Những nhận xét và đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phẩn mía đường lam sơn (1) (Trang 43 - 48)

ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN

I. Những nhận xét và đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinhdoanh tại công ty doanh tại công ty

1. Những mặt mạnh mà công ty đạt được:

• Vùng mía đường Lam Sơn nay đã lan toả đến 13 huyện phía Tây bắc Thanh Hóa và tập trung chủ yếu tại 9 huyện: Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Lang Chánh, Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Như Xuân (trong đó có 4 huyện nghèo có tổng diện tích khoảng 30 ha là Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân) với tổng diện tích tự nhiên khoảng 4.000 km2, chiếm 46,38% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp 20,4 nghìn ha, chiếm 29,3% của toàn tỉnh. Dân số ước tính khoảng 1.360 nghìn người, chiếm 37% dân số toàn tỉnh, với 851 nghìn lao động trong độ tuổi, chiếm 62% dân số toàn vùng, vào khoảng 37% lao động toàn Tỉnh.

• Như vậy bên cạnh các lợi thế phát triển chung của ngành mía đường Việt Nam, Lam Sơn có cơ sở phát triển trên phạm vi tỉnh với các lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều có thể dùng cho sản xuất mía, đưa Thanh Hóa thành vùng sản xuất nguyên liệu mía sử dụng cơ giới hóa và đầu tư kỹ thuật cao của Việt Nam.

• Đặc biệt Hiệp hội mía đường Lam Sơn là mô hình độc nhất vô nhị cả nước, liên kết các thành phần kinh tế làm bà đỡ tác động và hỗ trợ nông dân, hơn 15 năm hoạt động đã trở thành điểm sáng về mẫu hình liên kết kinh tế gắn

công nghiệp với nông nghiệp, liên minh công - nông – trí hiệu quả trong thời kỳ đổi mới, trở biểu tượng niềm tin, niềm tự hào của hàng vạn hộ nông dân vùng mía Lam Sơn

• Ngoài ra, Lam Sơn được sự ủng hộ cao từ lãnh đạo tỉnh cho đến người dân. Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội Miền Tây Thanh Hoá đến năm 2015, Đề án phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tỉnh, trong đó có xây dựng thương hiệu đường Xứ Thanh; Rà soát, quy hoạch các vùng nguyên liệu mía, sắn, cao su; Ban hành chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn… Năm 2011, với sự hỗ trợ của Tỉnh ủy UBND tỉnh và chính quyền địa phương, Lasuco đã thành lập ra 03 công ty cấp huyện và cấp xã và 03 xí nghiệp tại các địa bàn khác nhau của tỉnh nhằm mục tiêu hợp tác toàn diện với người dân mở rộng diện tích trồng mía và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào nông nghiệp. Hoạt động của công ty đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và đồng thuận của người dân.

1.1.Sản phẩm

• Các sản phẩm đường-cồn điện của doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường với thị phần đang tiếp tục tăng trưởng tốt (chiếm 10-12% thị phần đường cả nước)

• Sản phẩm đường tinh luyện của LSS đạt tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ và những khách hàng lớn đòi hỏi tính nghiêm ngặt về chất lượng như: Cocacola, Pepsi, Vinamilk… Đường kính trắng có lợi thế từ những năm 1990 và đường vàng có mùi thơm đặc trưng chỉ có ở vùng mía Lam Sơn.

• Sản phẩm cồn có chất lượng cao dùng để xuất khẩu và làm nguyên liệu xăng pha cồn có nguồn gốc từ thiên nhiên. Cồn được

sản xuất theo tiêu chuẩn EU, Mỹ và được xuất khẩu sang thị trường Thụy Sĩ, Pháp, Mỹ… để sản xuất các loại rượu cao cấp. 1.2.Quan hệ với khách hàng

Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng và các đối tác kinh doanh với phương châm “Thỏa mãn mọi nhu cầu chính đáng của khách hàng, đảm bảo hài hòa các mói quan hệ lợi ích”

1.3.Nghiên cứu phát triển, đổi mới quan hệ

• Doanh nghiệp đang từng bước đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng lĩnh vực, địa bàn và ngành nghề kinh doanh. Đầu tư thiết bị và công nghệ mới, nâng công suát các nhà máy hiện có, tăng nhanh sản lượng Đường-Cồn-Điện-Nhiên liệu sinh học

• Đây là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của ngành mía đường Việt Nam triển khai và áp dụng “Hệ thống công nghệ cao tưới nước nhỏ giọt cho cây mía”. Dự án này bắt đầu thực hiện từ năm 2008 đến năm 2013 trên diện tích ổn định hàng năm là 3000 ha mía. Vụ mía năm 2011-2012 năng suất đã tăng gấp hai lần so với trước, tạo điều kiện người trồng có lãi cao, lâu bền.

