Áp suất thẩm thấu của dung dịch

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập Hóa Học Đại Cương (Trang 43 - 44)

3.1. Hin tượng thm thu

Hai nhánh A và B của một ống hình chữ U được ngăn cách bằng một màng thẩm thấu tức là màng có kích thước các lỗ chỉ cho các phân tử dung môi đi qua còn các tiểu phân chất tan bị giữ lại (hình 1).

Hình 1

Bên nhánh A chứa một dung dịch đường bên nhánh B chứa nước nguyên chất (hay một dung dịch đường có nồng độ nhỏ hơn nồng độ dung dịch ở nhánh A). Sau một thời gian nhất định, nhận thấy mực chất lỏng trong nhánh A nâng lên một độ cao h nào đó, còn mực chất lỏng trong nhánh B bị hạ thấp xuống. Điều đó chứng tỏđã có những phân tử dung môi từ nhánh B chuyển sang nhánh Ạ

Hiện tượng các phân tử dung môi khuếch tán một chiều qua màng thẩm thấu từ dung môi sang dung dịch (hoặc từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao hơn)

được gọi là hiện tượng thẩm thấu.

3.2. Áp sut thm thu - Định lut Van Hp, 1887 (Vant' Hoff - Hà Lan)

Áp suất thẩm thấu là áp suất gây nên bởi hiện tượng thẩm thấụ Vềđộ lớn nó có giá trị

bằng áp suất gây nên bởi cột nước có chiều cao h trong thí nghiệm trên hoặc bằng áp suất cần đặt lên dung dịch để làm ngừng hiện tượng thẩm thấụ

Bài 5: Đại cương về dung dịch

Áp suất thẩm thấu (thường ký hiệu π) phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ của dung dịch theo định luật Van Hốp:

Áp suất thẩm thấu của một dung dịch tỉ lệ thuận với nồng độ và nhiệt độ của dung dịch.

π = R . C . T

R: hằng số khí lí tưởng, bằng 0,082 lít.at/mol/K C: nồng độ mol/lít của dung dịch

T: nhiệt độ tuyệt đối của dung dịch

Hiện tượng thẩm thấu có ý nghĩa sinh học rất quan trọng vì màng của các tế bào là các màng thẩm thấụ

- Nhờ có hiện tượng thẩm thấu nước được vận chuyển từ rễ cây lên ngọn.

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập Hóa Học Đại Cương (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)