TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU CNSH Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN

Một phần của tài liệu Tình hình tổ chức và nghiên cứu công nghệ sinh học trên thế giới và những vấn đề đáng quan tâm (Trang 25 - 30)

ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM

Theo tổng kết công khai của Phía Việt Nam được các tổ chức quốc tế biết đến và giới thiệu tóm tắt như trong tạp chí "Tech Monitor" của ESCAP/APCTT tháng 7-8/1993 thì việc nghiên cứu CNSH đã được các trường đại học, các viện và các đơn vị sản xuất ở Việt Nam thực hiện từ năm 1970. Chính phủ nhận thức được tầm quan trọng của CNSH trong việc làm tăng sản lượng nông nghiệp, và các CNSH được xem như quyết định đối với sự phát triển của các đơn vị sản xuất qui mô nhỏ trong cả nước. Chúng ta cũng đã thư được những kết quả tốt trong nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật học, công nghệ tế bào, công nghệ enzim và di truyền học.

Nhưng hiện nay và cả trong một thời gian tương đối dài nữa, chúng ta sẽ phải cố gắng rất nhiều mới đuổi kịp các nước đang phát triển trong khu vực về CNSH.

Trước hết, tình trạng lạc hậu về CNSH ởnước ta cũng là tình trạng chung ở các nước đang phát triển khác đã đề cập ở trên.

Trong một thời gian dài, công tác đào tạo và giáo dục của chúng ta đã bị lệch vì thiếu thông tin, không bám sát và nắm bắt kịp xu hướng phát triển khoa học và kỹ thuật trên thế giới cũng như mối quan hệ giữa công nghệ và thị trường. Cũng không ít người rất giỏi về lý thuyết, thậm chí thuộc "tầm cỡ quốc tế", nhưng chúng ta lại rất thiếu cán bộ kỹ thuật giỏi, những người biết xử lý các thao tác tinh vi, phức tạp. Cho nên, khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường với chính sách "mở cửa", nhiều người trong chúng ta đã không thích ứng kịp. Rất may là điều này có thể khắc phục được trong thời gian tới với hệ thống cải cách giáo dục tất yếu, và thế hệ trẻ hiện nay và tương lai có thể cần gì học nấy, tiến tới chuyên sâu về từng lĩnh vực, cả lý thuyết lẫn thực hành.

Cũng về mặt đào tạo, có một thời những người được cử đi học nước ngoài nhiều khi phải chấp nhận một lĩnh vực "trái khoáy", học để biết nhưng không vận dụng được vào điều kiện cụ thể trong nước. Chưa kể những người được cử đi chỉ vì chính sách "đãi ngộ", "ưu tiên", chứ không xuất phát từ nhu cầu đào tạo để sau đó có thể đóng góp sau khi trở về. Lại cũng rất may là điều này có thể khắc phục được trong thời gian tới, vì với cơ chế thoáng hơn, người ta có thể làm giàu ở ngay trong nước chứ không cần phải "dành dụm", "chắt bóp" hoặc "buôn bán" như đi nước ngoài trước đây. Nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng, nhiều người khi chọn con đường khoa học cũng đã chấp nhận một cuộc đời thanh đạm, và hy vọng rằng nhà nước ta sẽ có chính sách khuyến khích và trả lương thỏa đáng cho họ, để họ tập trung công sức đóng góp tạo ra sản phẩm.

23

Một hạn chế dễ thấy và không thể phủ nhận được ở nước ta là vốn đầu tư cho khoa học đã ít lại bị phân tán, trong khi mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu lại rất yếu hoặc chỉ là hình thức. Theo nhận thức của chúng tôi, có hai hướng khắc phục vấn đề này: hoặc quy tụ vào một trung tâm để tập trung được sức người và cơ sở vật chất, hoặc phân công phân nhiệm rõ ràng, mỗi cơ sở lo một khâu nào đó trong cả một dây chuyền, từ đầu vào đến đầu ra tương ứng với một sản phẩm/công trình nhất định.

