Trong trường hợp NHTM phát hành cổ phiếu huy động vốn, chi phí huy động vốn của NH bao gồm chi phí phát hành và cổ tức hàng năm NH trả cho cổ đông để được sử dụng vốn của họ. Tuy nhiên do cổ phiếu không có đáo hạn và cổ tức không xác định nên cách xác định chi phí huy động vốn trong trường hợp phát hành cổ phiếu thường rất phức tạp.
Nếu chúng ta biết cổ tức năm vừa qua là D0, tốc độ tăng trưởng cổ tức là g với giả định là g không đổi và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư là ke. Khi ấy giá trị cổ phiếu được xác định bởi công thức:
D1 D0(1+g) V = = ke-g k e- g
Ngược lại, nếu chúng ta biết giá bán ròng của cổ phiếu bằng giá bán trừ chi phí phát hành, cổ tức và tốc độ tăng trưởng cổ tức, chúng ta có thể giải phương trình trên để xác định chi phí huy động vốn qua phát hành cổ phiếu của NHTM là ke như sau:
D0(1+g) D1
V(ke-g) = D0(1+g) => ke = + g = + g V V
VD: Minh họa cách xác định chi phí huy động vốn qua phát hành cổ phiếu của Sacombank.
Giả sử, Sacombank phát hành cổ phiếu mới bán cho cán bộ và nhân viên của NH theo giá bằng 90% giá thị trường để huy động 20 tỷ đồng vốn. Do phát hành trong nôi bộ NH, nên chi phí phát hành ước chừng khoảng 2% giá thị trường cổ phiếu. Giá cổ phiếu Sacombank (STB) hiện đang giao dịch trên thị trường ở mức 150.000 dđồng và cổ tức năm qua là 12.000 đông/cổ phần. Hỏi chi phí huy động 20 tỷ đồng của Sacombank là bao nhiêu? Biết Sacombank có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng 8% mãi mãi.
Giải: Tổng mệnh giá = 20 tỷ đồng Giá bán cổ phiếu = 150.000x90%= 135.000 đồng Chi phí phát hành = 150.000x2% = 3.000 đồng Giá bán ròng cổ phiếu = 135.000 – 3.000 = 132.000 đồng Cổ tức năm trước = D= 12.000 đồng Cổ tức năm tới = D1 = D0(1+g) = 12.000(1+0,08) = 12.960 đồng •Chi phí huy động vốn của Sacombank là ke được xác định như sau: D(1+g) D1
ke= + g = + g = 12.960/ 132.000 + 0,08 = 17.82% V V