26 “Cạnh giường chiếc xe

Một phần của tài liệu Đặc sắc về phương diện nghệ thuật của thơ phạm hổ viết cho thiếu nhi (Trang 26 - 45)

“Cạnh giường chiếc xe Sơn vàng, sơn đỏ Bốn bánh cao su Chực lăn đây đó” (Những món đồ chơi)

Những tấm áo len mùa đông lạnh giá được dệt bằng một thứ len màu đỏ ấm áp, đẹp mắt:

“Mũ đỏ cho bé Mũ đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Que tre đan mãi Bóng như ngọc ngà”

(Đôi que đan)

Bằng việc sử dụng ngôn ngữ hài hoà, cân đối chuẩn kết hợp với việc sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, thơ Phạm Hổ đã tác động đến tất cả các giác quan của người đọc. Đặc biệt đối với các em nhỏ, việc sử dụng ngôn ngữ đậm màu sắc trong thơ, một mặt, giúp các em hình dung ra đối tượng, tư duy, kích thích nhu cầu quan sát của các em.

2.2.3. Ngôn ngữ giàu hình ảnh

Song song với việc sử đụng ngôn ngữ giàu tính nhạc, đậm màu sắc, thơ Phạm Hổ thường gợi lên những hình ảnh đẹp đẽ, độc đáo. Đó là nhờ khả năng sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh. Bằng việc sử dụng những từ ngữ có sức gợi tả, gợi cảm cao, thơ Phạm Hổ đã gợi lên những hình ảnh sống động, cụ thể.

Hình ảnh trong thơ Phạm Hổ rất phong phú và đa dạng. Đó là nhửng hình ảnh thiên nhiên đẹp với hoa lá, cỏ cây đầy sức sống. Đó là những lùm tre với sự trường tồn mạnh mẽ đang cố gắng hết sức để khẳng định vị trí đầu

27

sóng ngọn gió của mình. Đó là mùi thơm ngọt ngào của hoa táo, hoa nhãn mang theo bao sự hấp dẫn. Đó là chùm hoa khế mỏng manh, rung rinh trong nắng…

“Chùm khế lá xanh Rung rinh hoa tím” (Khế)

“Hoa táo nhờ ai Hoa nhãn nhờ ai mời Mà sáng nay mờ đất Đã thấy ông đến rồi” (Ong)

Đó còn là những hiện tượng tự nhiên vô cùng độc đáo, hấp dẫn:

“ Trăng lên, mây kéo đến Soi bóng hồ nước êm Mây muốn xem mình đẹp Như thế nào trong đêm” (Mây)

Hình ảnh nàng mây đang ngắm mình bên dòng nước trong đêm thật nên thơ và lãng mạn. Nàng mây vốn đã đẹp trong ánh nắng mặt trời giờ lại đẹp hơn dưới ánh trăng toả sáng.

Phạm Hổ đã tạo nên sự phong phú và độc đáo trong các hình ảnh qua hệ thống ngôn ngữ thơ để các em được chiêm ngưỡng những

bức tranh đẹp, trong một khung cảnh đẹp mỗi khi bước vào thế giới thơ của ông

2.3. Hình thức tổ chức bài thơ độc đáo

28

Nhà nghiên cứu Phong Lê rất có lý khi cho rằng: “Trước thế giới bao la

ngày càng rộng lớn và lý thú, các em hăm hở, băn khoăn trước vô vàn câu hỏi, không thể tính cả cuộc đời có bao nhiêu câu hỏi. Nhưng câu hỏi ở tuổi thiếu nhi, theo tôi là bức xức nhất và ẩn ý nhiều thú vị” [9, 28]

Phạm Hổ rất quan tâm tới việc tái hiện những mẩu đối thoại trong thơ bằng cách ghi lại câu chuyện của các nhân vật nhằm nêu và cắt nghĩa nhanh nhất những thắc mắc của các em, thể hiện rõ nét ngây thơ của trẻ để mở ra

trước mắt các em những điều mới lạ.

