Sự khác biệt giữa hình tượng rồng phương Đông và phương Tây

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY doc (Trang 26 - 39)

phương Tây

Các dân tộc phương Đông gắn bó với nền văn hoá nông nghiệp, thì tạo hình rồng trong hiền hoà bởi tâm lý ứng xử với tự nhiên là tiếp nhận và mềm dẻo, hiếu hoà

trong đối phó; còn các dân tộc phương Tây gắn bó với nền văn hoá du mục lại tạo hình rồng hung dữ do tâm lý ứng xử độc tôn trong tiếp nhận và cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó.

Trong thái độ ứng xử với tự nhiên, người dân nông nghiệp phương Đông do phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, dẫn đến coi trọng rồng, đề cao rồng; còn người dân du mục phương Tây do cuộc sống nay đây mai đó, không cố định, có tham vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên

đã dẫn đến tâm lý xem rồng là một biểu tượng cho những thế lực xấu xa cần được khuất phục.

Cũng cần phải thấy rằng đó là những nét khu biệt mang tính chất chung. Bởi lẽ, sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, khu vực, giữa phương Đông và phương Tây không thể không dẫn đến những ảnh hưởng về quan niệm cũng như cách tạo hình về hình tượng rồng

Biểu tượng rồng là vật thay thế, là chiếc cầu nối để con người có thể nhận thức và khám phá thế giới. Để diễn đạt biểu tượng, con người đã chọn lọc các bộ phận của

nhiều loại động vật xây dựng nên hình tượng rồng - một động vật huyền thoại bí ẩn, hay nói cách khác là con người thông qua nghệ thuật tạo hình để nói lên những ước muốn

rồng là biểu tượng của sự cao quý tốt đẹp, thăng hoa và thịnh vượng, rồng xuất hiện là để thể hiện sự vươn tới cái đẹp chân - thiện - mỹ. Với các dân tộc phương Tây, rồng là biểu tượng của sự xấu xa, phá hoại… tiêu diệt rồng có

nghĩa là chiến thắng cái xấu xa, cái ác, cái tối tăm… qua đó biểu hiện một cách khác về vẻ đẹp của con người.

Mặc dù, cả hai cách nhìn nhận về rồng của phương

Đông cũng như phương Tây có sự khác biệt nhưng nó đều góp phần thúc đẩy xã hội, giúp con người nhận thức và

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY doc (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(39 trang)