Đánh giá trữ lượng nước dưới đất tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi hàm lượng asen trong nước ngầm tại huyện tri tôn, tỉnnh an giang (Trang 29)

Theo kết quả đánh giá về trữ lượng nước dưới đất tỉnh An Giang của Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Nam, trong số 07 tầng chứa nước lỗ hổng trên thì có 05 tầng chứa nước triển vọng, cụ thể là:

- Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trên (qp3); - Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pliestocen giữa-trên (qp2-3); - Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliestocen dưới (qp1); - Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa (n22); - Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới (n21);

Các tầng chứa nước nói trên đều không có diện tích lộ trên bề mặt, mà bị các thành tạo địa chất rất nghèo nước có tuổi trẻ hơn phủ lên trên.

Thành phần đất đá chứa nước của các tầng nói trên là cát hạt mịn đến trung thô, có chỗ lẫn sạn, sỏi, riêng tầng n21 là cát mịn, có chỗ lẫn sét.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH 22 MSSV: 3113843

Bảng 2.4 Kết quả tính trữ lượng khai thác nước dưới đất tỉnh An Giang

STT Tầng chứa nước F1 (km2) mtb (m) Qtl (m3/ngày) Qdh (m3/ngày) Qkt (m3/ngày) 1 qp3 1.004,50 26,18 204.281 193 204.474 2 qp2-3 564,50 29,35 94.044 256 94.300 3 qp1 388,47 26,31 68.681 294 68.975 4 n22 549,30 46,93 172.189 1.081 173.270 5 n21 1.822,70 35,50 271.756 2687 274.452 Cộng 810.960 4.511 815.471

Nguồn: Liên đoàn địa chất thủy văn – Địa chất công trình miền Nam, 2008. Trong đó:

- F1: Diện tích phân bố nước nhạt (km2).

- mtb: Chiều dày trung bình tầng chứa nước (m).

- Qtl: Trữ lượng tĩnh trong lực (m3/ngày).

- Qđh: Trữ lượng tĩnh đàn hồi (m3/ngày).

- Qkt: Trữ lượng khai thác (m3/ngày).

Qua bảng trên cho thấy 02 tầng qp3và n21 có diện phân bố rộng trên địa bàn tỉnh. Trữ lượng khai thác tiềm năng của hai tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3)vàPliocen dưới (n21) là khá dồi dào tương ứng với 204.474 m3/ngày và 274.452 m3/ngày.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH 23 MSSV: 3113843

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Địa điểm nghiên cứu: huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

- Thời gian nghiên cứu từ 8/2014 đến 12/2014.

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp phân tích hệ thống: thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu (tỉnh An Giang).

- Tham khảo các tài liệu về nước dưới đất thông qua sách, báo và các trang mạng internet.

- Phân tích, đánh giá và xử lý các thông tin, số liệu thu thập được.

Phương pháp thực địa bổ sung: điều tra, khảo sát bổ sung hiện trạng khai thác nước dưới đất tại địa phương. Thu thập và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài từ các cơ quan liên quan như: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tri Tôn, Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn.

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn trực tiếp các hộ sử dụng nước dưới đất ở khu vực nghiên cứu bằng phiếu phỏng vấn để thu thập các thông tin về tình hình sử dụng nước cho sinh hoạt và nhu cầu dùng nước của các hộ được phỏng vấn.Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 60 hộ dân thuộc hai xã Lương Phi và Ô Lâm thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Phỏng vấn các chuyên gia tại địa phương về tình hình quản lý và khai thác nước dưới đất tại các cơ quan như: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tri Tôn, Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn.

3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu

- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê và xử lí số liệu.

3.3 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương tiện đi lại: xe máy.

- Máy ảnh: chụp ảnh cho đề tài.

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH 24 MSSV: 3113843

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang, toàn huyện Tri Tôn có 2.297 giếng khoan. Trong đó hai xã Ô Lâm và Lương An Trà có số lượng giếng khoan nhiều nhất lần lượt là 403 giếng (chiếm 17,5 %) và 380 giếng (chiếm 16,5 %). Tiếp theo là thị trấn Tri Tôn với 302 giếng (chiếm 13,1%).Xã Lạc Quới và Tà Đảnh là hai địa

phương duy nhất trong huyện không có công trình khai thác nước dưới đất(Bảng 4.1).

