Ngày 11/01/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 02/2010/TT bổ sung Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNCN. Một số điểm mới trong Thông tư 02/2010/TT-BTC:
+ Kê khai thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thông tư 84 hiện tại đang quy định hai cách tính và kê khai thuế TNCN đôi với thu nhập từ chuyển nhượng bât động sản là: (i) Áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập tính thuế trong trường hợp xác định được giá vốn và các chi phí liên quan hoặc (ii) Áp dụng thuế suất ấn định 2% trên giá chuyển nhượng trong trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan.
Thông tư 02 có quy định bổ sung các điều kiện cụ thể đối với việc áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập tính thuế:
Giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng và tờ khai thuế không thấp hơn giá do ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quy định tới thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn thì ấn định thuế suất 2% trên giá do UBND câp cấp tỉnh quy định. Có hóa dơn, chứng từ hợp pháp và hợp lệ làm căn cứ chứng minh giá mua và các chi phí liên quan được khấu trừ (như chi phí cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; chi phí cải tạo đât, nhà; chi phí xây dựng…).
Trường hợp hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ thì cơ quan thuế có quyền ấn định thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.rd Buchanan
Đối với cá nhân chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, mua căn hộ thì các chi phí liên quan được khấu trừ khi tính thuế bao gồm cả các khoản trả lãi tiền vay của các tổ chức tín dụng để mua bất động sản.
Các cá nhân đã có nhà ở, đât ở phải kê khai và nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm cả việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, căn hộ hoặc chuyển nhượng hợp đồng mua nền nhà, mua căn hộ.
+ Giảm trừ khi tính thuế TNCN với các khoản bảo hiểm bắt buộc
Các khoản bảo hiểm bắt buộc ở nước ngoài của cá nhân cư trú được trừ vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công hoặc từ kinh doanh khi tính thuế TNCN khi có các chứng từ chứng minh đã nộp các khoản bảo hiểm dó, như chứng từ thu tiền của cơ quan bảo hiểm hoặc xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập về sô tiền bảo hiểm đã khâu trừ, đã nộp.
Các khoản bảo hiểm bắt buộc trên chưa được tạm giảm trừ vào thu nhập tính thuế hàng tháng nếu có chứng từ chứng minh. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.
+ Không yêu cầu tờ khai quyết toán thuế cá nhân khi quyêt toán thuế TNCN thông qua cơ quan chi trả thu nhập
Nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính cho người nộp thuế, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ một đơn vị chi trả duy nhất, và có số thuế phải nộp lớn hơn sô thuế đã khâu trừ, có thể thực hiện quyết toán thông qua đơn vị chi trả thu mà không cân nộp tờ khai quyết toán thuế cho cá nhân
Khi chuẩn bị tờ khai thuế TNCN hàng năm, đơn vị chi trả thu nhập dựa trên thông tin do người lao động cung cấp về hồ sơ giảm trừ người phụ thuộc, chứng từ chứng minh đã dóng các khoản bảo hiểm, từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có) tại đơn vị để tính toán và tổng hợp nghĩa vụ thuế TNCN hàng năm của người lao
động. Đơn vị chi trả thu nhập phải chịu trách nhiệm quản lý, lưu giữ các giây tờ trên và xuất trình để cơ quan thuế kiểm tra khi được yêu cầu.
+ Chậm nộp tờ khai thuế TNCN
Khi tổng hợp tờ khai thuế TNCN hàng năm, trường hợp người nộp thuế phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chưa nộp tờ khai quyết toán thuế đúng hạn thì không áp dụng phạt do vi phạm hành chính do kê khai quyêt toán thuế quá thời hạn.Tel:820782
Thông tư 12/2011/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 26/01/2011 nhằm hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và sửa đổi Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 và Thông tư 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 13/03/2011.
