Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung vitamin ade và tuổi gà lên năng suất sinh sản, tiêu tốn thức ăn trên đàn gà ross 308 (Trang 29)

3.2.4.1 Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày)

Lượng thức ăn ăn vào (g) = Lượng thức ăn cho ăn(g) – lượng thức ăn thừa(g) Tổng lượng thức ăn ăn vào/lô TN

Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) = Tổng số gà/lô TN

3.2.4.2 Tiêu tốn thức ăn (g/gà/trứng)

Tổng lượng thức ăn ăn vào/ lô TN Tiêu tốn thức ăn (g/gà/trứng) = Tổng số trứng đẻ ra/ lô TN

3.2.4.3 Tỷ lệ đẻ

Hàng ngày đếm số trứng của tất cả gà làm thí nghiệm và trên tất cả lô thí nghiệm. Tổng số trứng/lô TN

Tỷ lệ đẻ (%) = x 100

Tổng số gà/lô TN

3.2.4.4 Khối lượng trứng (g)

3.2.4.5 Khối lượng trứng

Tỉ lệ đẻ x Khối lượng trứng KL trứng(g/gà/ngày) =

100

3.2.4.6 Hệsốchuyển hóa thức ăn (HSCHTA)

Tiêu tồn thức ăn (g/gà/ngày) HSCHTA =

Khốilượngtrứng (g/gà/ngày)

3.2.4.7 Tỉ lệ trứng ấp

Là những trứng đạt tiêu chuẩn ấp về chỉ số hình dáng, màu sắc, khối lượng, vỏ trứng tốt không bị bẩn.

Tổng số trứng ấp/ lô TN Tỉ lệ trứng ấp (%) =

Tổng số trứng thu được/lô TN

3.2.7 Cách thu thập số liệu

-Khối lượng trứng được cân 2 lần/ngày, mỗi lần cân 150 quả sau đó tính lại giá trị trung bình.

- Trứng được lựa 2 lần/ngày loại những trứng không đạt đẻ tính tỉ lệ trứng ấp - Số lượng thức ăn được lấy vào chiều mỗi ngày khi công nhân lên cám xong và ghi lên bảng

- Số lượng gà mỗi ngày được lấy vào 4 giờ chiều khi thu gom gà chết xuống cuối trại

3.2.8 Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý sơ bộ trên phần mềm Microsoft Excel 2010. Sau đó, tiến hành phân tích phương sai bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General liner Model) của chương trình Minitab 16. Sử dụng so sánh giá trị trung bình với phép thử Turkey và độ tin cậy 95%.

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM

Trong quá trình thí nghiệm tôi nhận thấy tình trạng sức khỏe của đàn gà khá tốt, tình trạng sản xuất, phát triển khá ổn định nhưng một số gà vẫn còn bị bệnh cầu trùng, trứng gà bị méo mó, bị dơ còn khá nhiều. Đàn gà thí nghiệm được chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật của trại. Tuy nhiên, đàn gà đã từng trải qua một trận dịch bệnh trước đó.

4.2 KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

4.2.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ADE lên năng suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn của gà thức ăn của gà

Ảnh hưởng của việc bổ sung ADE lên năng suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn được thể hiện cụ thể qua bảng 4.1 và hình 4.1:

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung ADE lên năng suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn của gà

NTĐC NTADE SEM P

Tỉ lệ đẻ, % 42,73 46,58 0,26 <0,01

Khối lượng trứng, g 69,68 70,39 0,02 <0,01

Tỉ lệ trứng ấp, % 74,21 77,48 0,08 <0,01

Tiêu tốn thức ăn, g/gà/ngày 133,8 132,4 0,06 <0,01 Tiêu tốn thức ăn, g/gà/trứng 308,4 280,5 1,85 <0,01 Khối lượng trứng, g/gà/ngày 29,73 32,75 0,18 <0,01 Hệ số chuyển hóa thức ăn 4,57 4,09 0,03 <0,01

Bổ sung ADE đã làm tăng tỉ lệ đẻ từ 42,74% (NTĐC) lên 46,58% (NTADE) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Kết quả này thấp hơn so với chuẩn tỉ lệ đẻ của công ty CP (59-61%) trên gà Ross 308 ở tuần tuổi 58-64 và điều này phù hợp với kết luận của Bollengier- Lee et al. (1998) khẩu phần bổ sung vitamin E giúp cải thiện sản lượng trứng.

