Các chính sách tài chính và tiền tệ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của Ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 26 - 27)

Trong bối cảnh cuộc khủng hoản kinh tế toàn cầu năm 2008 nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng ra toàn thế giới như cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu trong đó Hy Lạp là một vis dụ điển hình Chính phủ vỡ nợ không đủ tài chính để duy trì hoạt độ. Viêt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao, lạm phát gia tăng, thất nghiệp...Trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung thông qua Ngân hàng Nhà nươc Chính Phủ đã thực hiện sự điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế thông qua hàng loạt các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô như: Chính sách tiền tệ thắt chặt,nâng lãi suất ngân hàng nhằm hạn chế quy mô thoái lui đầu tư cũng như hạn chế lượng tiền bên lưu thông trên thị trường nhằm kiềm chế lạm phát

Ngày 28/09/2011 NHNN đã ban hành thông tư số 30 quy định lãi suất tối đa với đồng tiền gửi bằng đồng Việt Nam . Theo đó lãi suất cao nhất áp dụng đối với tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng là 6%/năm; từ kì hạn trên 1thangs trở lên mức lãi suất không được vượt quá 14%/ năm . Mục đích của thông tư 30 là tạo ra một đường cong lãi suất , theo đó lãi suất huy động kỳ hạn ngắn sẽ có lãi suất thấp hơn kì hạn dài. Thông thường tại một thị trường tài chính ổn định lãi suất kì hạn ngắn luôn có xu hướng thấp hơn lãi suất kì han dài, do mức đọ rủi ro trong dài hạn luôn lớn hơn mức đọ rủi ro trong ngắn hạn. tuy nhiên ngyên tắc này không đúng trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn. Người gửi tiền kỳ vọng trong dài hạn mọi thứ sẽ tốt hơn trong ngắn hạn và do đó luôn đòi hỏi lãi suất trong ngắn hạn cao hơn lãi suất trong dài hạn. Bản thân các ngân hàng thương mại cũng chấp nhận điều này, vì khi nền kinh tế bất ổn có thể rơi vào tình trạng thiếu tính thanh khoản và do đó các khoản huy động ngắn hạn luôn được ưu tiên hơn.

Tình trạng của hệ thống tài chính Việt Nam năm 2008 cũng như từ cuối năm 2010 đến nay đã rơi vào tình trạng bất thường này. Lãi suất kì hạn ngắn luôn được đẩy lên cao so với lãi suất kì hạn dài.

Trước khi có chỉ thị 02/CT-2011 lãi suất thỏa thuận giữa khách hàng và các ngân hàng thương mại luôn là kì hạn từ 1 tới 3 tháng, trong đó lãi suất kì hạn một tháng luôn cao hơn lãi suất kì hạn ba tháng dẫn tới hệ quả tất yếu là nhiều người sẽ lựa chọn hình thức gửi tiền kì hạn ngắn để hưởng lãi suất cao. Chỉ thị số 01 áp trần không xóa bỏ được hiện tượng này. Với thông tư 30, NHNN muốn làm cho lãi suất của các kì hạn ngắn kém hấp dẫn hơn so với các kì han dài từ 1 tháng trở lên.

Ngày 05/11/2011 Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành quyết định số 2619/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo đó, NHNN quy định mức lãi suất cơ bản của đòng Viêt Nam là 9%/năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 05/11/2010 của Thống đốc NHNN về mức lãi suất cơ bản Việt Nam.

Cùng ngày NHNN ban hành quyết định số 2620/QĐ-NHNN về một số mức lãi suất cơ bằng đồng Việt Nam áp dụng từ ngày 05/11/2010 nhằm thay thế cho quyết định ban hành năm 2009.

Đây là lần thứ năm NHNN quyết định tăng lãi suất từ đầu năm, ngày 06/11/2011 NHNN ban hành quyết định số 2210/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn , lãi suất qua đêm trong thanh toán điên tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. Theo đó NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm lên 15%/năm, lãi suất qua đêm thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm lên 16%/năm áp dụng từ ngày 10/10/2011.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của Ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 26 - 27)