng thu được m gam oxit kim loại R. Khối lượng oxit kim loại R ít hơn muối nitrat ban đầu là 32,4 gam. Muối nitrat đem nhiệt phân là

A. Al(NO3)3 B. Fe(NO3)3 C. Cr(NO3)3 D. Kết quả khác

Câu 150: Hòa tan 10,2 gam oxit kim loại R hóa trị III cần 331,8 gam dung dịch H2SO4. Dung dịch muối thu được có nồng độ 10%. Công thức oxit là

34

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần kim loại nhóm IA,IIA, IIIA (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)