Một số điểm mới trong Thông tư 12/2011/TT-BTC:
+ Bổ sung một số loại thu nhập thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân theo diện lãi tiền gửi tiết kiệm: Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ
tiền lãi gửi tại các tổ chức tín dụng (gửi tiền Việt Nam, vàng, ngoại tệ dưới các hình thức không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận); lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Các trường hợp nhận lãi tiền gửi không phải từ các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đều không thuộc diện được miễn thuế.
+ Người gửi vàng dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định tại Thông tư 22/TT-NHNN về quản lý huy động
và cho vay bằng vàng đối với tổ chức tín dụng thì: các ngân hàng chỉ được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng vàng và người gửi phải chịu thuế thu nhập cá nhân 5%
+ Quy định mới về thu thuế thu nhập cá nhân với hoạt động chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai: Đối với cá nhân đã có nhà ở, đất ở nay có phát
sinh thêm việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng này không được áp dụng quy định miễn thuế thu nhập cá nhân. Cục thuế căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương sẽ ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà (chủ đầu tư) được thu thuế thu nhập cá nhân với các trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
PHẦN 3: KIẾN NGHỊ
Các ý kiến đóng góp liên quan tới việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đang được Bộ Tài chính tập hợp làm cơ sở chỉnh sửa trong thời gian tới. Trong công văn mới nhất của Bộ Tài chính gửi xuống các địa phương, DN mới đây về việc yêu cầu phản ánh các vướng mắc, bất cập của Luật Thuế TNCN hiện hành tới nay đã có hai phương án được đề cập và ủng hộ.
Phương án thứ nhất là hạ bậc thuế. Theo biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công theo quy định hiện hành, bậc thấp nhất là 5% áp dụng cho mức thu nhập đến 5 triệu đồng/tháng. Theo phương án của Bộ Tài chính, đối với bậc thuế thấp nhất là 5% này được gợi ý điều chỉnh xuống khoảng 1-2%. Còn đối với bậc thuế suất cao nhất được áp mức 35% cho mức thu nhập từ 85 triệu đồng/tháng để điều tiết người có thu nhập cao thì có thể giảm xuống 30% hoặc 32% để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế (thường áp mức 33%, tương đương 1/3 tổng thu nhập của người chịu thuế).
Phương án thứ hai là không căn cứ trên con số tuyệt đối, mà tính mức khởi điểm chịu thuế dựa trên mức lương tối thiểu, có thể từ 8-10 lần lương tối thiểu. Nếu áp dụng cách tính này, khi mức lương tối thiểu được điều chỉnh thì mức khởi điểm chịu thuế cũng được điều chỉnh tương ứng. Như vậy sẽ không phải sửa luật. Phương án này nhận được nhiều đồng thuận, bởi lương tối thiểu chắc chắn sẽ còn được điều chỉnh trong các năm tiếp theo. Cũng theo nhiều ý kiến, trong quy định về chế độ tiền lương hiện nay có nhiều loại lương tối thiểu; trong đó có thể căn cứ trên cơ sở mức lương tối thiểu của khu vực sản suất trong nước làm cơ sở tính toán.
Bên cạnh các ý kiến về việc điều chỉnh mức khởi điểm chịu thuế, nhiều ý kiến cũng cho rằng đã đến lúc điều chỉnh cả mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với biến động giá cả hiện nay.
Mong rằng luật sẽ sớm được sửa đổi để thủ tục nộp hồ sơ khai thuế đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả cao và an toàn, không giới hạn về không gian, thời gian trong ngày, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người nộp thuế; đơn giản hoá và cải cách triệt để thủ tục hành chính trong quy trình thu nộp thuế, giảm thời gian nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế; giúp người nộp thuế thuận tiện hơn trong việc tiếp cận các thông tin liên quan đến thuế; cơ quan thuế xử lý tờ khai nhanh, chính xác, giảm thiểu lao động, thuận lợi cho việc lưu trữ hồ sơ và tra cứu dữ liệu, đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu phục vụ số lượng người nộp thuế ngày càng tăng nhanh trong khi nguồn nhân lực chưa được bổ sung tương ứng…