Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 40)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơđồ khu vc nghiên cu

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc. Trung tâm thành phố

cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Tây Bắc. Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 17.707,52 ha, ranh giới hành chính như sau:

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình; - Phía Tây giáp huyện Đại Từ; - Phía Nam giáp Thị xã Sông Công;

Thành phố có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hóa của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ với các tỉnh đồng bằng với các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang...

Đây là điều kiện rất thuận lợi để thành phố Thái Nguyên phát triển kinh tế

Thành phố Thái Nguyên gồm 19 phường: Tân Long, Trung Thành, Trưng Vương, Quan Triều, Cam Giá, Túc Duyên, Quang Vinh, Hương Sơn, Gia Sàng,

Đồng Quang, Phan Đình Phùng, Tân Lập, Quang Trung, Tân Thịnh, Tân Thành, Thịnh Đán, Hoàng Văn Thụ, Tích Lương, Phú Xá và 9 xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức, Phúc Hà, Lương Sơn, Cao Ngạn, Đồng Bẩm, Quyết Thắng. [7,Tr.23-tr.24] và [8, tr3.1-tr3.2]

3.1.1.2. Địa hình, địa chất * Địa hình

Địa hình thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp, càng về

phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao.

Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo

điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ [8].

* Thổ nhưỡng: Thành phố Thái Nguyên bao gồm các loại đất chính sau: + Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có các loại đất: đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính ít chua có diện tích 3.125.35 ha chiếm 17,65%; đất phù sa không được bồi hàng năm chua, glay yếu có diện tích 100,19 ha chiếm 0,56%; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung

tính, ít chua có diện tích 397,84 ha chiếm 2,25%. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.

+ Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích đất tự

nhiên, trong đó gồm các loại đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình có diện tích 1.088,68 ha chiếm 6,15% và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm Feralit diện tích 59,2 ha chiếm 0,33% thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất xám Feralit: diện tích 7,614,96 ha chiếm 43% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm các loại đất xám Feralit trên đá cát có diện tích 3.653,3 ha chiếm 20,63%; đất xám Feralit trên đá sét có diện tích 3.178,76 ha chiếm 17,95%; đất xám Feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ có diện tích 782,9 ha chiếm 4,42%.

Đất này thích hợp trồng cây gây rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây hàng năm. [24].

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng

ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu thành phố có những nét riêng biệt.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,50C, thấp nhất vào tháng 1 là 15,5 0C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bổ không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió

đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh.

Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông –

lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm [7,tr.24-tr.25].

3.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chảy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25km, lòng sông mở rộng từ 70-100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m3/giây, mùa cạn 7,5 m3/giây.

Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hóa. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m3/giây, mùa cạn 0,32m3/giây. Đặc biệt trên địa bàn thành phố có Hồ núi cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả

năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô cạn [7,tr.25].

3.1.2. Điu kin kinh tế

Thành phố Thái Nguyên được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế một vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc

độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

Thành phố đã triển khai có hiệu quả các chương trình, mục tiêu của Chính phủ và tỉnh, tạo thế và lực mới cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ

năm 2010. Hệ thống văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời. Các đề án của thành phố được ban hành và thực hiện đồng bộ tạo môi trường

đầu tư thông thoáng cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng. Thu hút được nhiều nguồn đầu tư, nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 14,6%. Cơ cấu kinh tế năm 2010: Công nghiệp 48,01%; Dịch vụ 47,37%; Nông nghiệp 4,62%. GDP bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/ người/năm.

- Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 56 triệu đồng, vượt 26 triệu đồng so với chỉ tiêu đại hội; giá trị sản phẩm trên 1ha chè, cây ăn quả đạt 72 triệu đồng.

- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho 6.020 lao động; giảm tỷ lệ hộ

nghèo từ 9,2% xuống còn 2,6%.

- Giảm tỷ suất sinh thô bình quân 0,16‰ [8].

Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 94,02% (năm 2009) lên 94,29% (năm 2010) trong khi tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ

5,98% (năm 2009) xuống 5,71% (năm 2010). Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng lên trong giai đoạn 2006-2011; Ngành nông nghiệp tuy vẫn tăng trưởng về giá trị tuyệt

đối nhưng tỷ trọng trong tổng sản phẩm thành phố giảm xuống phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại của cả nước cũng như vùng và tỉnh [8].

Vềđóng góp cho tăng trưởng tổng sản phẩm thành phố, ngành công nghiệp – xây dựng luôn đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng tổng sản phẩm thành phố, tiếp

đến là ngành dịch vụ và nông nghiệp. Tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng tổng sản phẩm của thành phố năm 2010 giảm so với năm 2009; Tỷ lệđóng góp của ngành công nghiệp – xây dựng năm 2010 cũng giảm nhẹ so với năm 2009; Riêng tỷ lệđóng góp của ngành dịch vụ năm 2010 tăng so với năm 2009. Theo thời gian, tốc độ tăng trưởng và mức đóng góp của các ngành sản xuất vào tăng trưởng tổng sản phẩm thành phố sẽ giảm xuống và ngược lại, tốc độ tăng trưởng và mức

đóng góp của ngành dịch vụ sẽ tăng lên theo xu thế chung. Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu đầu tưđã dựa vào tính chất đặc thù của thành phố, từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả trong từng ngành, tính theo cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ, thương mại - nông lâm nghiệp. Những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố đã phát triển đúng hướng, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển ổn định.