Tuổi thơ là tất cả bắt đầu và tất cả trở thành mới lạ. Mọi vật xung quanh trẻ cũng trở thành tò mò muốn hiểu biết bởi trẻ em là lứa tuổi hiếu động. trẻ em có muôn vàn những thắc mắc về thế giới quanh mình. Thế giới đó vừa hiện thực, vừa là mơ ước, là hôm nay và ngày mai,

những gì gần gũi mà xa xôi, những gì là quen thuộc mà mới mẻ lạ lùng…Cho nên các em cần đối thoại để được trả lời những câu hỏi đó.

Thơ Phạm Hổ thường đề cập đến những cái đơn giản, cụ thể mà lại có sức gợi cao. Nhà thơ luôn mong muốn đem lại cho các em những nhận thức đúng đắn ngày càng sâu rộng về thế giới tự nhiên, thế giới vạn vật…

Để làm nên sự thành công đó, ngoài việc sử dụng chất liệu dân gian, hệ thống ngôn ngữ độc đáo, Phạm Hổ còn đặc biệt chú ý đến hình thức tổ chức bài thơ. Đó là sự tái hiện, xắp xếp những mẩu đối thoại của các em nhỏ đưa vào thơ.Trong thơ viết cho các em, có tới một phần tư số bài Phạm Hổ làm

theo hình thức này. Bằng những câu hỏi – đáp, nhà thơ đã khơi gợi ở các em

tính độc lập trong tư duy, khả năng hiểu

biết về thế giới xung quanh. Qua đó, các em nhận thấy thiên nhiên và cuộc sống bỗng trở nên sinh động.

Đó là sự ngạc nhiên của bướm em khi nhìn thấy những giọt sương long lanh trên cánh hoa đã hỏi chị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

“- Chị ơi vì sao Hoa hồng lại khóc?

- Không phải đâu em, Đấy là hạt ngọc, Người gọi là sương Sao đêm gửi xuống Tặng cô Hoa Hồng”.

(Bướm em hỏi chi)

Là sự băn khoăn của cua con khi nhìn thấy cây lúa đang rì rào bỗng im lặng, bé níu tay mẹ hỏi:

“Dưới ánh trăng đêm

- Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng im”

Trẻ thơ nhìn cuộc đời thật ngây thơ, ngộ nghĩnh và đáng yêu biết nhường nào, vì ngây thơ, vì ngỡ ngàng trước cuộc sống nên các em hay hỏi. Khi các em hỏi rồi thì thích được trả lời, nhà thơ Phạm Hổ hiểu rõ được tâm lý ấy của trẻ thơ và ông đã trả lời cho các em theo cách riêng của mình, vô cùng lý thú nhưng hợp với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ. Và câu trả lời của

“Cua mẹ” đã xâu chuỗi mọi vấn đề, vừa có tình, vừa triết lý:

“Chú gió đi xa

Lúa buồn không hát” (Lúa và gió)

v.v…

Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Hổ sáng tác thơ dựa trên các tình huống đối thoại mà ở hình thức đối thoại nào tác giả cũng mang đến cho trẻ hiểu biết, giáo dục tình cảm cho trẻ hết sức tinh tế. Một câu hỏi tưởng chừng như rất khó giải thích nhưng lại được Phạm Hổ trả lời thật độc đáo:

30

“Đào đỏ, mai vàng

Bìm xanh, cúc tím

Mẹ ơi ! Ai nhuộm Đủ các màu hoa?

Nhuộm các loài hoa Ấy là bác đất

Lặng im, thật thà”.

(Đất và hoa)

Có lẽ xây dựng hình thức đối thoại là một cách thể hiện phù hợp với trẻ thơ, những thắc mắc, những câu hỏi đặt ra thể hiện rõ những nét hồn nhiên trong suy nghĩ của trẻ nhỏ. Điều đó được diễn tả thành công qua mẩu đối

thoại của “Thỏ dung máy nói”:

“Thỏ đây! Ai nói đấy!