Việc bổ sung ADE sẽ làm tăng khối lượng lượng trứng (g) một cách đáng kể từ 69,68g (NTĐC) lên 70,39g (NTADE) (P<0.01). Hơn nữa, kết quả của thí nghiệm cũng cao hơn tiêu chuẩn khối lượng trứng của công ty CP (69,1-69,4g) trên gà Ross 308 ở tuần tuổi 58-64 tương tự với thí nghiệm.

Tỉ lệ trứng ấp của NTĐC và NTADE lần lược là 74,21% và 77,48%. Qua đó có thể kết luận việc bổ sung ADE sẽ làm tăng tỉ lệ trứng ấp cao hơn so với đối chứng (P<0,01). Kết quả của thí nghiệm cao hơn tiêu chuẩn tỉ lệ trứng ấp của công ty CP (72-75%) trong giai đoạn gà Ross 308 được 58-64 tuần tuổi.

Vitamin ADE cũng ảnh hưởng đáng kể lên tiêu tốn thức ăn của gà, cụ thể là tiêu tốn thức ăn, (g/gà/ngày) của NTĐC và NTADE lần lược là 133,8g và 132,4g. Từ đó, có thể kết luận viêc bổ sung ADE sẽ làm giảm tiêu tốn thức ăn so với nghiệm thức đối chứng (P<0,01). Kết quả thí nghiệm này cho thấy vitamin ADE sẽ làm giảm tiêu tốn thức ăn và phù hợp với nghiên cứu (Geflugelk, 2010)

Tiêu tốn thức ăn (g/gà/trứng) của NTĐC là 308,4g, của NTADE là 280,5g. Qua đó có thể kết luận khi bổ sung ADE sẽ làm giảm rõ rệt tiêu tốn thức ăn của gà so với đối chứng (P<0,01).

Bên cạnh đó, vitamin ADE còn ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu khác trong số đó có khối lượng trứng và hệ số chuyển hóa thức ăn.

Khối lượng trứng (g/gà/ngày) của NTDC và NTADE lần lược là 29,73g và 32,75g. Do đó, ta thấy việc bổ sung ADE sẽ làm tăng khối lượng trứng rõ rệt so với đối chứng (P<0,01). Kết quả thí nghiệm này phù hợp với nghiêm cứu của (Geflugelk , 2010) khi bổ sung vitamin E và selenium đã làm tăng khối lượng trứng.

Hệ số chuyển hóa thức ăn giảm đáng kể ở khẩu phần có bổ sung ADE (4,09) so với NTĐC (4,57). Sự khác biệt giữa hai nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P<0,01).

4.2.2 Ảnh hưởng của tuổi gà lên năng suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn của gà

4.2.2.1 Ảnh hưởng của tuổi gà lên tỉ lệ đẻ, tỉ lệ trứng ấp và khối lượng trứng

Tuổi gà có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu theo dõi. Một trong các chỉ tiêu đó là tỉ lệ đẻ, tỉ lệ trứng ấp và khối lượng trứng được thể hiện cụ thể qua bảng 4.2 và hình 4.2, 4.3.

Hình 4.2Ảnh hưởng của tuổi gà lên tỉ lệ đẻ và tỉ lệ trứng ấp

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của tuổi gà lên tỉ lệ đẻ, tỉ lệ trứng ấp và khối lượng trứng Tuần tuổi Tỉ lệ đẻ, % Tỉ lệ trứng ấp, % Khối lượng trứng, g T58 53,16a 76,64a 68,96f T59 50,58b 76,26ab 69,23e T60 48,01c 76,22ab 69,53d T61 45,76cd 75,76ab 69,67d T62 43,73d 75,57ab 69,97c T63 41,23e 75,65bc 70,51b T64 38,53f 75,56bc 71,12a T65 36,28f 75,09c 71,26a SEM 0,52 0,04 0,04 P <0,01 <0,01 <0,01

Ghi chú: ab trong cung một cột có chử theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Tỉ lệ đẻ giảm dần qua các tuần tuổi từ 58 đến 65 (P<0,01) do gà càng già thì khả năng hấp thụ và chuyển hóa càng ngày càng kém đi và khoảng cách giữa hai lần đẻ trứng cũng dài ra. Tỉ lệ đẻ cao nhất ở tuần tuổi 58 với 53,16%, thấp nhất ở tuần tuổi 65 với 36,28%. Kết quả thí nghiệm này thấp hơn chuẩn của tập đoàn Aviagen (2007) là (52-61%) ở tuần tuổi 58-64.

Bổ sung ADE làm khối lương trứng tăng dần qua các tuần tuổi (P<0,01) do gà càng già thì khối lượng trứng càng tăng vì khối lượng cơ thể tỉ lệ thuận với khối lượng trứng. Khối lượng trứng thấp nhất ở tuần tuổi 58 là 68,96g, cao nhất ở tuần tuổi 65 là 71,26g. Kết quả thí nghiệm này cao hơn chuẩn của tập đoàn Aviagen (69,6g-70,4g) và phù hợp với nghiên cứu của Yildirim (2005) khối lượng trứng tăng lên khi gà càng già.