3.1.3. Điu kin văn hóa, xã hi

3.1.3.1. Dân số

Tính đến 12/2011, dân số (bao gồm cả thường trú và quy đổi) toàn thành phố

là 283.333 người; trong đó, dân số nội thị là 226.080 người chiếm 79,79% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thường trú là 201.277 người và dân số quy đổi là 86.800 người), dân số ngoại thị là 57.253 người chiếm 20,21% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thường trú là 78.433 người và dân số quy đổi là 5.540 người);

Năm 2011, tỷ lệ tăng dân số trung bình 2,09%. Số sinh viên, học sinh, khách du lịch, lực lượng quân đội, công an, người đến tạm trú để làm việc và khám bệnh

đang ngày một tăng. Cụ thể, hiện có 82.097 học sinh, sinh viên nội vùng và của các vùng lân cận đang sống và học tập tại Thành phố Thái Nguyên; 7.533 lượt khách thăm quan du lịch, hội nghị, hội thảo; 5.771 lao động ngoại tỉnh làm việc tại các doanh nghiệp và 91.819 lượt người đến khám chữa bệnh tại thành phố Thái Nguyên. Tỷ lệ tăng dân số toàn đô thị năm 2009 đạt 2,09% (tăng tự nhiên: 0,8%,

đảm bảo chỉ tiêu quy định; tăng cơ học: 1,29%).

Tính đến 31 tháng 12 năm 2011, dân số trong độ tuổi lao động của thành phố

là 189.130 người, bằng 67,61% tổng dân số toàn thành phố. Thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 140.700 người lao động, chiếm tỷ lệ 74,39%.

Thành phố Thái Nguyên có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh. Đến cuối năm 2011, số người lao động trong khu vực nội thị là 97.083 người, phi nông nghiệp là 104.118 người; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 74% [7,tr.26].

3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

+ Giao thông: Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút giao thông với 3

đường quốc lộđi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn). Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên

địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. Ngoài ra

để giảm mật độ các phương tiện ra vào trung tâm thành phố, thành phố đã đầu tư

xây dựng tuyến đương tránh thành phố Thái Nguyên, hiện tuyến đường này đã được

đưa vào sử dụng. Thành phố Thái Nguyên có 2 hệ thống đường sắt chính: Hà Nội - Quan Triều và và Lưu Xá - Kép, ngoài ra còn có tuyến Quan Triều - Núi Hồng chuyên dùng để chở khoáng sản. Hệ thống đường sông nội thủy hiện không còn

được sử dụng do các sông thường có mức nước nông nhất là vào mùa đông. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km. Ngoài ra thành phố còn là cửa ngõ đi các tỉnh Đông Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Thành phố còn có Sân bay

Đồng Bẩm, nhưng hiện đang bị bỏ hoang và không được sử dụng. Thành phố hiện có 1 bến xe khách tại khu vực trung tâm. Dự kiến trong tương lai, thành phố sẽ có 3 bến xe khách: Bến xe trung tâm, Bến xe phía Bắc, Bến xe phía Nam. Bến xe Trung tâm cũ sẽđược chuyển đổi thành Bến trung chuyển xe bus.

Nhìn chung, hạ tầng giao thông đô thị của thành phố được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dân số thành phố Thái Nguyên không ngừng tăng nhanh, thêm vào đó là mỗi năm thành phố phải đón nhận một lượng lớn người nhập cư là sinh viên theo học các trường Đại học cao đẳng trên địa bàn nên đã xảy ra tình trạng tắc đường cục bộ tại một sốđiểm vào những giờ cao điểm như: Ngã tư Đồng Quang, Đường Hoàng Văn Thụ, Đường Chu Văn An (Do đường quá hẹp, mật độ phương tiện vào giờ cao điểm dày đặc), Đường Lương Ngọc Quyến,...

+ Y tế: Thành phố là nơi tập trung 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Trung ương và địa phương như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương, bệnh viện Lao, bệnh viện Mắt, bệnh viện Y học cổ truyền... với trên 3.000 gường bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân trong vùng. Ngoài ra có 5 trung tâm trực thuộc Sở y tế làm công tác dự phòng và chỉđạo chuyên môn. Đến nay thành phốđã có 14/28 trạm y tếđạt chuẩn quốc gia và tiếp tục phấn đấu đến năm 2010, 100% các trạm y tế ở các xã, phường đều đạt chuẩn quốc gia. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện lớn nhất vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (diện tích 6,91ha, với 1.000 gường bệnh). Tổng số bệnh nhân tới khám chữa bệnh trên hệ thống y tế của thành phố gần 1 triệu người; điều trị nội trú hơn 90 nghìn lượt người. [7,tr.3.6-tr.3.7].

+ Giáo dục: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 cả nước, chỉ sau sau thủđô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống trường lớp

được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn với tổng diện tích khoảng 295,7 ha, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường. Cơ

cấu các ngành học được nâng cấp bổ sung. Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, bổ

túc văn hoá, đã hình thành nhiều loại hình đào tạo như các lớp dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học, các lớp kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp...Phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho ngành giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Toàn thành phố có 39 trường mầm non (với diện tích 28,23 ha ), 34 trường tiểu học (với diện tích 23,4 ha), 28 trường trung học cơ sở và 1 trường phổ thông dân lập (với diện tích 20,86 ha), 8 trường trung học phổ thông và 2 trường đạt chuẩn quốc gia, 1.512 lớp học với 3.086 giáo viên và 48.829 học sinh. Đã có 44/100 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 07 trường mầm non, 26 trường tiểu học (02 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II), 11 trường THCS. Tổng số học sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông là 4.430 học sinh; Trong đó tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông của thành phố chiếm 91,47%.

Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, trên địa bàn thành phố có hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề do trung ương và địa phương quản lý. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 9 cơ sở đào tạo thuộc cấp đại học (diện tích 172,58 ha) và 11 cơ sở đào tạo thuộc cấp cao đẳng (diện tích 41,16 ha) với tổng số trên 2.500 giáo viên tham gia giảng dạy hàng nghìn sinh viên. Hiện trên địa bàn thành phố có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên gồm

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 40)