Mèo à! Mèo thế nào? Tớ không trông thấy cậu Nhỡ đứa khác thì sao?”

Đọc bài thơ ấy hẳn các bạn nhỏ thấy mình nhiều lúc cũng đa nghi giống như chú thỏ dùng máy nói, cứ nhất định muốn người ở đầu kia xuất đầu lộ diện thì chú ta mới tin tưởng đó là bạn mình – Trẻ thơ “ngốc nghếch” mà lại thật đáng yêu là vậy.

Bằng những câu hỏi đáp trong mỗi bài thơ, Phạm Hổ đã gợi cho các em sự liên tưởng và suy nghĩ về điều kỳ diệu của tạo hoá cũng như sự khéo léo của con người. Điều này rất hợp với bản tính tò mò,

thích khám phá thế giới của các em. Bởi những câu hỏi, những thắc mắc của các em sẽ không bao giờ dứt…Tái hiện những mẩu đối thoại này, Phạm Hổ đã mở ra trước mắt các em bao điều kỳ lạ. Từ đây, các em sẽ có được nhiều bài học mới hơn trong cuộc sống.

31

2.3.2. Hình thức mô phỏng

Mong muốn cuối cùng của Phạm Hổ khi làm thơ cho các em là thơ như thật, như cuộc sống, như cuộc đời, là những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, thơ Phạm Hổ thường mô phỏng những âm thanh, nhịp điệu ở ngoài đời. Đó là sự mô phỏng âm thanh, hoặc hình dáng của sự vật, hiện tượng…Mô phỏng để các em hình dung rõ hơn về đối tượng được nói đến trong thơ. Để tạo được ấn tượng đó, Phạm Hổ thường mô phỏng tiếng kêu của những vật được mô tả, tạo một không khí vui tươi, rộn rã, ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài thơ Tàu dài với nhịp hai, mô phỏng nhịp chạy đều đều của đoàn tàu kéo

nhiều toa:

Hai toa – Ba toa – Bốn toa – Bé đếm – Đếm mãi – Tàu còn – Trôi qua – Bé đếm còn đếm – Đầu tàu – Đã xa – Đuôi tàu – Rồng

rắn – Toa tàu – Núi toa – Kìa gạo – Kìa đạn – Ghé mắt – Nhìn qua.

Trong bài Xe chữa cháy, tiếng còi xe “ Tí te…Tí te”, “ Có… ngay!

Có… ngay” của xe chữa cháy được nhà thơ cảm nhận thành tiếng sẵn sàng ứng biến. Bằng cách đó, hình ảnh chiếc xe chữa cháy đến với trẻ thơ không chỉ với hình dáng, màu sắc mà cả ở tiếng nói của nó:

Mình đỏ như lửa Tôi chạy như bay Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy

Có…ngay! Có… ngay!” (Xe chữa cháy)

Bài thơ mang đến cho trẻ hình ảnh một chiếc xe cứu hoả màu đỏ, trong xe luôn đầy nước, lúc nào cũng ở sẵn tư thế sẵn sàng. Chỉ cần nghe thông tin ở đâu có cháy, xe đã có mặt kịp thời.

32

Trong bài máy khâu, tiếng máy kêu “xạch, xạch, xạch” được mô

phỏng thành lời gieo vui của một em bé đang đón chờ một bộ quần áo mới mẹ

may cho mình: “Sắp song rồi, sắp song rồi!”.

Còn trong bài Ấm và chảo, Phạm Hổ miêu tả âm thanh của ấm nước và

chảo mỡ đang sôi một cách ấn tượng:

“Ấm quen reo o! “Nước sôi rồi đấy ạ!” Chảo quen kêu xèo! xèo! Mỡ mỡ ơi nóng quá” (ấm và chảo)

Tác giả không chỉ dẫn dắt thiếu nhi đi vào khám phá, tìm hiểu thế giới âm thanh của những sự vật, đồ vật mà còn cùng các em lý giải

ý nghĩa của những âm thanh đó.

