Chương V: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường khu du lịch Cát Bà, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm 2014 (Trang 27 - 33)

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

5.1. Chính sách chung

- Theo đồng chí chủ tịch huyện Cát Hải-Bùi Trung Nghĩa: Hiện nay, huyện Cát Hải quan tâm phát triển phải trong thế ổn định và phải phát triển bền vững. Do vậy, trong công tác về định hướng phát triển kinh tế, huyện đã ưu tiên cho các dự án đầu tư về du lịch và dịch vụ. Đầu tư phải gắn liền với công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường. Theo đó, đảo Cát Bà được xác định là phát triển về du lịch dịch vụ cho nên huyện không chấp nhận tất cả các dự án đầu tư có khí thải và rác thải. Với những dự án đã đầu tư từ những năm trước phát sinh ra khí thải, nước thải, rác thải, huyện đã yêu cầu di chuyển đến nơi khác. Đồng thời, huyện cũng đã có rất nhiều biện pháp để tăng cường công tác bảo vệ và gìn giữ môi trường, ngay từ trong từng người dân.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 15/7/2010 của HĐND TP về nhiệm vụ, giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn ở nông thôn trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2020, đến nay, về cơ bản huyện Cát Hải đã hoàn thành. Hiện nay, 100% rác thải từ khu vực nông thôn, các địa phương đã được đưa về các bãi xử lý tập trung, bảo đảm theo yêu cầu. Trên địa bàn huyện ngoài hai bãi rác tập trung, không có điểm nào tụ đọng rác. Để bảo đảm việc gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, năm 2010 huyện đã thành lập Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, ngoài nhiệm vụ quản lý còn có nhiệm vụ bảo đảm công tác bảo vệ môi trường ở khu vực mặt nước dưới vịnh. Ngoài ra, trong chương trình phát triển của huyện luôn lồng ghép và đều có cam kết đưa ra; theo đó, phải có và được thông qua phương án bảo vệ môi trường; đồng thời với việc phê duyệt dự án, dự án chỉ được triển khai khi đã được phê duyệt phương án đánh giá tác động môi trường

- Chủ tịch UBND huyện Cát Hải Bùi Trung Nghĩa cũng cho biết: thực hiện Quyết định số 1572 của UBND thành phố về việc quy hoạch chi tiết phát triển NTTS trên vùng biển Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Huyện ủy, UBND huyện tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, thành lập tổ công tác thực hiện quy hoạch chi tiết NTTS, xây dựng kế hoạch tháo dỡ, di dời, sắp xếp các bè, mảng NTTS trên vịnh Lan Hạ, Bến Bèo, Cát Bà theo Quyết định số 1572. Chỉ đạo cơ quan đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm quy hoạch, yêu cầu các chủ cơ sở NTTS cam kết giảm ô lồng, phao xốp trên các vịnh. Các đơn vị tăng cường công tác vệ sinh môi trường trên các vịnh, ra quân tuyên truyền và thu gom

rác thải trên biển. Huyện tập trung sắp xếp các bè, mảng vào các vị trí theo quy hoạch; tháo dỡ, phá bỏ lồng bè không đăng ký, đậu đỗ sai quy định. Trong đó, làm trước các bè nuôi tu hài, hầu vì có số lượng lớn, ở cửa ngõ và là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Triển khai theo hình thức thu về một điểm và thuê tàu chở về Tùng Thu thuộc ranh giới ngoài khu dự trữ sinh quyển để đốt tiêu hủy.

- Uỷ ban MTTQ huyện Cát Hải đặc biệt quan tâm triển khai nhiều biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường (BVMT) như: Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cộng đồng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người trong việc gìn giữ và BVMT được tăng cường với lực lượng nòng cốt là thanh niên; đầu tư, hỗ trợ để các tổ tự quản nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình khu dân cư đoàn kết bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. Đồng thời, tham gia phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra cùng với việc thực hiện các biện pháp quản lý xây dựng, quy hoạch chỉnh trang đô thị; sắp xếp và cắt giảm số lượng lồng bè nuôi trồng thuỷ sản; đầu tư các dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở hai khu Hà Sen và Đôn Lương; xây dựng các công trình phòng chống sự cố môi trường như hệ thống đê điều, thuỷ lợi; lập quỹ vì sự nghiệp môi trường, xây dựng và tổ chức thực hiện đề án xã hội hoá về bảo vệ môi trường và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường, tài nguyên, khoáng sản.v.v…

- Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ BVMT là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức và mỗi cá nhân bằng những hành động, việc làm cụ thể, hình thức phong phú. Để công tác BVMT trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao, mang lại những lợi ích thiết thực, bên cạnh những nỗ lực và sự quan tâm đặc biệt của cấp huyện, thì sự vào cuộc của chính quyền cấp xã và từng người dân là một nhân tố vô cùng quan trọng. Vì vậy, Uỷ ban MTTQ huyện Cát Hải đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân huyện đảo nâng cao nhận thức đầy đủ về tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, tự giác tham gia các hoạt động BVMT, góp phần hình thành nếp sống văn hoá, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống vì sự phát triển bền vững, nâng cao nhận thức về giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho cộng đồng và cho người dân vùng biển đảo Cát Hải. Địa bàn tập trung tuyên truyền, vận động là các khu dân cư, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và trong các tầng lớp nhân dân với nội dung tuyên truyền như:

+ Nêu cao ý thức không đốt phá rừng, không khai thác khoáng sản bừa bãi gây huỷ hoại môi trường; không chặt phá rừng ngập mặn làm mất cân bằng sinh thái, thường xuyên bảo vệ tu bổ nâng cấp đê kè.

+ Không thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí. Không thải các chất thải, xác động vật, thực vật vào nguồn nước. Không khai thác, kinh doanh các loại thực, động vật quý hiếm được liệt kê trong danh mục của Chính Phủ. Không sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt nguồn động vật, thực vật.

+ Không đổ rác, vứt rác, vứt xác súc vật và phóng uế bừa bãi. Đổ rác đúng nơi quy định. Không tự tiện đào đường, nếu được phép đào thì làm xong phải dọn ngay và khôi phục hiện trạng của đường, không được để đất vật liệu xây dựng làm ứ tắc cống rãnh, có trách nhiệm dọn sạch mặt bằng.

+ Khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí nơi công cộng, khi ở nơi khám chữa bệnh phải tuân thủ các quy tắc vệ sinh chung như không hút thuốc lá, xả rác đúng nơi quy định.

+ Việc chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm phải đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người. Không thả rông súc vật. Thực hiện các biện pháp xử lý chất thải trong sinh hoạt trước khi thải vào hệ thống chung của cộng đồng.

+ Nâng cao trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn vệ sinh, không để ô nhiễm nguồn nước dùng trong sinh hoạt, không thả gia súc, gia cầm ở sông ngòi, ao hồ nơi nhân dân sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt. Giếng nước phải được đào ở xa nghĩa địa, nơi ô uế, bãi rác, chuồng gia súc.

+ Khi phát hiện các loại động vật, thực vật có nguy cơ gây dịch bệnh cho người, gia súc, gia cầm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đã phải kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý, bao vây hoặc tiêu huỷ ngay…

5.2. Các chương trình hưởng ứng

- Sáng ngày 5/6 huyện Cát Hải phối hợp với trung tâm phát triển nông thôn

CRP tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, ngày Đại dương thế giới 8/6, tuần lễ Biển và hải đảo 1/6-8/6 và ra ngày toàn dân chung tay vì huyện đảo xanh – sạch – đẹp lần thứ 3 năm 2014. Cùng với hoạt động của huyện tất cả các xã, thị trấn trong huyện cũng đồng loạt tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày môi trường thế giới và ra quân dọn vệ sinh môi trường, làm sạch bờ biển.

- Với chủ đề “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng”, ngày môi trường thế giới 2014 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu đối với các khu vực dễ bị tổn thương như hải đảo và các khu vực ven biể, tại lễ mít tinh các cán bộ và nhân dân được tuyên truyền về

những tác động tiêu cực như xói lở bờ biển, hư hỏng các công trình thủy lợi

và hạ tầng giao thông ven biển, xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, đồng thời được tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc làm sạch môi trường và ý thức trách nhiệm của mỗi người

trong việc chung tay làm sạch môi trường sống. Phát biểu tại lễ mít tinh Phó

chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hoàng Minh yêu cầu chính quyền, đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và mọi người dân trên địa bàn huyệnthể hiện trách nhiệm của mình bằng những việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo.

- Sau lễ mít tinh hàng nghìn lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,

đoàn viên, hội viên, học sinh và nhân dân đã tổng vệ sinh môi trường nơi làm việc, học tập, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, hệ thống cống rãnh, dọn sạch rác ở những nơi công cộng, các bãi tắm và dưới các vịnh

thuộc quần đảo Cát Bà, trồng cây bóng mát, đồng thời xử lý những điểm ô nhiễm môi trường và nơi có nguy cơ ô nhiễm; trồng cây xanh tại nơi công cộng.

- Trong 1 ngày toàn cán bộ, nhân dân và học sinh huyện đảo đã tham gia hoạt

động làm sạch môi trường môi trường nhiệt tình, qua đó đã thu gom trên

400m3 rác thải. Vệ sinh môi trường nơi công cộng, rác thải nổi trên mặt vịnh

và trôi dạt vào các bãi tắm đã được thu gom sạch sẽ.