Bảng 4.1 Số lượng và mật độ giếng huyện Tri Tôn theo từng địa phương

STT Xã/ Thị trấn Diện tích (km2) Số lượng giếng khai thác Mật độ (giếng/km2) Dân số (người) 1 Thị trấn Tri Tôn 8,17 302 37 14.911 2 Thị trấn Ba Chúc 19,12 61 3 16.108 3 Lạc Quới 24,58 - - 3.814 4 Lê Trì 26,70 96 4 5.718 5 Vĩnh Gia 37,99 82 2 6.340 6 Vĩnh Phước 54,37 12 <1 1.741 7 Châu Lăng 32,59 189 6 15.550 8 Lương Phi 41,20 244 6 10.220 9 Lương An Trà 89,03 380 4 7.974 10 Tà Đảnh 50,40 - - 7.323 11 Núi Tô 32,58 91 3 7.589 12 An Tức 27,92 264 10 6.127 13 Cô Tô 42,34 147 3 11.084 14 Tân Tuyến 83,39 26 <1 6.512 15 Ô Lâm 30,01 403 13 11.829 Toàn huyện 600,39 2.297 4 132.903

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH 25 MSSV: 3113843

Nhìn chung, số lượng và mật độ giếng ở Tri Tôn có sự chênh lệch giữa các xã, thị trấn trong huyện. Các công trình khai thác không đồng đều giữa các địa phương.Đa số các xã, thị trấn có mật độ thấp (dưới 10 giếng/km2).Thị trấn Tri Tôn là địa phương có mật độ giếng cao nhất 37 giếng/km2, cao gấp 9 lần mật độ trung bình của toàn huyện. Hai xã Vĩnh Phước và Tân Tuyến có số lượng giếng thấp là 12 và 26 giếng nên mật độ giếng của hai xã này là không đáng kể (<1 giếng/km2

).

Số lượng giếng khoan và sự phân bố của chúng tùy thuộc vào tình hình phát triển, dân số và nhu cầu dùng nước của người dân.Ngoài ra, còn tùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội và số lượng các công trình trình cấp nước sinh hoạt của địa phương.

Tổng lượng khai thác nước dưới đất của toàn tỉnh An Giang là 26.311,8

m3/ngày.Trong đó Thành phố Long Xuyên là địa phương có lượng khai thác nước dưới

đất cao nhất là 11.841,4 m3

/ngày chiếm 45%. Huyện Tri Tôn tuy có số lượng giếng khoan cao nhất nhưng lưu lượng khai thác chỉ đạt 3449,8 m3/ngày chiếm 13,1 % (Hình

4.1).Nguyên nhân là do, tại Tp Long Xuyên đa phần các giếng khoan khai thác phục vụ

cho mục đích sản xuất, kinh doanh với lưu lượng lớn trong khi đó hầu hết các giếng khoan ở huyện Tri Tôn khai thác phục vụ cho mục đích sinh hoạt nhỏ lẻ của người dân.

(Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang)

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 Long Xuyên Châu Đốc An Phú Tân Châu Phú Tân Châu Phú Tịnh Biên

Tri Tôn Châu Thành

Chợ

Mới Thoại Sơn

u ợn g k hai th ác m 3/ngày

Hình 4.1 Lưu lượng khai thác nước dưới đất theo từng địa phương Ng

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH 26 MSSV: 3113843

Tri Tôn là huyện có số lượng giếng khoan nhiều nhất trong toàn tỉnh và được khai thác chủ yếu tại các tầng qp1, qp2-3, và qp3. Trong đó khai thác tập trung ở tầng qp1 và qp3 với lưu lượng khai thác là 1.543 m3/ngàyvà 1.345,5 m3/ngày, chiếm 83,7% tổng lượng khai thác của toàn huyện.

Tầng nước khai chủ yếu của các giếng khoan tại huyện Tri Tôn chủ yếu thuộc tầng nông.Trong số 2.297 giếng khoan của huyện thì có 1.948 giếng có độ sâu <50m (chiếm 84,8%); 346 giếng có độ sâu từ 50 – 100m (chiếm 15,0%); chỉ có 3 giếng khoan có độ sâu >100m. (Bảng 4.2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.2 Số liệu giếng theo độ sâu của huyện Tri Tôn, An Giang.

Xã/ Thị Trấn Tổng số giếng

Phân theo độ sâu giếng

<50m 51- 100m 101-200m Lương An Trà 380 376 4 - Ba Chúc 61 60 1 - An Tức 264 239 25 - Vĩnh Gia 82 74 8 - Tân Tuyến 26 22 4 - Cô Tô 147 103 44 - Núi Tô 91 75 16 - Thị trấnTri Tôn 302 104 196 2 Vĩnh Phước 12 12 - - Châu Lăng 189 164 24 1 Ô Lâm 403 403 - - Lương Phi 244 241 3 - Lê Trì 96 75 21 - Toàn huyện 2.297 1.948 346 3

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH 27 MSSV: 3113843

4.2HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI HUYỆN TRI TÔN 4.2.1 Thông tinchung

4.2.1.1 Thông tin về hộ gia đình được phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ dân (31 hộ dân tộc Kinh và 29 hộ dân tộc Khơme) thuộc hai xã Ô Lâm và Lương Phi với độ tuổi trung bình của người được phỏng vấn là 47 tuổi (cao nhất là 80 tuổi, thấp nhất là 31tuổi); hầu hết đều là người lớn tuổicó thời gian sống ở địa phương lâu năm.