Trong bài Mưa, nhà thơ đã sử dụng thể thơ hai chữ kết hợp với nhiều từ

láy tượng thanh để gợi lên tiếng mưa rơi chanh chách:

“Mưa rồi Mưa rồi Hạt này Đã dến Hạt nọ Đang rơi Chanh chánh Chanh chánh Mát mát Êm êm”

Bài Khi sắp vào đêm, âm thanh mô phỏng hết sức tinh tế được gợi lên

33

vẫn nghe thấy bài ca của ếch nhái, của những giọt sương đêm đang khe khẽ cựa mình:

“Những chú dế kéo đàn rỉ rả Ếch và nhái đồng ca hối hả

Cả đồng quê sau một ngày vất vả Đang lặng im nghe bài hát trong đêm”

(Khi sắp vào đêm)

Âm thanh trong trẻo của tiếng dế, ếch nhái và hình ảnh đồng

quê yên bình. Chỉ bằng đôi ba nét chấm phá có chọn lọc, với những âm thanh ấn tượng, Phạm Hổ đã làm cho hình ảnh làng quê Việt Nam thật nên thơ và gợi cảm.

Phạm Hổ cũng có những bài thơ sử dụng các từ tượng thanh để mô phỏng âm thanh trong thực tế của các loài vật được miêu tả: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Gâu! Gâu! Gâu! chó hỏi It ! Út ! Ịt ! lợn đòi

Meo! Meo! Meo! mèo trách Be ! Be ! Be ! dê cười”

Có thể nói, những âm thanh của thực tế khách quan khi đi vào thơ Phạm Hổ đã được biến hoá sinh động và hợp lý. Mô phỏng âm thanh đã trở thành một đặc điểm tiêu biểu về phương diện nghệ thuật của thơ Phạm Hổ. Các em nhỏ khi đến với thơ ông sẽ hình dung ra đối tượng được miêu tả một cách rõ nét. Phạm Hổ đã được các em đón nhận chính là nhờ không khí vui tươi tràn ngập của nhiều loại âm thanh đó.

34

Trong thơ của mình Phạm Hổ đã sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau

như: hỏi đáp, giải thích…và một hình thức cũng được ông thể hiện rất tốt đó là hình thức trích dẫn..

Thơ Phạm Hổ là sự cách tân nghệ thuật. Ông luôn coi trọng sự tìm tòi, sáng tạo. Bên cạnh hình thức đối thoại, mô phỏng, Phạm Hổ còn chú ý đến hình thức trích dẫn để tăng tính chân thực cho thơ.

“Sáo mẹ cuống cuồng Cành đa khóc réo “Quạ giết con tôi Ai ơi đến cứu!” Đây rôi chèo bẻo Vút đến như tên Đuổi con quạ đen Đánh cho một trận Nhà sáo thoát nạn Cánh đa hót mừng “Cám ơn chèo bẻo Cám ơn ! Cám ơn !”

Những câu thơ trích dẫn lời nói dã được cụ thể hoá cảm xúc và hành động của các nhân vật. các em nhỏ khi bắt gặp các hình thức trích dẫn đó sẽ thấy thú vị hơn, biết rõ đối tượng đang được nhắc tới.

Còn đây là lời nói của mẹ con nhà mèo đang đang tranh luận về ánh sáng của bóng điện. Việc nhà thơ trích dẫn lời nói của hai mẹ con mèo trong bài thơ đã thể hiện sinh động tính cách của mèo con và mèo mẹ:

“Mèo con nhìn bóng điện Hỏi mèo mẹ: “Mẹ ơi, Đèn kia không ai thắp,

35

Sao bỗng thấy sáng ngời” Mèo mẹ nghĩ một hồi Đáp liều: “Con dốt thật. Ngọn đền kia sáng được Là do chú thằn lằn” Thắp lên để kiếm ăn Con nhìn kia chú đấy”

(Mèo con và bóng điện)

2.4. Các biện pháp tu từ khác

Trong văn chương các nhà thơ thương sử dụng nhiều các biện pháp tu từ như: lặp, so sánh, nhân, ẩn hóa, ẩn dụ…nhằm thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật của mình đồng thời làm cho câu văn, câu thơ mượt mà, gần gũi, sinh động và dễ hiểu hơn với người đọc.