Một hạn chế nữa, có lẽ do tính chất mới mẻ cùa CNSH ở nước ta, lĩnh vực này chưa được các doanh nghiệp chú ý, kể cả thuộc nhà nước chứ chưa nói gì đến tư nhân. Điều này cũng thể hiện sự tách rời giữa đại học và công nghiệp, nghiên cứu với triển khai. Phải chăng do các nhà khoa học chưa thuyết phục được các nhà kinh doanh? Hay phải chăng giới sản xuất kinh doanh còn thiếu thông tin về lợi ích và giá trị của công nghiệp sinh học? Việc đầu tư vào CNSH phải thừa nhận là mạo hiểm và dễ bị rủi ro. Đây là một thực tế và ngay cả ở những nước công nghiệp hóa không phải công ty nào đầu tư vào CNSH cũng có lãi. Thuật ngữ "Joint-Venture" mà giới kinh doanh vẫn áp dụng, thương được hiểu là "liên doanh" bao hàm cả tính mạo hiểm (Venture), táo bạo, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Vì vậy để thuyết phục được các doanh nghiệp bỏ vốn, cơ quan nghiên cứu nên trung thực phân tích cho họ cả cái được lẫn cái mất, xuất phát từ lợi ích của nhân dân lao động và đất nước, chứ không nên lừa phỉnh, hứa hẹn quá nhiều, nếu không may thất bại hoặc không đạt được mong muốn sẽ làm mất lòng tin của các doanh nghiệp thường chú ý trước tiên đến lợi nhuận.

Những biện pháp và chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển CNSH ở Việt Nam đến năm 2010 của chính phủ là rất hay và rất đúng. Một số mong muốn đã và đang được thực hiện. Chẳng hạn, việc thiết lập quan hệ với các trung tâm CNSH của các nước trong khu vực thông qua chương trình "Công nghệ Sinh học và Đa dạng Sinh học" (RAS/93/066) dưới sự bảo trợ của UNDP/UNIDO/FAO mà Việt Nam là một trong tám nước thành viên tham gia (gồm có: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nêpan, Philippin, Srilanka, Thái Lan và Việt Nam). Trong chính sách hợp tác quốc tế, nhà nước khuyến khích việc sử dụng tại Việt Nam các chuyên gia có trình độ cao của các nước và trong cộng đồng người Việt tại nước ngoài làm cố vấn hoặc tham gia trực tiếp vào các quá trình xây dựng kế hoạch phát triển, đào tạo cán bộ, nghiên cứu phát triển công nghệ. Điều này cũng đã có ở một số cơ quan nghiên cứu của Việt Nam. Chẳng hạn, Viện Di truyền Nông nghiệp đã mờimột chuyên gia Ôxtrâylia về Sinh học phân tử sang giúp đào tạo cán bộ và tham gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu và triển khai CNSH. Điều đáng quý là nhà khoa học này rất tự nguyện, chấp nhận đồng lương ít ỏi như cán bộ Việt Nam, hòa nhập được với sinh hoạt giản dị còn khó khăn như nhiều người trong chúng ta.

24

E. KẾT LUẬN

Các CNSH mới được xem như nằm trong số các công cụ hoặc phương tiện mới nhất mà khoa học tiên tiến đã cung cấp cho sự phát triển của Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Trong khi chúng đã có những đóng góp đáng kể vào dược phẩm, phương pháp chẩn đoán và sức khỏe của con người, thì những lợi ích tiềm tàng vẫn chưa tác động đủ đến nông nghiệp và các lĩnh vực liên (quan. Các ứng dụng thường nhằm phát triển các sản phẩm có một thị trường đảm bảo và thu nhập kinh tế cao. Vì vậy, nhu cầu của dân nghèo phần lớn bị bỏ qua. Ở các nước đang phát triển, việc áp dụng toàn bộ CNSH hiện đại khá bị hạn chế.

Giá trị đầy đủ của các sản phẩm và công nghệ sẽ chỉ có thể đạt được khi có các cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu và triển khai cần thiết, những nguyên tắc chỉ đạo, quy chế, vốn đầu tư và các chính sách công khai. Một công nghệ sẽ chỉ thành đạt trong một môi trường mà các chính sách kinh tế và xã hội được chuẩn bị để hỗ trợ nó. Ngoài ra, các sản phẩm và công nghệ phải đến với nông dân, lâm dân, ngư dân và những người tiêu dùng chân thật khác ở cả.các nước phát triển cũng như đang phát triển. Hơn nữa, sự phát triển dành được do áp dụng các CNSH phải phù hợp với việc giữ gìn môi trường.