1.4.Hình ảnh thương hiệu

Văn hóa doanh nghiệp được chú trọng bảo vệ và phát huy. Thương hiệu LASUCO nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam và đang từng bước khẳng định vị thế để trở thành tập đoàn kinh tế Công nghiệp-Nông nghiệp-Dịch vụ -Thương mại hàng đầu trong nghành mía đường Việt Nam

Đầu tư tài chính được tái cấu trúc lại một bước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các dự án dầu tư được cân nhắc kĩ,tập trung vốn cho sản xuất để tạo ra tài sản mới, sản phẩm mới, việc làm mới. Hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt cao nhất từ trước tới nay với lợi nhuận 202 tỷ đồng, gấp hai lần kế hoạch, tăng 175% so với năm trước, cổ tức đạt 25%, EPS là 5534 đồng, tổng tài tăng 25% so với năm trước

2. Hạn chế

2.1. Sản phẩm

Các chủng loại sản phẩm còn hạn chế, chưa phong phú và đa dạng, chưa có các dòng sản phẩm đường chuyên biệt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Mẫu mã, bao bì, hình thức đóng gói còn đơn giản so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cùng nghành

2.2.Bộ máy quản lý nhân sự

Bộ máy quản lý nhân sự đã được soát xét nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển, các lực lượng trực tiếp làm công tác nguyên liệu còn thiếu, nguồn nhân lực bổ sung thay thế chưa chuẩn bị kịp

2.3.Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã được triển khai nhưng tốc độ còn chậm, ảnh hưởng xấu đến dòng tiền của công ty

• Dự án đầu tư vây dựng trung tâm văn hóa thể thao Lam Sơn tiến độ thi công chậm

• Dự án mở rộng Công suất nhà máy đường 2: đã cơ bản xác định nâng công suất từ 4000TCD lên 7500TCD, đang tập trung chuẩn bị dự án để xem xét triển khai.

• Một số dự án mới như sản xuất Butanol sinh học, rượu Vodka… đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án khả thi.

• Dự án trồng cây Jatropha tạm hoãn lại

• Dự án đầu tư trường cao đẳng nghề Lam Kinh cung chưa triển khai phải tạm hoãn lại

3. Cơ hội

• Thị trương tiêu thụ đường được đánh giá còn nhiều tiềm năng do tổng nguồn cung trong cả nước mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu thị trường

• Doanh thu có xu hướng tăng trưởng ổn định, lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ ứng dụng được kĩ thuật giúp tiết kiệm chi phí giá vốn

• Bước đầu thành công trong việc tái cấu trúc, giúp giảm chi phí rõ rệt, doanh thu được cải thiện đáng kể

4. Thách thức

• Năm 2013, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do giá đường giảm sâu, nạn đường lậu gia tăng, thời tiết diễn biến phức tạp, nhưng kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mía ép nguyên liệu đạt 1.036.870 tấn, tăng 20,26% so với cùng kỳ (CK); sản xuất đường đạt 106.080 tấn, tăng 6,7% CK; sản xuất cồn đạt 8.840.000 lít. Tiêu thụ 104.931 tấn đường, tăng 18,2% CK; tiêu thụ 9.520 lít cồn, tăng 25,7% CK. Doanh thu có thuế đạt

1.611,7 tỷ đồng, tăng 6,55% CK; lợi nhuận trước thuế đạt 52,17 tỷ đồng, tăng 29% CK; nộp ngân sách Nhà nước 79,4 tỷ đồng, tăng 23% CK.

• Trong năm 2013, vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã được tổ chức và quản lý theo phương thức gắn với người trồng mía. Công tác tái cấu trúc tài chính đạt được nhiều kết quả nổi bật. Công ty đã thoái vốn đầu tư tài chính giảm 30%, công nợ phải thu tiết giảm 47%, nợ vay ngân hàng giảm 42% so với đầu năm. Công tác tái cấu trúc bộ máy tổ chức quản trị, điều hành và quản lý gọn nhẹ gắn với sản xuất, kỷ cương, hiệu lực thông suốt hơn... Tuy nhiên, các chỉ tiêu, hiệu quả mà công ty đề ra đều không đạt so với kế hoạch; phát triển vùng mía nguyên liệu vẫn chưa thực sự bền vững; sản xuất, chế biến chất lượng, hiệu quả chưa cao, tỷ lệ thu hồi sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thị trường...

• Thông qua nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2014 với các mục tiêu chủ yếu: Tổng doanh thu có VAT đạt 1.615 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 55 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 70 tỷ đồng... Tại đại hội, các cổ đông đã bầu 5 đồng chí vào hội đồng quản trị tiếp tục nhiệm kỳ 2011- 2015.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phẩn mía đường lam sơn (1) (Trang 43 - 48)