Số nhân khẩu lớn nhất của các hộ được phỏng vấn là 8, thấp nhất là 4, trung bình là 4 và trung vị cũng là 4. Trong đó, có 2 hộ (chiếm 5,0 ) số hộ được phỏng vấn có số khẩu là 2;13 hộ (chiếm 21,7 ) số được phỏng vấn có số khẩu là 3;26 hộ (chiếm 43,3 ) số được phỏng vấn có số khẩu là 4;13 hộ (chiếm 21,7 ) số được phỏng vấn có số khẩu là 5;4 hộ (chiếm 6,7 )số được phỏng vấn có số khẩu là 6 và chỉ có 1 hộ (chiếm 1,7 ) số được phỏng vấn có số khẩu là 8. Như vậy, đa số hộ được phỏng vấn có số nhân khẩu dao động từ 3- 5 khẩu. Ở vùng nông thôn, số khẩu/hộ là không cao. Địa phương có thể thiếu lực lượng lao động.

Đa phần người được phỏng vấn là nam giới (chiếm 58% số người được phỏng vấn), những người được phỏng vấn đều có thái độ tích cực và hợp tác tốt, tuy nhiên việc phỏng vấn gặp đôi chút khó khăn trong ngôn ngữ giao tiếp với những hộ người dân tộc Khơme.

Bảng 4.3 Thông tin người được phỏng vấn

Người trả lời phỏng vấn Độ tuổi Dân tộc

Nam Nữ <40 40-50 >50 Kinh Khơme

58% 42% 25% 42% 33% 52% 48%

Trong số các hộ gia đình được phỏng vấn, nghề nghiệp chủ yếu của gia đình là làm ruộng (trồng lúa, nếp) và buôn bán. Một số ít hộ làm các ngành nghề khác như là chăn

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH 28 MSSV: 3113843

4.2.1.2 Thông tin về giếng khoan tại vùng nghiên cứu

Bảng 4.4 Đặc điểm giếng khoan vùng nghiên cứu

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ

Độ sâu 10m – 30m 12 giếng 30,0%

30m – 50m 24 giếng 60,0%

50m – 70m 4 giếng 10,0%

Năm sử dụng Trước năm 2005 27 giếng 67,5%

Từ năm 2005 đến nay 13 giếng 32,5%

Trong số60 hộ dân được phỏng vấn, có 40 hộ sử dụng nước giếng khoan hộ gia đình, còn lại 20 hộ sử dụng nước cấp từ cơ sở cấp nước tư nhân. Trong đó có 12 giếng khoan với độ sâu từ 10 – 30m (chiếm 30,0%), 24 giếng khoan với độ sâu từ 30 – 50m (chiếm 60,0 %) và 4 giếng với độ sâu từ 50 – 70m. Trong đó, độ sâu thấp nhất là 16m và cao nhất là 80m. Kết quả khảo sát trên hoàn toàn phù hợp với ý kiến của cán bộ quản lý tại địa phương, cho rằng các giếng khoan trên địa bàn huyện chủ yếu khai thác ở tầngnông ( độ sâu giếng <60m) và tài liệu thu thập từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang. 17 6 3 25 9 0 5 10 15 20 25 30

Buôn Bán Công nhân Viên chức Nhà

Nước Làm ruộng Khác S h d ân

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH 29 MSSV: 3113843

Đa phần giếng khoan hộ gia đình được xây dựng cách đây trên 10 năm (27 giếng, chiếm 67,5%). Giếng có thời hạn sử dụng lâu năm nhất được khoan vào năm 1995, cách đây gần 20 năm đến nay vẫn còn sử dụng. Các hộ dân khi được hỏi lý do sử dụng nước giếng, hầu hết đều trả lời, vì sử dụng nước giếng sẽ rẻ tiền hơn khi dùng nước máy, hơn nữa do giếng được khoan cách đây khá lâu, vẫn chưa bị hư hỏng, vẫn còn sử dụng được nên không chọn sử dụng nước máy. Bên cạnh đó, có 4 hộ chỉ vừa mới khoan giếng sử dụng cách đây 1-2 năm cho biết, do việc sử dụng nước máy gặp nhiều bất tiện, thường xuyên bị cúp nước, nếu không trữ nước vào bồn thì sẽ không đủ nước sử dụng trong ngày, nên các hộ này chuyển sang sử dụng nước giếng.Qua kết quả trên, có thể thấy rằng trữ lượng nước dưới đất ở khu vực nghiên cứu khá dồi dào và chất lượng vẫn còn tốt, vì thế người dân luôn ưu tiên lựa chọn sử dụng nguồn nước dưới đất này.