Xu hướng gần đây về sự phát triển và áp dụng các CNSH hiện đại đã làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội, thể chế, môi trường và chính trị. Nổi bật nhất trong số này là việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sự giúp đỡ không đầy đủ cho công việc nghiên cứu và tổ chức, những khía cạnh về tính an toàn sinh học, môi trường, việc thay thế các mặt hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển và sự công bằng xã hội(1).

25

MỤC LỤC

A. CNSH Ở MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN TIÊU BIỂU ... 2

1. Ôxtrâylia ... 2 2. Pháp ... 3 3. Đức ... 4 4. Ailen ... 5 5. Nhật ... 6 6. Anh ... 7 7. Mỹ ... 8

B. CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á ... 9

1. Trung Quốc ... 10

2. Ấn Độ ... 12

3. Trung tâm Quốc tế về Kỹ thuật di truyền và CNSH (ICGEB) ... 14

4. Inđônêxia ... 15

5. Malaixia ... 15

6. Philippin ... 16

7. Xingapo ... 17

8. Thái Lan ... 18

C. SO SÁNH HAI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN ... 19

1.Mô hình ở các nước phát triển ... 19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Mô hình ở các nước đang phát triển ... 20

D. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU CNSH Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM ... 22

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Biotechnology, its perspective and applications. Tech Monitor, 7-8/1993 2. Biotechnology in agriculture, forestry and fisheries. FAO, 1993.

3. Genetic Engineering and Bio-technology Monitor. UNIDO, 3/1993. 4. DBT (1991), Annual Report 1990 - 1991, New Delhi, India.

5. Kulessa, M. (ed.) (1990), The Nevvly Industrializing Economies of Asia, Berlin, Heidelberg: Springer - Verlag.

6. Lau, S , G. Vignaraja (1989), National Capabilities to Master Technological Change: A First Look at Selected Developing Countries, Paris, OECD Development Centre. 7. G.J. Persley (1989). The application of biotechnology to agriculture in developing

countries. AgriBiotech News anf Information 1(1), 23 - 26.

8. R. Pistorius and P. Smits (1990). Biotechnology in South - East Asia. Biotechnology and Development Monitor 3, 13-17.

9. Nguyễn Ngọc Hải, Công nghệ sinh học và Nông nghiệp, Tổng luận năm 1994. Viện Di truyền Nông nghiệp.

Nhận xét tổng luận

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CỨU CNSH TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM

Thông qua hai loại mô hình phát triển được so sánh và cụ thể hóa qua một số nước công nghiệp hóa tiêu biểu và một số nước ở Châu Á, tác giả muốn giúp người đọc nắm được khái quát tình hình tổ chức và nghiên cứu CNSH ở từng nước, hy vọng có thể rút ra một số kinh nghiệm bổ ích đối với nướcta.

Nhìn vào những nước phát triển, người ta thấy rõ xu hướng thương mại hóa của CNSH, khả năng đầu tư lớn dựa vào khu vực tư nhân, xu hướng muốn độc quyền các phát minh sáng chế và nhằm vào các sản phẩm thu được nhiều lợi nhuận chứ không hoàn toàn vì lợi ích của các nước đang phát triển.

Ngược lại, ở những nước đang phát triển tình hình nghiên cứu và triển khai CNSH trong nhiều lĩnh vực còn ở trình độ thấp, thiếu vốn, chưa được khu vực tư nhân quan tâm, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa được chú ý, mặc dầu mức độ ở từng nước hoặc nhóm nước có khác nhau.

So sánh trên đây có ý nghĩa quan trọng giúp nước ta xem lại tình hình tổ chức, nghiên cứu và triển khai CNSH của mình để khắc phục những mặt yếu kém. Về mặt này, tác giả đã nêu lên được những vấn đề đáng quan tâm đối với nước ta, như công tác giáo dục - đào tạo, kinh phí đầu tư và sự cần thiết phải thu hút khu vực tư nhân. Mặt khác, việc hợp tác với các nước đang phát triển trong khu vực về nghiên cứu và triển khai CNSH là vô cùng quan trọng vì mục tiêu giống nhau.

Kết luận của tác giả là thỏa đáng.

Nhìn chung, tổng luận gợi ra được một số vấn đề đáng suy nghĩ.

Nguyễn Ngọc Hải và các cộng sự (Viện Di truyền Nông nghiệp)

Một phần của tài liệu Tình hình tổ chức và nghiên cứu công nghệ sinh học trên thế giới và những vấn đề đáng quan tâm (Trang 25 - 30)