NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG (Trang 65)

1. Khó khăn của đợt chào bán

Dự báo thị trường chứng khoán còn thiếu các tín hiệu tích cực, nên cổ phiếu của các doanh nghiệp có thể không nhiều hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong đó có đợt chào bán của Bệnh viện khi cổ phần hóa.

Mặt khác Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương là đơn vị đầu tiên thí điểm cổ phần hóa, do đó chưa có các tiền lệ để nhà đầu tư tham khảo việc tham gia đầu tư. Do đó, nếu không chào bán hết cổ phần, Bệnh viện sẽ xin điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ, chờ thời điểm thích hợp báo cáo cấp có thầm quyền tiếp tục việc phát hành, thoái vốn nhà nước.

2. Khó khăn do cơ chế, chính sách chuyển đổi doanh nghiệp

Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương là đơn vị tiến hành thí điểm từ đơn vị y tế công lập cổ phần hóa, do đó bộ máy quản trị, điều hành và người lao động tại Bệnh

PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA – BV GTVT 66

viện trong thời gian đầu có thể còn bỡ ngỡ với cơ chế hoạt động và quản trị của doanh nghiệp.

Bất cập trong đánh giá giá trị thực tế của các tài sản của Bệnh viện theo Thông tư 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần, dẫn đến vốn điều lệ công ty cổ phần chứa đựng một lượng giá trị được đánh giá tăng thêm so với ghi nhận sổ kế toán hiện tại như Nhà cửa, vật kiến trúc đã cũ…ảnh hưởng phần nào đến vốn sản xuất kinh doanh của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương.

Là đơn vị thí điểm nên mô hình mẫu thành công, cơ chế chính sách đặc thù cho lĩnh vực y tế hiện chưa có sẵn, nên vừa làm vừa phải điều chỉnh thay đổi…

Lĩnh vực y tế là lĩnh vực chăm sóc con người, là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước nên không thể lấy hiệu quả kinh tế là thước đo duy nhất trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động, tuy nhiên với các cổ đông thì nhà đầu tư sẽ đánh giá dựa trên khả năng lợi nhuận đem lại và vì vậy có thể có những tiềm ẩn xung đột về cách thức quản trị, điều hành bệnh viện khi có sự tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài.

3. Khó khăn khác

Ngoài một số khó khăn kể trên, Bệnh viện cũng có khả năng gặp phải rủi ro nghề nghiệp đối với hoạt động y tế. Các rủi ro khác như thiên tai, địch họa, hỏa hoạn,... là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỔ PHẦN HÓA

Sau khi Phương án cổ phần hóa của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương được phê duyệt, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương dự kiến triển khai các công việc sau:

1. Tổ chức thực hiện phƣơng án cổ phần hóa:

Các công việc còn lại để hoàn tất quá trình cổ phần hoá có lộ trình dự kiến thời gian thực hiện như sau:

STT Thời gian dự kiến Nội dung công việc triển khai thực hiện

1 T Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa

2 T + 5 Bán cổ phần cho đối tác chiến lược theo Phương án cổ phần hóa phê duyệt.

3 T + 10 Bán cổ phần cho người lao động theo phương án cổ phần hoá đã được phê duyệt.

4 T + 40 Tổ chức bán đấu giá cổ phần theo phương án được duyệt và thu tiền bán cổ phần

5 T + 60

Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất theo các nội dung đã được thống nhất.

Đăng ký kinh doanh, đăng ký con dấu.

2. Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nƣớc và công ty cổ phần:

- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế, kiểm toán báo cáo tài chính thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, quyết toán chi phí cổ phần hóa;

- Tổ chức bàn giao giữa Bệnh viện và Công ty cổ phần;

3. Đăng ký giao dịch và niêm yết

Sau khi chính thức trở thành Công ty cổ phần, doanh nghiệp sau chuyển đổi sẽ thực hiện nội dung được quy định tại Điều 14 Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó: tiếp tục hoàn tất thủ tục đăng ký công ty đại chúng khi đủ điều kiện, đăng ký cổ phiếu để lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCOM hoặc niêm yết

PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA – BV GTVT 68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện) theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

II. KIẾN NGHỊ

1. Do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực y tế gắn liền với an sinh xã hội và nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Đồng thời để đảm bảo quy hoạch được chặt chẽ và quản lý việc đầu tư xây dựng có hiệu quả, Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương kính đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Giao thông công chính, Sở Xây dựng cùng các ban, ngành, chính quyền các cấp quan tâm và ủng hộ các kiến nghị sau:

1.1 Cho phép Bê ̣nh viê ̣n được bổ sung phần giá trị đầu tư còn lại của của Dự án toàn nhà Bệnh viện trên cơ sở giá trị đầu tư thực tế được quyết toán , bàn giao vào vốn Nhà nước và tăng vốn điều lệ như đã đề xuất tại Mục 4.4 - Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của Phương án này.

