Mật độ cây tái sinh và tỉ lệ cây tái sinh triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trạng thái IIa tại huyện văn chấn,tỉnh yên bái (Trang 63 - 66)

Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khi nghiên cứu về tái sinh tự nhiên. Mật độ cây tái sinh là kết quả của quá trình điều tiết tự nhiên trong các giai đoạn phát triển của lớp cây tái sinh từ khi cây mẹ gieo giống phát triển và phát tán hình thành hạt rơi dụng để cho đến khi thành cây tái sinh hoàn chỉnh đã thích nghi với hoàn cảnh sống và có kích thước nhất định. Cấu trúc mật độ biểu thị khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kiện sống, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể, mặt khác phản ánh độ dày của một lâm phần trong tương lai.

Cây triển vọng là những cây có chiều cao lớn hơn chiều cao của cây bụi thảm tươi, chúng phải có chiều cao vượt qua tầng cây bụi thảm tươi mới có thể phát triển được. Qua quá trình điều tra và xử lý số liệu thu được kết quả về mật độ cây tái sinh và tỉ lệ cây triển vọng trong bảng 3.5

Bảng 3.5: Mật độ cây tái sinh, tỷ lệ cây triển vọng tại khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu

Vị trí

OTC Mật độ cây tái sinh (cây/ha)

Mật độ cây triển vọng (cây/ha) Tỷ lệ cây triển vọng (%) Suối Giàng Chân 4640 2560 55,17 Sườn 5680 2680 47,18 Đỉnh 6240 3640 58,33 TB của Suối Giàng 5520 2960 53,62 Gia Hội Chân 6480 3760 58,02 Sườn 6400 3236 50,57 Đỉnh 5840 2320 39,73 TB của Gia Hội 6240 3105 49,78 Sùng Đô Chân 6160 2720 44,16 Sườn 5360 3600 67,16 Đỉnh 5680 3720 65,49 TB của Sùng Đô 5733 3347 58,38 Trung Bình cả huyện 5831 3137 53,76

Kết quả tại bảng 3.5 cho thấy mật độ cây tái sinh dao động từ 4.640 cây/ha đến 6.400 cây/ha. Mật độ tái sinh trung bình ở các vị trí nghiên cứu có sự khác nhau, tại khu vực nghiên cứu Suối Giàng là 5.520 cây/ha, tại Gia Hội là 6.240 cây/ha và tại Sùng Đô là 5.733 cây/ha. Mật độ trung bình cây triển vọng tại Suối Giàng là 2.960 cây/ha chiếm 53,62%, tại Gia Hội là 3.105 cây/ha chiếm 49,78% và tại Sùng Đô là 3.347 cây/ha chiếm 58,38%.

Hình 3.2: Biu đồ mt độ cây tái sinh và t l cây tái sinh trin vng ti khu vc nghiên cu

Từ kết quả trên thấy tỷ lệ cây triển vọng đạt trên 50% tổng số cây tái sinh, tỷ lệ cây triển vọng giảm dần từ chân lên đỉnh. Mật độ cây tái sinh đạt tỷ lệ cây triển vọng cao là do ở trạng thái rừng này độ che phủ chưa cao. Tuy nhiên, khi độ che phủ tăng lên thì mật độ cây tái sinh giảm dần là do có sự cạnh tranh về dinh dưỡng và không gian sống. Mật độ tái sinh và cây tái sinh có triển vọng ở khu vực xã Suối Giàng thấp hơn so với khu vực xã Gia Hội và xã Sùng Đô, lý do có thể giải thích ở đây là do mật độ tầng cây gỗ ở khu vực Suối Giàng cao hơn so với 2 khu vực kia. Vì vậy độ che phủ cao hơn và đã làm giảm số lượng các loài cây tái sinh trong đó chủ yếu là cây ưu sáng mọc nhanh. Vì vậy khi phục hồi rừng ở trạng thái này cũng cần lưu ý tới độ che phủ để từ đó có các biện pháp điều tiết cho hoàn cảnh rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trạng thái IIa tại huyện văn chấn,tỉnh yên bái (Trang 63 - 66)