Bàn luận kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng (tt) (Trang 30 - 32)

Bàn luận về hiệu quả nâng cao nhận thức của sinh viên về mục

đích, tác dụng, vai trò của GDTC và thể thao trường học: Sau TN,

mức độ nhận thức đúng, đầy đủ của nam, nữ NTN khối ngành CNKT và khối ngành Sư phạm cao hơn NĐC. Ngược lại, mức độ nhận thức chưa đầy đủ và nhận thức chưa đúng của nam, nữ NTN thấp hơn NĐC. Nhận thức của các NĐC tương đương với kết quả đánh giá thực trạng nhận thức trong bảng 3.4, trong khi đó nhận thức tích cực của các NTN đều cao hơn thực trạng và tốt hơn kết quả trước thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ các giải pháp ứng dụng trong thực tiễn đã có hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của sinh viên NTN về mục đích, tác dụng và vai trò của GDTC.

Bàn luận về hiệu quả nâng cao tính tích cực trong học tập môn GDTC của SV: Sau TN, phản hồi về tính tích cực trong học tập môn

học GDTC của NTN khối ngành CNKT và khối ngành sư phạm cao hơn NĐC (bảng 3.41), qua đó cho thấy: NTN được tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của GDTC và hoạt động thể thao, được tạo điều kiện về dụng cụ tập luyện, được học chương trình GDTC tự chọn gồm các môn thể thao yêu thích, được tham gia các lớp ngoại khóa... nên đã có hứng thú trong học tập, tích cực tập luyện.

Bàn luận về hiệu quả phát triển thể lực sau thực nghiệm cho sinh viên nhóm thực nghiệm: Các chỉ tiêu thể lực của nam và nữ NTN của khối CNKT và khối Sư phạm đều vượt trội hơn NĐC, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, có ttính > tbảng với p<0,05 đến p<0,001. Mức tăng trưởng thể lực của NTN cao hơn NĐC. Kết quả xếp loại thể lực SV theo TCĐGTL của Bộ GD&ĐT trong bảng 3.56 cho thấy: Tỷ lệ SV xếp loại tốt và loại đạt của NTN cao hơn NĐC, tỷ lệ SV xếp loại không đạt của NTN thấp hơn NĐC, cụ thể:

Loại tốt: NTN đạt 16,0% - 26,67%; NĐC đạt 6,0% – 12,0%; Loại đạt: NTN đạt 70,0% – 77,5%; NĐC đạt 58,0% – 66,0%; Không đạt: NTN còn 2,22% – 10,0%; NĐC còn 22,0% – 36,0%.

Kết quả trên tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số công trình khác như: Nghiên cứu của Nguyễn Gắng cho rằng: “Mô hình liên kết TDTT được đảm bảo về các điều kiện tập luyện như cơ sở vật chất, các bài tập được nghiên cứu và sắp xếp hợp lý tạo cho người tập cảm nhận sự tiến bộ trong quá trình tập luyện… đã tạo nên những kích thích về thể chất cũng như tinh thần, làm cho mức độ hứng thú tập luyện ngày càng tăng”. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành cũng kết luận: “Với các hình thức tập luyện ngoại khóa nhóm lớp, đội tuyển trong CLB đa môn, và được tổ chức dưới sự hướng dẫn thường xuyên của giáo viên, hướng dẫn viên thì sẽ mang lại hiệu quả phát triển thể lực rõ rệt hơn”.

Bàn luận về kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên nhóm thực nghiệm: Sau TN kết quả học tập của NTN tốt hơn hẳn NĐC. Đặc biệt, đối với nữ NTN khối ngành CNKT, sau học kỳ 1 kết quả học tập tăng trưởng chưa cao nhưng sau 2 học kỳ thực nghiệm kết quả học tập đã tăng cao và đạt được sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê. Điều đó cho thấy, việc ứng dụng các giải pháp phải bảo đảm về thời gian mới phát huy được hiệu quả về mọi mặt.

Kết quả học tập sau thực nghiệm của NĐC tương đương với thực trạng kết quả học tập GDTC của SV (bảng 3.25 trong luận án), nhưng với NTN thì kết quả học tập cao hơn hẳn. Kết quả trên là minh chứng chứng tỏ các giải pháp đề tài ứng dụng trong thực tiễn công tác GDTC trong 2 học kỳ đã có tác động tích cực đến kết quả học tập của SV NTN nam và nữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hải Phòng (tt) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)