Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung và hội nhập trong

Một phần của tài liệu Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt nam (tt) (Trang 27 - 29)

5 ASEAN Secretariat (201), ASEAN Integration Report 201, Jakarta, tr.16.

4.3.4. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung và hội nhập trong

đến hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung và hội nhập trong ASEAN nói riêng

- Thứ nhất, đa dạng hình thức tuyên truyền, giới thiệu về ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN nói chung và Khu vực thương mại tự do ASEAN nói riêng theo nhiều hình thức khác nhau.

- Thứ hai, chú trọng tiến hành công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ASEAN nói chung và AFTA nói riêng phù hợp với từng đối tượng.

KẾT LUẬN

Khu vực thương mại (hàng hóa) tự do được hiểu là khu vực hình thành giữa hai hoặc nhiều quốc gia, lãnh thổ hải quan độc lập hoặc các tổ chức quốc tế, mà tại đó các rào cản thương mại được dỡ bỏ, đồng thời các hoạt động thuận lợi hoá thương mại được xúc tiến đối với hàng hoá qua lại giữa các thành viên. Khu vực thương mại tự do ASEAN được thành lập

năm 1992, điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hoá (không điều chỉnh các vấn đề về thương mại dịch vụ, đầu tư và lao động). Nội dung pháp lý của AFTA bao gồm hai nhóm vấn đề chính: Một là về tự do hóa thương mại hàng hóa, gồm: tự do hóa thuế quan, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan và quy tắc xuất xứ; Hai là về thuận lợi hóa thương mại hàng hóa, gồm: thủ tục hải quan, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp và các biện pháp vệ sinh dịch tễ.

Quá trình tự do hóa thương mại hàng hóa cũng như thực hiện các nội dung về thuận lợi hóa thương mại hàng hóa trong AFTA đã và đang tác động rất tích cực đến hoạt động thương mại nội khối của ASEAN. Trong quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, với vị trí là hạt nhân của một trong các trụ cột của Cộng đồng này, sự vận hành hiệu quả của AFTA sẽ vừa là tiền đề vừa là động lực để thực hiện các nội dung liên kết kinh tế khác của ASEAN, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Cộng đồng này.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, bối cảnh hợp tác khu vực đã có nhiều thay đổi cả về chủ quan lẫn khách quan. Thực tế đã xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới quá trình thực thi AFTA. Những yếu tố này mang lại cả những thuận lợi và thách thức lớn đối với AFTA; đặt ra những đòi hỏi, yêu cầu mới mà ASEAN buộc phải có những cải cách kịp thời để vận hành AFTA một cách hiệu quả trong thực tế.

Tương tự như các quốc gia thành viên khác, Việt Nam đã tiến hành nội luật hóa các quy định của AFTA và đã xây dựng được một hệ thống các quy định pháp luật khá chi tiết, cụ thể để làm căn cứ pháp lý quốc gia thực hiện các nghĩa vụ thành viên AFTA nói riêng và ASEAN nói chung. Nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế quốc gia để thực hiện một cách chủ động và tích cực hơn nữa nghĩa vụ thành viên AFTA và đạt được những mục tiêu đề ra trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung của nước ta, Luận án đã đề xuất phương hướng và một hệ giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hội nhập AFTA của Việt Nam.

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ CẮT GIẢM THUẾ QUAN TRONG AFTA (2003-2015)

Một phần của tài liệu Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt nam (tt) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)