Các nhà thơ viết cho thiếu nhi sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa, so sánh, dấu chấm lửng…tạo nên không gian riêng của mình nhưng lại gần với thế giới trẻ thơ. Bởi lẽ các em ưa cái mới lạ, hấp dẫn và không thích lặp đi lặp lại, rập khuân, cũng như các em thường ham thích cái ngộ nghĩnh, kỳ thú chứ không phải cái đơn điệu, nhàm chán. Do đó cái linh loạt, cái sôi nổi và biến động dường như trở thành một nhu cầu trong cuộc sống tâm hồn trẻ em. Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói ấy sẽ mượt mà, gần gũi giàu hình ảnh, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc hơn khi sử dụng biện pháp tu từ.

Phạm Hổ hiểu rõ được đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức của các em nên trong những bài thơ của mình ông thường sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ. Trong khuôn khổ cho phép, khóa luận này chỉ tập trung nghiên

cứu 3 biện pháp chính: phép lặp, phép nhân hóa, phép so sánh.

36

Trong thơ Phạm Hổ, số các bài thơ được sử dụng hình thức trùng điệp nhiều. Bởi lẽ, để đáp ứng được thị hiếu của trẻ cần tạo ra một nhịp điệu thơ hấp dẫn, một ấn tượng mạnh mẽ.

Phạm Hổ đã tạo ra một ấn tượng riêng khi ông kết hợp các yếu tố này. Các em nhỏ sẽ rất thích thú khi Phạm Hổ miêu tả cái chân bằng biện pháp lặp:

“Chân vịt hình mái chèo Chân tàu hình chong chóng Chân xe bánh lăn tròn Chân bàn im đứng thẳng Suốt đời im đứng thẳng”

(Chân)

Nhờ sử dụng biện pháp lặp, dù là miêu tả một cái chân, Phạm Hổ vẫn để các em mở rộng hiểu biết và có sự so sánh giữa các loại chân với nhau, Cuối cùng, nhà thơ để cho các em có một kết luận: cái chân luôn đứng thẳng

vững chắc là cái chân giá trị nhất.

Còn đây, hình ảnh nước cũng được lặp lại theo nhiều góc độ khác nhau:

“Nước lên, xuống: biển cả

Nước nằm im: ao, hồ ! Nước chảy xuôi: sông suối ! Nước rơi đúng trời mưa !” (Nước)

Phạm Hổ đã miêu tả được nhiều hơn, nhìn vạn vật ở nhiều chiều hơn khi trong bài thơ ông sử dụng yếu tố lặp. Một cái chân, nhiều cái chân, một giọt nước, một ao hồ, sông suối chứa nước, một ngọn cây, ngọn cỏ, ngọn đồi, ngọn gió, ngọn lửa…đều được đứng cạnh nhau, bổ sung cho nhau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

“Ngọn lửa đèn lay động Ngọn núi đứng lặng im Ngọn gió không ngừng chạy Ngọn cây càng cao thêm Vút lên trời cao thêm”

(Ngọn)

Đọc những vần thơ trên của Phạm Hổ, một mặt, các em nhỏ sẽ rộng hiểu thêm về đối tượng được nói đến trong thơ. Mặt khác, các em được mở rộng vốn từ sau mỗi bài thơ ấy. Từ đó, các em càng yêu quý thơ ông, yêu quý

Một phần của tài liệu Đặc sắc về phương diện nghệ thuật của thơ phạm hổ viết cho thiếu nhi (Trang 26 - 45)