Trong trường hợp, việc quyết toán và nghiệm thu giá trị đầu tư xây dựng bệnh viện hoàn thành trước khi Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa, Bộ GTVT sẽ tiến hành báo cáo, điều chỉnh giá trị doanh nghiệp theo đúng thực tế phát sinh và tiến hành điều chỉnh mức vốn, cơ cấu vốn điều lệ tương ứng để trình Chính phủ phê duyệt. Trong trường hợp Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn được Nhà đầu tư chiến lược có năng lực tốt, có cam kết và chiến lược cụ thể, rõ ràng về việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phát triển Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương theo hướng tiên tiến hiện đại; đồng thời Nhà đầu tư chiến lược có đề xuất về việc mua thêm cổ phần. Bệnh viện kiến nghị Chính phủ cho phép giảm số cổ phần bán đấu giá công khai và tăng cổ phần bán cho Nhà đầu tư chiến lược ở mức tối đa bằng 51% vốn điều lệ.

1.2 Cho phép Bệnh viện được áp dụng chính sách bán 800 cổ phần cho mỗi năm cam kết làm việc tiếp đối với những lao động là các cán bộ chuyên môn, chuyên gia giỏi, y bác sỹ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng tối đa không quá 8.000 cổ phần cho một người lao động đã nêu tại Mục 5.3 của Phương án này.

1.3 Phê duyệt cơ chế về thuế, phí, lệ phí ưu đãi giúp cho Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương có cơ hội tập trung mọi nguồn lực dành cho việc xây dựng, nâng cấp bệnh viện, sớm đưa nhân dân tiếp cận các giải pháp điều trị y tế hiện đại, tiên tiến. Được hưởng các chính sách quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số

59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể:

+ Được cho thuê đất và miễn tiền thuê đất đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực y tế khi thực hiện cổ phần hoá như quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.

+ Bệnh viện kiến nghị đơn vị y tế công lập cổ phần hóa được áp dụng chính sách như đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa quy định tại Điều 8 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Cụ thể là được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo.

+ Về cơ chế tính giá viện phí: Giá viện phí cho các dịch vụ khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế vẫn thu theo qui định của Nhà nước. Đối với khám chữa bệnh dịch vụ sẽ được tăng giá phù hợp với cơ chế thị trường và do Hội đồng quản trị Bệnh viện quyết định trên cơ sở tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào và giá thành điều trị thực tế.

+ Hiện tại, Bệnh viện đang được Ngân sách cấp chi thường xuyên số tiền hơn 25 tỷ đồng/năm để chi trả lương cho người lao động. Do đó, để đảm bảo thu nhập cho người lao động, khuyến khích các y bác sĩ giỏi gắn bó lâu dài với Bệnh viện và để duy trì năng lực khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, thu viện phí theo quy định riêng với các đối tượng Bảo hiểm y tế. Bệnh viện kiến nghị tiếp tục duy trì nguồn Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên hàng năm số tiền 25 tỷ đồng trong quá trình chuyển đổi Bệnh viện và tiếp tục duy trì việc hỗ trợ này trong 03 năm tiếp theo kể từ thời điểm được cấp đăng ký kinh doanh để hỗ trợ Bệnh viện.

+ Bệnh viện kiến nghị được hỗ trợ cung cấp các chính sách, gói hỗ trợ tài chính, được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Chính phủ, Ngân hàng Phát triển, Bộ Y tế - Giao thông vận tải, Quỹ tài chính – định chế tài chính trong và ngoài nước,...nhằm sớm mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ và phục vụ bệnh nhân của Bệnh viện Giao thông vận tải.

1.4 Nhanh chóng hoàn thành việc đầu tư, xây dựng tuyến đường nối từ nút giao giữa đường Đê La Thành và Kim Mã vào cổng Bệnh viện, tạo thuận tiện cho người dân, tổ chức thực hiện khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương.

PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA – BV GTVT 70

2. Trong trường hợp không thể bán hết cổ phần theo phương án, đề nghị Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải xem xét, điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ để chuyển Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương thành công ty cổ phần theo quy định.

3. Cổ đông Nhà nước sẽ có phương án thoái bớt vốn nhà nước tại công ty cổ phần trong tương lai và Nhà nước chỉ giữ tối đa 30% vốn điều lệ. Khi thoái vốn sẽ ưu tiên bán cho các cổ đông hiện hữu tại công ty cổ phần.

Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương kính đề nghị Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, Bộ Giao thông vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương./.

Nơi nhận:

- Bộ GTVT;

- Vụ QLDN Bộ GTVT; - Lưu HĐTV, VP.

T/M BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƢƠNG

GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Một phần của tài liệu PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG (Trang 65)