Đo đường kính cổ biên

Một phần của tài liệu Đồ án khảo sát cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nắp thân máy và xylanh (Trang 35 - 36)

- Bánh đà dạng vành có nan hoa: để tăng mômen quán tính của bánh đà, phần lớn khối lượng bánh đà ở dạng vành xa tâm quay và nối với may ơ bằng

Đo đường kính cổ biên

Bảng 1.13. Độ ôvan và độ côn của cổ biên

Vị trí đo Phương đo Máy 1 Máy 2 Máy 3 Máy 4

Vị trí 1 DIab 57.4 57 57 57.16 DIAB 57.16 57.08 57.08 57.16 Ôvan 0.24 0.08 0.08 0 Vị trí 2 DIIab 57 57.06 57 57.06 DIIAB 57.16 57.06 57.06 57.06 Ôvan 0.16 0 0.06 0

Độ côn DIab-DIIab 0.4 0.06 0 0.1

DIAB-DIIAB 0 0.02 0.02 0.1

Độ côn và độ ôvan cho phép: 0.04 mm

Nhận xét: Độ mòn côn và ôvan của cổ biên đạt so với độ mòn tiêu chuẩn.

Sửa chữa

Nếu độ ô van và độ côn vượt quá giới hạn cho phép phải sửa chữa trục khuỷu bằng cách mài cổ trục, cổ biên theo kích thước sửa chữa quy định (theo cos sửa chữa). Mỗi cos sửa chữa, đường kính cổ trục và cổ biên giảm 0.25mm

Khi mài trục khuỷu tiến hành trên thiết bị chuyên dùng là máy mài có cơ cấu dịch tâm. Trước khi mài phải xác định bán kính góc lượn và sửa đá theo bán kính góc lượn đó. Sau khi mài cổ trục và cổ biên cần đánh bóng để đạt độ bóng theo yêu cầu. Độ bóng phải đạt △9-△10

Sau khi mài cổ trục và cổ biên phải thay các bạc lót theo kích thước sửa chữa tương ứng và cạo rà bạc để đảm bảo sự tiếp xúc tốt

•Diện tích tiếp xúc sau khi cạo bạc: 75%

•Vết tiếp xúc phân bố đều trên toàn bộ bề mặt bạc

Chú ý: Tùy vào độ mòn và tình trạng kỹ thuật thực tế của cổ trục và cổ thanh truyền mà sửa chữa toàn bộ hoặc chỉ sửa chữa cổ biên hay cổ trục nhưng không sửa

chữa riêng lẻ từng cổ trục hay từng cổ biên. Tất cả các cổ trục hoặc cổ biên phải sửa chữa theo cùng kích thước để đảm bảo sự cân bằng động.

Kiểm tra độ cong, độ xoắn của trục khuỷu Kiểm tra độ cong của trục khuỷu

Đặt trục khuỷu lên hai gối đỡ, cho mũi tiếp xúc của đồng hồ so tiếp xúc với cổ trục giữa, quay trục khuỷu đi một vòng đồng thời quan sát sự dao động của kim đồng hồ trong một phạm vi nào đó. Lấy trị số đó trừ đi độ ô van của cổ trục ta sẽ được độ cong của trục khuỷu.

Kiểm tra độ xoắn của trục khuỷu

Lắp trục khuỷu lên giá đỡ, cho cổ biên ở vị trí nằm ngang, dùng thước đo chiều cao đo khoảng cách từ các cổ biên có cùng đường tâm đến mặt bàn máy, độ chênh lệch của hai khoảng cách đo được là độ xoắn của trục khuỷu.

Sửa chữa :

Nếu trục khuỷu xoắn quá giới hạn cho phép thì phải thay trục khuỷu mới

Nếu trục khuỷu bị cong thì nắn nguội: Đặt trục khuỷu lên hai giá chữ V, xoay đúng chiều cong của trục khuỷu rồi cố định trục khuỷu lại. Tác dụng một lực vào cổ trục ở giữa theo chiều ngược với chiều cong của trục khuỷu. Để tránh làm hư hỏng cổ trục cần đặt tấm đồng đệm lót vào cổ trục. Phía dưới cổ trục đặt đồng hồ so để theo dõi độ biến dạng của trục khuỷu và khống chế lực tác dụng. Nếu trục khuỷu bị cong nhiều quấ thì phải tiến hành nắn nhiều lần để tránh làm trục khuỷu biến dạng quá nhiều gây nứt gãy trục.

Một phần của tài liệu Đồ án khảo sát cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nắp thân máy và xylanh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w