Như ta đã biết thuế TNDN là thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của DN, nhưng không phải toàn bộ thu nhập đó là đối tượng đánh thuế thu nhập mà chỉ điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp, hợp lệ. Hay nói cách khác DN phải xác định kết quả kinh doanh của mình trước thì mới có thể xác định được là phải nộp thuế TNDN hay không. Do vậy để có thể hiểu được việc kế toán thuế TNDN tại các DN có đúng hay không trước hết cần phải đi tìm hiểu công tác kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại DN đó.
2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
• Nội dung, phương pháp xác định kết quả kinh doanh trước thuế
Kết quả hoạt động SXKD là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của DN trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kết quả hoạt động SXKD của DN bao gồm: Kết quả hoạt động SXKD chính, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác.
Trong đó:
+ Kết quả hoạt động SXKD chính của DN là kết quả từ những hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Kết quả hoạt động SXKD chính của DN = Tổng DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN - Giá vốn hàng hoá dịch vụ đã bán trong kỳ - Chi phí bán hàng, chi phí QLDN
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.
+ Kết quả hoạt động tài chính là kết quả tạo ra từ hoạt động đầu tư tài chính của DN (lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng, đầu tư vào công ty liên doanh, cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán được hưởng, thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính), sau khi đã trừ đi tổng chi phí hoạt động tài chính như chi phí liên doanh liên kết, chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn, chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ, chi phí lãi vay, chênh lệch lỗ khi bán ngoại tệ. Kết quả hoạt động tài chính = Tổng DTT về hoạt động tài chính - Tổng chi phí về hoạt động tài chính
+ Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác (các khoản thu nhập ngoài hoạt động SXKD chính và hoạt động tài chính).
Kết quả hoạt động khác = thu nhập thuần khác - chi phí khác Theo chế độ của Bộ Tài chính, kết quả hoạt động SXKD của DN được phân phối, sử dụng như sau:
+ Bù đắp các khoản lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế TNDN. + Nộp thuế TNDN cho Nhà nước
+ Bù đắp các khoản lỗ năm trước đã hết hạn bù lỗ theo quy định của Luật thuế TNDN.
+ Trích lập các quỹ theo quy định của DN.
• Phương pháp kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh: được thể hiện bằng sơ đồ 1.1.
(1) Hàng ngày, căn cứ nội dung trên các chứng từ gốc tập hợp được, phân loại chứng từ theo khoản mục chi phí để hạch toán chi phí đầu vào
(2) Hàng ngày, căn cứ vào giấy báo có chuyển khoản qua Ngân hàng, phiếu thu tiền mặt hoặc ghi nhận phải thu của khách hàng phản ánh doanh thu hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính hoặc thu nhập khác.
(3) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh để xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ.
(4) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh để xác định doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác thực hiện đựơc trong kỳ.
(5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 để xác định tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
(6) Cuối kỳ, sau khi đã đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ kết chuyển giá vốn hoạt động SXKD (giá thành thực tế) cho từng công trình, hạng mục công trình.
(7) Cuối kỳ kết chuyển kết chuyển giá vốn sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh để xác định tổng giá vốn của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
(8) Đồng thời kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN sang tài khoản xác định KQKD.
(9) Tổng hợp lợi nhuận thực hiện trong kỳ (9a) Trường hợp lãi
(9b) Trường hợp lỗ
2.2.2. Kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
• Tài khoản:
TK8211: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
• Phương pháp kế toán và các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế TNDN hiện hành
Sơ đồ 2.1: Kế toán thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hiện hành
(1) Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm nộp theo quy định của Luật thuế TNDN.
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm phản ánh số chênh lệch thuế thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thuế TNDN đã phải tạm nộp.
- Ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại trong trường hợp thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung phát hiện do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước.
(2) Phản ánh số tiền DN nộp thuế TNDN vào NSNN.
(3) Ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành bằng số chênh lệch giữa thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm trong trường hợp thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn thuế TNDN đã phải tạm nộp trong năm. Hoặc trong trường hợp thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại.
TK111, 112 TK3334 TK8211 TK911 TK8211 TK3334 (2) (3) (1) (4a) (4b)
(4a) Cuối năm tài chính kế toán kết chuyển chi phí thuế TN hiện hành nếu tài khoản 8211 có phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có kế toán phản ánh số chênh lệch
(4b) Cuối năm tài chính kế toán kết chuyển chi phí thuế TN hiện hành nếu tài khoản 8211 có phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có kế toán phản ánh số chênh lệch
2.2.3. Kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
* Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
347 821 (8212) 347 43 2
Sơ đồ 2.2. Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại