2. Tìm Hiểu Sơ Lược Về Mastercam X5
2.2. Sơ đồ và nguyên lí hoạt động của mạch điện máy trộn sản phẩm rời
sản phẩm rời.
.Sơ đồ mạch:
.Nguyên lý hoạt động:
Khi ta nhấn nút ấn On dòng điện sẽ chạy qua lần lượt các cuộn hút
của công tắc tơ, bộ đặt thời gian. Khi cuộn hút K của công tắc tơ có điện
thì sẽ kích hoạt tiếp điểm thường mở K và tiếp điểm thường mở Ksẽ đóng
lại giữ mạch. Các tiếp điểm thường mở ở mạch động lực cũng đóng lại sẽ
làm động cơ hoạt động.
Đồng thời dòng điện qua
cuộn hút T ở bộ đặt thời
gian làm kích hoạt tiếp
điểm thường đóng T ở
mạch điều khiển. Với
thời gian được cài đặt
trước trong bộ đặt thời gian, khi tới thời gian đã
đặt thì tiếp điểm thường
đóng T của bộ đặt thời gian sẽ được kích hoạt
mở ra. Khi đó mạch được
ngắt. động cơ ngưng hoạt
động.
Khi ta nhấn nút off thì mạch điện sẽ được ngắt
KẾT LUẬN
Tóm tắt kết quả đề tài
Đề tài “Nghiên cứu mô phỏng máy trộn hạt sản phẩm rời”
Đề tài được thực hiện trong 3 tháng. Trong khoảng thời gian đó, đề tài được nghiên cứu dựa trên các tài liệu từ sách giáo khoa, tạp chí, các diễn đàn mạng và khảo nghiệm thực tế máy trộn tại phòng thí nghiệm cơ khí chế biến. Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng đề tài cũng đã được những thành công nhất định như:
- Đã tìm hiểu được tình trạng sản xuất, nhu cầu về trộn các loại nguyên liệu rời.
- Đã tính toán, thiết kế kiểm tra được máy trộn hạt sản phẩm rời
- Ứng dụng thành công phần mềm Inventor 2012, Mastercam X5, Automation Studio 5.0 vào mô phỏng chuyển động của máy, gia công chi tiết cũng như mạch điện điều khiển.
Đánh giá đề tài
Với sự đam mê ngành học cùng với những cố gắng và sự hướng dẫn tận tụy của Th.s Võ Thành Bắc và Th.s Nguyễn Bồng, đề tài đã đáp ứng được tương đối các mục đích ban đầu. Bằng những kiến thức mà các thầy, cô ở khoa cũng như ở trường đã tận tình truyền thụ, em đã áp dụng thành công vào đề tài. Chính vì vậy mà đề tài là sự thành công lớn nhất trong suốt thời gian 4 năm em theo học ở trường.
Kết luận
Đề tài “Nghiên cứu mô phỏng máy trộn hạt sản phẩm rời” chỉ dừng lại ở việc tính toán và thiết kế trên cơ sở mô hình thực tế. Nhưng cái mới của đề tài là ứng dụng thành công phần mềm Inventor, Mastercam và Automation Studio vào việc mô phỏng chuyển động, gia công và điều khiển làm cho đề tài sinh động và trực quan hơn. Em hy vọng trong một thời gian gần nhất chúng ta có thể chế tạo thành công những máy trộn đa năng, hiện đại vói công suất lớn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Thành Bắc và thầy Nguyễn Bồng đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO - -
[1]. Máy và thiết bị chế biến thực phẩm, Nguyễn Văn Cương.
[2]. Sức bền vật liệu, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2008. [3]. Sổ Tay Kỹ Sư Công Nghệ Chế Tạo Máy, Trần Văn Địch.
[4]. Thiết kế chi tiết máy, Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm,– NXB Giáo Dục 2006 - (TL1).
[5]. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Tập 1 và Tập 2, Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, NXB Giáo Dục 2007 – (TL2).
[6]. Chi tiết máy, Tập 1 và Tập 2, Nguyễn Trọng Hiệp– NXB Giáo Dục.
[7]. Cơ sở thiết kế máy, Nguyễn Hữu Lộc– NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2004.
[8]. Dung sai & lắp ghép, PGS. Hà Văn Vui,– NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2003.
[9]. Hướng dẫn sử dụng Autodesk Inventor, Nguyễn Trọng Hữu, Nguyễn Hữa Lộc.
[10].Thiết kế cơ khí điện tử và mô phỏng, NXB Giao Thông Vận Tải. [11].Automation_Guidebook.
[12].Vẽ kỹ thuật cơ khí , Trần Hữu Quế– NXB Giáo Dục 2006.