1. Định hướng phát triển của Cục đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010-2015:
1.2 Về luật pháp và chính sách
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam, trong đó, đặc biệt chú trọng và rà soát các thủ tục về đầu tư và các mẫu văn bản áp dụng trong thủ tục đầu tưđể đề xuất phương án điều chỉnh phù hợp.
- Tiếp tục công tác tuyên truyền, tập huấn kịp thời cho các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp về nội dung của các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, các cam kết quốc tế liên quan đến đầu tư.
- Cập nhật bộ tài liệu về các quy định của pháp luật kiên quan đến các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện thành bộ tài liệu hướng dẫn ( được cập nhật định kỳ) để tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng.
- Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn III và các giai đoạn tiếp theo.
- Xây dựng Quyết định của chính phủ quy định về công tác xúc tiến đầu tư
- Sửa đổi, bổ sung nghi định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
- Xây dựng danh mục bảo lưu thưc hiện hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN - Rà soát, đánh giá toàn diện về phân cấp giấy chứng nhận đầu tư.
1.3 Về quản lý nhà nước
- Đổi mới và tăng cường năng lực cho công tác thu thập, tổng hợp thông tin, đánh giá hiệu quả đầu tư, nghiên cứu chuyên đề về đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài nhằm
đảm bảo cho việc nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước, phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và công tác xúc tiến đầu tư.
- Thực hiện tốt cơ chế một cửa đối với đầu tư ra nước ngoài.
- Tăng cường rà soát công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư, kiểm tra, giám sát tình hình cấp phép và quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài của các địa phương nhằm giúp Bộ thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô về đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các vi phạm
pháp luật; tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiếm và chống lãng phí.
- Tập trung hướng dẫn theo dõi thực hiện quy định mới về thủ tục đầu tư, tránh gây ách tắc phiền hà cho các doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cải cách thủ tục đầu tư theo quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24/1/2006, quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 và chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 7/9/2006; bảo đảm sự thống nhất đồng bộ
trong việc ban hành, quản lý và sử dụng mẫu đơn, mẫu hồ sơ trong thủ tục liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi Bộ Kế hoạch – Đầu tư quản lý; chống việc lạm dụng mẫu phục vụ lợi ích cục bộ, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức, và doanh nghiệp; đảm bảo hệ
thống mẫu đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng.
1.4 Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế:
- Tập trung nghiên cứu, xây dựng trình chính phủ ban hành Nghị định quy định về
công tác xúc tiến đầu tư.
- Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới theo hướng: tăng cường quản lý Nhà nước về xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ cho công tác xúc tiến
đầu tư, chú trọng xúc tiến đầu tư theo các đối tác, dự án cụ thể.
- Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư để phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư cũng như hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài; tăng cường hơn nữa các hoạt động tập huận, đào tạo, tăng cường năng lực về công tác xúc tiến đầu tư. Nghiên cứu thu thập thông tin về khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
- Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài hàng năm sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ.
- Tổng hợp và xây dựng , theo dõi thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, thông qua đó nhằm thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư trong phạm vi cả nước.
- Tăng cường hợp tác phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu ở các cấp giữa trong nước với các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, đồng thời nâng cao chất lượng tài liệu, cán bộ kỹ thuật cho xúc tiến đầu tư.
2. Giải pháp:
2.1Tổng hợp thông tin:
- Mở những khóa đào tạo, hoặc cử cán bộ phụ trách tổng hợp thông tin tham gia những khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn để công tác tổng hợp thông tin được thực hiện hiệu quả. Cần chú ý rằng những thông tin do cục đầu tư nước tổng hợp hàng năm có phạm vi rất rộng và từ rất nhiều nguồn khác nhau. Chinh vì thế năng lực của cán bộ tổng hợp rất quan trọng đểđưa ra những nguồn số liệu đáng tin cậy. Ngoài ra Cục đầu tư nước ngoài cũng cần chú trọng cải thiện điều kiện phát triển cho những cán bộ trẻ.
- Hoàn thiện và phát triển trang Web của Cục đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa các danh mục liên quan đến đầu tư, bổ sung nhiều nguồn tài liệu liên quan đến đầu tư như
những văn bản pháp luật, các bản báo cáo hàng năm…, có kèm theo các thông tin hướng dẫn cụ thể việc đăng nhập và tiếp cận nguồn thông tin, có sự kết nối với những trang web khác có liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
- Đề nghị trang bị thêm những trang thiết bị máy móc, phần mềm hiện đại phục vụ
cho công tác thu thập và tổng hợp thông tin, giảm thiểu đến tối đa những thao tác thủ
công để tiết kiệm thời gian và đảm bảo độ chính xác cao cho số liệu được tổng hợp. Cùng với việc trang bị thiết bị tiên tiến, cần nâng cao kỹ năng của cán bộ nhằm đảm bảo có thể
sử dụng hiệu quả, nhanh chóng và chính xác nhất những trang thiết bị này.
- Cập nhật thông tin thường xuyên: thông tin liên quan đến đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn tin đáng tin cậy để các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp
thường dựa vào để có được những quyết định đầu tư và các quyết định quản lý một cách phù hợp và đúng đắn. Chính vì vậy một trong những nhiệm vụ nặng nề của công tác tổng hợp thông tin ngoài việc là nguồn tin chính xác là nguồn thông tin phải được cập nhật một cách thường xuyên, tránh trường hợp nhà đầu tư phải tiếp cận những thông tin cũ, không cần thiết.
2.2 Công tác xây dựng pháp luật chính sách:
- Cần có sự kiểm tra và nghiên cứu tình hình thực tế tại các địa phương để thấy được những bất cập trong quá trình thực hiện những văn bản pháp luật liên quan đến đầu tưđể
có những điều chỉnh cho hợp lý, tránh tình trạng không đồng bộ giữa các văn bản pháp luật và quá trình thực hiện các quy định giữa các địa phương và giữa trung ương với địa phương.
