Tính chất của đường tín hiệu như là trở hoặc như là C, để xác định tính chất cụ thể của chúng ta dùng thực nghiệm.
Các đường cần chú ý:
- Đường nối phần tử đo lường -> phần tử điều khiển (đường này dài => phải tính đến tính chất của nó)
- Đường phần tử điều khiển -> cơ cấu chấp hành
Tính chất của nó thể hiện khác nhau trong từng trường hợp và phụ thuộc chiều dài, đường kính và phụ tải.
3.3. Các bộ điều chỉnh thủy lực
3.3.1. Đặc điểm của các bộ điều chỉnh thủy lực
1- Năng lượng là dầu áp suất cao P = 10÷12KG/cm2.
2- Các bộ cảm biến của bộ điều chỉnh thủy lực (để đo áp suất chân không, độ chênh lệch, mức nước ...) rất đơn giản và chúng không cần bộ khuếch đại bên trong.
3- Tín hiệu định trị cần phải được thể hiện dưới dạng giống đầu ra của bộ cảm biến, thường là lực hoặc bộ xê dịch và cơ cấu định trị thường được thực hiện bằng sự thay đổi độ nén của lò xo.
4- Khi hình thành của qui luật điều chỉnh người ta sử dụng yếu tố đặc biệt của hệ là: Bộ khuếch đại thủy lực + cơ cấu chấp hành cho ta khâu gần giống khâu tích phân (tức là để tạo thành bộ điều chỉnh tích phân I mà không cần mạch liên hệ nghịch).
- Để hình thành qui luật P và PI thì phải sử dụng mạch liên hệ nghịch thường thực hiện dưới dạng cơ khí và thủy lực
- Để thay đổi các TSĐC thì ta thay đổi các phần tử cơ khí (điểm đặt, tay đòn, van)
- Việc tạo nên các qui luật điều chỉnh tương đối phức tạp => trong thực tế ta không gặp bộ điều chỉnh PD và PID nếu có gặp thì bộ điều chỉnh đó không cho phép thay đổi các thông số trong vùng rộng.
5- Cơ cấu chấp hành:
- Có công suất lớn hơn vài lần so với bộ điều chỉnh điện và khí nén, nếu có cùng kích thước và khối lượng.
- Tác động nhanh vì quán tính các phần chuyển động nhỏ.
- Chúng có thể thực hiện các chuyển động thẳng mà không cần hệ thống truyền động.
- Tốc độ chuyển dịch của CCCH ta có thể thay đổi trong dải rộng mà không cần bộ giảm tốc.
6- Khoảng cách giữa các phần tử riêng biệt bị hạn chế vì tín hiệu ra của phần tử nhỏ; các bộ cảm biến và bộ định trị đặt (gần) trực tiếp với phần tử điều khiển (đường dài nhất là đến CCCH) tuy nhiên cũng có hạn chế là: dài 100÷150m và cao 25÷50m
7- Nguồn cấp là nguồn chất lỏng (dầu) dưới áp suất cao 8÷10÷12 KG/cm2 , đường ống yêu cầu phải kín. Do tính chất của dầu phụ thuộc và nhiệt độ, độ nhớt nên khi nhiệt độ và áp suất thay đổi -> tính chất điều chỉnh thay đổi 8- Kết cấu bộ điều chỉnh đơn giản: CCCH có độ tin cậy cao, nguyên nhân hỏng
hóc chính chủ yếu là do lẫn chất bẩn vào đường ống dẩn đến tắc ngẻn => phạm vi sử dụng của bộ điều chỉnh thủy lực là những nơi cần có tác động nhanh, cần chuyển dịch với lực lớn và ở những nơi có sẵn nguồn chất lỏng làm việc. Cụ thể nhất là gặp trong tuabin (đã có hệ thống dầu sẵn với áp suất cao). Để tận dụng những ưu việc của phần thủy lực và khắc phục những nhược điểm của nó ta thường ghép thành bộ điều chỉnh điện - thủy lực (điện đặt ở những phần tử trước).
3.3.2. Sơ đồ khối của bộ điều chỉnh thủy lực
Trong thực tế BĐC thủy lực gồm 2 loại: - BĐC thủy lực
- BĐC điện - thủy lực
+ Sơ đồ bộ điều chỉnh thủy lực:
LHNBKĐ BKĐ TLực Y Bộ Cbiến CCCH X Xo
+ Sơ đồ bộ điều chỉnh điện - thủy lực:
3.3.3. Các phần tử chính của bộ điều chỉnh thủy lực
1- Phần tử đo lường: Cũng sử dụng để chuyển tín hiệu về độ sai lệch thành lực hay độ xê dịch.
2- Phần tử định trị: Dùng lò xo, thay đổi độ nén của lò xo ta thay đổi được giá trị đặt trướ.c
3- Bộ khuếch đại thủy lực: Có 2 dạng