5.3. Công tác bảo vệ rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chia sẻ về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Vườn quốc gia (VQG) Cát Bà, Phó Giám đốc Nguyễn Văn Phiến cho biết, với nhiệm vụ bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, trong những năm qua, công tác bảo vệ ở đây được

duy trì thường xuyên, các vụ vi phạm ngày càng giảm. Hiện nay, VQG Cát Bà đã hoàn tất hồ sơ khoán và giao diện tích rừng cho các hộ nhận khoán. - Hạt Kiểm lâm của VQG Cát Bà hiện có hơn 60 người, được bố trí thành 12

đơn vị, trong đó có một tổ kiểm lâm cơ động và 10 trạm kiểm lâm. Ngoài việc bảo vệ VQG, lực lượng kiểm lâm ở đây còn thực hiện chức năng bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà với diện tích hơn 26 nghìn ha.

Từ năm 2013 đến nay, Hạt Kiểm lâm đã tổ chức tuần tra, kiểm soát, phục bắt, nắm bắt thông tin được hơn ba nghìn lượt, thường xuyên tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng.

- Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm cũng triển khai thực hiện tốt kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng. Ở các khu vực trọng điểm trong mùa hanh khô có nguy cơ cháy rừng cao đều được bố trí lực lượng ứng trực. Nhờ vậy, từ năm 2013 đến nay không để xảy ra vụ cháy rừng nào.

Ðể làm tốt công tác phòng, chống thiên tai, Hạt Kiểm lâm còn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai cụ thể, chủ động phối hợp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sẵn sàng ứng cứu kịp thời trong mọi tình huống.

Nâng cao trách nhiệm cộng đồng

- Theo Hạt phó Kiểm lâm Ðồng Văn Nghị, địa bàn khu vực VQG khá phức tạp. Bao bọc chung quanh chủ yếu là diện tích mặt nước biển, địa hình núi đá vôi hiểm trở, gây rất nhiều khó khăn cho công tác tuần tra của kiểm lâm đối với đối tượng vi phạm.

Quân số kiểm lâm tại đây hiện vẫn còn mỏng, chưa đủ mạnh để các đơn vị tăng cường số lượt tuần tra vào rừng. Ðời sống của cán bộ kiểm lâm, nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, một số kiểm lâm viên gia đình ở xa, vẫn chưa ổn định cuộc sống.

Mặt khác, do tình hình dân cư ở xen kẽ giáp ranh với VQG, nhiều hộ nghèo phải vào rừng khai thác lâm sản, hoặc các sản phẩm từ rừng để có thu nhập, cho nên số vụ việc vi phạm lâm luật vẫn chưa được giảm.

- Từ khi quần đảo Cát Bà được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới, số lượng khách du lịch đến với quần đảo Cát Bà ngày càng nhiều. Kéo theo đó là các dịch vụ du lịch tăng lên, nguồn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch là các loài động vật rừng, các loài cây cảnh, cây thuốc. Ðây cũng là lý do gây khó khăn cho việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây.

- Do VQG nằm trên đảo cho nên một số hộ dân đã xâm phạm vào vùng bảo vệ để nuôi trồng hải sản như đắp đầm, nuôi cá lồng, nuôi nhuyễn thể bằng bè và

trên bãi cát. Kể từ khi VQG được mở rộng, tiếp giáp với hai xã là Gia Luận và Phù Long, khu vực này vừa có rừng trên núi đá vôi, có rừng ngập mặn và diện tích mặt nước biển cho nên còn tồn tại 28 hộ nuôi trồng thủy sản, một số hộ dân đang được thành phố giao rừng 50 năm, chưa thu hồi, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Hạt phó Kiểm lâm VQG Cát Bà Ðỗ Xuân Thiệp cho rằng, trước hết phải

nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Cát Bà đang trên lộ trình đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới, để bảo đảm công tác bảo vệ và phát triển rừng, đề nghị chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan phối hợp thực hiện tốt việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Sớm di dời bè nuôi trồng thủy sản về các điểm quy hoạch. Ðề nghị sớm có quy định giá lâm sản, động vật rừng để có căn cứ xử lý tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Ðồng thời, mong muốn Nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn, bản vùng đệm để quản lý rừng đặc dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng.

Qua đó, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thống nhất chung về chính sách, đầu tư cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các VQG thuộc Trung ương và địa phương quản lý.

- Theo phê duyệt Dự án điều tra quy hoạch của TP Hải Phòng giai đoạn 2006- 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích là 16.196,8 ha. Trong đó, diện tích phần đảo là 10.931,7 ha, diện tích phần biển là 5.265,1 ha. Cát Bà có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng.

Theo điều tra ban đầu, nơi đây có 620 loài thực vật bậc cao phân bố thuộc 438 chi và 123 họ. Trên đảo có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư, trong đó có voọc đầu trắng là loài đặc hữu...

Một phần của tài liệu Báo cáo hiện trạng môi trường khu du lịch Cát Bà, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm 2014 (Trang 27 - 33)