- Xây dựng một hệ thống mẫu đơn thống nhất, dễ hiểu, dễ sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức không bị kéo dài trong quá trình xin giấy phép đầu tư, dẫn đến tình trạng bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
- Xây dựng một hệ thống các văn bản hướng dẫn việc thực thi các luật và quy định pháp luật, ban hành rộng rãi đến các địa phương, cập nhật sửa đổi hàng năm nhằm tránh tình trạng những quy định trung ương không chặt chẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong quá trình tiến hành đầu tư.
- Cục đầu tư nước ngoài phải thường xuyên có sự sưả đổi bổ sung những văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư. Tình hình hoạt động và môi trường đầu tưở nước ta cũng như tình hình đầu tư trên thế giới thường xuyên thay đổi. Tình hình đó đòi hỏi những văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư phải phù hợp với tình hình thực tế hiện tại, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và trên thế giới có thể tiếp cận thành công cơ hội đầu tư. Các văn bản pháp luật nhưđiều luật, nghị quyết, quyết định liên quan
đến đầu tư phải được xem xét lại thường xuyên, những gì không còn phù hợp phải được rà soát, bổ sung, hoàn thiện nhằm đảm bảo thực sự hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng nhất
quán, minh bạch và ổn định. Hơn nữa phải tính tới các yếu tố phù hợp với thông lệ quốc tế và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, kể cá các cam kết với WTO.
2.3 Công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế:
- Xây dựng những cơ quan xúc tiến đầu tư tại các địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan xúc tiến đầu tư tại trung ương, tiến đến trong tương lai, công tác xúc tiến
đầu tư giữa các địa phương, và giữa trung ương với địa phương được thực hiện một cách xuyên suốt, nhanh chóng và hiệu quả.
- Tạo điều kiện để cán bộ xúc tiến đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, có hiểu biết tổng quát về tình hình của các địa phương. Cục có thểđào tạo cán bộ và phân phối cán bộ phụ trách những địa phương cụ thể để một cán bộ có thể hiểu rõ về địa phương mình phụ trách hơn, từđó có thểđi sâu xây dựng những phương án xúc tiến đầu tư nhằm đảm bảo đem lại lợi nhuận cho địa phương, phù hợp với mức độ hấp thụ vốn cũng như điều kiện tại địa phương. Chỉ có như thế công tác xúc tiến đầu tư mới có thể được thực hiện một cách hiệu quả.
- Cho đến nay, cục đầu tư nước ngoài đã phối hợp với rất nhiều tổ chức, đoàn thể tổ
chức những buổi hội thảo cả trong nước và nước ngoài để đẩy mạnh công tác xúc tiến
đầu tư và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên nếu các hội thảo này được quảng bá và mang tính
đại chúng hơn nữa, có nghĩa là những cá nhân, những nhà đầu tư, những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có cơ hội tham gia, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của mình đến các nhà đầu tư trên toàn thế giới thì công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế sẽ đạt hiệu quả cao.
- Một trong những khó khăn hiện nay trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của Việt Nam là do cơ chế hành chính khá phức tạp, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Chính vì thế, trong tương lai cục đầu tư
nước ngoài với chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cần phải nghiên cứu
đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo tuân thủđúng quy định của pháp luật: tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế liên thông-một cửa ở các cơ quan cấp giấy
chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư, tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ
quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục vềđất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan; ban hành các văn bản về quản lý ĐTNN trên địa bàn theo hướng minh bạch, rõ ràng vềđầu mối, thời gian giải quyết hồ
sơ đối với nhà đầu tư, đầu mục hồ sơ cấp GCNĐT... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động
ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
- Ban hành chế độ, chính sách đặc thù riêng về thủ tục và trình tự giải ngân để đặc biệt đối xử với một số dự án gặp nhiều khó khăn song vẫn phải đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Hiện nay, các quy định về thủ tục và trình tự giải ngân vẫn mang tính chung chung, chưa lường trước được những khó khăn của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án, chính vì thếđã cản trở công việc xúc tiến thực hiện đầu tư.
- Tiếp tục kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường
đầu tư Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư- thương mại- du lịch.
2.4 Quản lý nhà nước vềđầu tư nước ngoài:
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15/2007/CT-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy ĐTNN vào Việt Nam. Triển khai ngay các nhiệm vụ được giao tại văn bản số 3237/CP-QHQT ngày 20/5/2008 nhằm thực có hiệu quả túc Chỉ thị nêu trên.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ giám sát việc thực hiện cấp giấy chứng nhận
đầu tư tại các địa phương, giám sát việc thực hiện đầu tư tại các địa phương, kịp thời phát hiện ra các sai phạm và có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Có sự liên kết chặt chẽ với tình hình đầu tư trên thực tếđể phát hiện và sửa đổi những không hợp lý trong công tác quản lý hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN:
Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia hấp dẫn với những cơ hội đầu tư tầm cỡ và có triển vọng cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm vừa qua dòng vống FDI chảy vào Việt Nam không nhưng tăng cao và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Có được sự hấp dẫn đó là do chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư, cơ chế thông thoáng và ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ và Bộ kế hoạch đầu tư, trong đó Cục Đầu tư nước ngoài là một trong những cầu nối quan trọng. Xem xét về lịch sử hình thành, quá trình phát triển và những hoạt động của Cục Đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, em nhận thấy Cục Đầu tư nước ngoài đã hoàn thành tốt vai trò của mình với tư cách là đại diện giúp Bộ
trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.