4.2.2 Hiện trạng sử dụng nước dưới đất của các hộ dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.1 Mục đích sử dụng

Theo kết quả khảo sát tại vùng nghiên cứu, phần lớn các hộ dân sử dụng nước dưới đất cho các hoạt động sinh hoạt như tắm, giặt, ăn, uống. Chỉ có một vài hộ trong số đó còn sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất nhỏ trong hộ gia đình như sản xuất nước đá, dịch vụ rửa xe, dọn dẹp chuồn trại chăn nuôi. Kết quả này phù hợp với thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang về mục đích sử dụng nước dưới đất của

người dân tại hai xã khảo sát(Bảng 4.5). Trong tổng số 647 giếng của cả hai xã Ô Lâm và

Lương Phi thì có đến 638 giếng sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chiếm đến 98,6% và số ít còn lại sử dụng cho một số hoạt động kinh doanh – dịch vụ nhỏ.

Bảng 4.5Số liệu giếng theo mục đích sử dụng của xã Lương Phi và Ô Lâm

Xã/Thị trấn Tổng số giếng

Phân theo mục đích sử dụng

Sinh hoạt Sản xuất

nông nghiệp Kinh doanh – Dịch vụ Sản xuất công nghiệp Ô Lâm 403 400 - 3 - Lương Phi 244 238 - 6 - Tổng 647 638 - 9 -

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH 30 MSSV: 3113843

4.2.2.2 Nguồn nước sử dụng

Hiện nay, tại khu vực nghiên cứu có 3 nguồn nước chính được sử dụng là nước dưới đất,nước sông, và nước mưa.Trong đó, nước dưới đất được người dân sử dụng từ hai nguồn khác nhau, nguồn thứ nhất từ giếng khoan trong hộ gia đình, nguồn thứ hai từ nước máy do cơ sở cấp nước tư nhân cung cấp.

Vào mùa khô, nước dưới đất được các hộ dân sử dụng nhiều nhất chiếm 78%, trong đó có 45 là nước giếng khoan hộ gia đình, 33% từ cơ sở cấp nước tư nhân; phầntrăm còn lại là sử dụng nước sông; nước mưa không được sử dụng trong mùa này.(Hình 4.3)

Vào mùa mưa,hầu hết các hộ dân được phỏng vấn đều sử dụng thêm nguồn nước mưa. Tuy nhiên do lượng nước mưa trữ lại được không đủ cho tất các sinh hoạt trong gia đình nên họ sử dụng song song các nguồn nước khác cùng với nước mưa,để phục vụ cho mục đích ăn, uống. Nước giếng hay nước sông chỉ dùng để tắm, giặt. Vì theo người dân nhận xét, chất lượng nước mưa khá tốt, uống khá ngọt.

45% 33%

22%

0%

Giếng khoan hộ gia đình Cơ sở cấp nước tư nhân Nước sông

Hình 4.3 Tỷ lệ sử dụng nước dưới đất của người dân tại khu vực nghiên cứu vào mùa khô

SVTH: PHẠM THỊ YẾN THANH 31 MSSV: 3113843

Dựa vào Hình 4.4, có thể thấy được số lần bơm trong ngày có sự khác biệt giữa các hộ dân, từ 1 lần/ngày đến 4 lần/ngày. Tần suất bơm phần lớn là 2 lần/ngày, chiếm đến 40,7 vào mùa khô và 37,0 vào mùa mưa. Trong mùa mưa, hầu hết tần suất số lần bơm đều giảm (2 lần, 3 lần, 4 lần trong ngày), và tỉ lệ này chỉ còn 7,5 đối với các hộ bơm 4 lần/ngày; trong khi tần suất số lần bơm 1 lần/ngày lại tăng lên. Điều này được các hộ dân cho biết, vào mùa khô mực nước trong cây giếng thấp, áp lực nước không đủ lớn vì thế

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi hàm lượng asen trong nước ngầm tại huyện tri tôn, tỉnnh an giang (Trang 29)