Tỉ lệ trứng ấp giảm dần qua các tuần tuổi do gà càng già khả năng đẻ kém, khả năng hấp thụ Ca giảm sút, ống hình thành trứng bị tổn thương, trấu trong lồng đẻ bị dơ, bị thiếu nên làm trứng bị loại nhiều. Tỉ lệ trứng ấp thấp nhất ở tuần tuổi 65 là 75,09% và cao nhất ở tuần tuổi 58 là 76,64% và sự khác biệt qua các tuần tuổi là có ý nghĩa thống kê (P<0,01).

4.2.2.2 Ảnh hưởng của tuổi gà lên tiêu tốn thức ăn

Ảnh hưởng của tuổi gà lên tiêu tốn thức ăn được thể hiện qua bảng 4.3:

Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) giảm dần qua các tuần tuổi (P<0,01) nhưng đến tuần tuổi 62 thì khác biệt mới thể hiện rõ do gà giai đoạn này đã già nên nhu cầu năng lượng cho duy trì, sinh trưởng và phát triển gần như không đổi và có xu hướng giảm nhẹ theo quy luật của sự sinh trưởng. Tiêu tốn thức ăn cao nhất ở tuần tuổi 58 với 134g, thấp nhất ở tuần tuổi 65 với 132,3g. Kết quả thí nghiệm này thấp hơn chuẩn của tập đoàn Aviagen (2007) là 148-152g ở tuần tuổi 58-64 tương tự với thí nghiệm và phù hợp với nghiên cứu của (Wu et al. 2005) gà càng già đi thì nhu cầu dinh dưỡng càng giảm.

Tiêu tốn thức ăn (g/gà/trứng) tăng dần qua các tuần tuổi (P<0,01) do gà ngày càng già và số lượng trứng càng ngày càng giảm nhưng gà giai đoạn này đã tăng trưởng hết mức và các nhu cầu gần như là không đổi. Tiêu tốn thức ăn cao nhất ở tuần tuổi 65 với 352,4g, thấp nhất ở tuần tuổi 58 với 246,5g.

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của tuổi gà lên tiêu tốn thức ăn. Tuần tuổi Tiêu tốn thức ăn,

g/gà/ngày Tiêu tốn thức ăn, g/g/trứng 58 134,0a 246,5g 59 133,6a 259,7fg 60 133,7a 275,9ef 61 133,5a 284,8de 62 132,8b 295,3cd 63 132,5b 311,6bc 64 132,4b 328,2b 65 132,3b 353,4a SEM 0,13 3,75 P <0,01 <0,01

Ghi chú: ab trong cung một cột có chử theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê 4.2.2.3 Ảnh hưởng của tuổi gà lên khối lượng trứng và hệ số chuyển hóa thức ăn

Khối lượng trứng (g/gà/ngày) giảm dần qua các tuần tuổi (P<0,01) do gà càng già thì khả năng đẻ trứng càng giảm, khoảng cách giữa hai lần đẻ dài ra. Khối lượng trứng cao nhất ở tuần tuổi 58 là 36,66g, thấp nhất ở tuần tuổi 65 là 25,86g.

Hệ số chuyển hóa thức ăn tăng dần qua các tuần tuổi (P<0,01) do tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) giảm dần qua các tuần tuổi nhưng gà càng già thì khả năng hấp thụ, chuyển hóa dinh dưỡng kém đi làm cho số lượng trứng giảm nhanh. HSCHTA thấp nhất ở tuần tuổi 58 là 3,67, và cao nhất ở tuần tuổi 65 là 5,15.

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của tuổi gà lên khối lượng trứng và hệ số chuyển hóa thức ăn

Tuần tuổi Khối lượng trứng, g/gà/ngày Hệ số chuyển hóa thức ăn 58 36,66a 3,67g 59 35,02ab 3,82fg 60 33,39bc 4,01ef 61 31,89cd 4,20de 62 30,60de 4,36cd 63 29,08ef 4,58c 64 27,41fg 4,86b 65 25,86g 5,15a SEM 0,37 0,05 P <0,01 <0,01

Ghi chú: ab trong cung một cột có chử theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê

4.2.3 Ảnh hưởng sự tương tác của ADE và tuổi gà lên năng suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn của gà tiêu tốn thức ăn của gà

4.2.3.1 Ảnh hưởng sự tương tác của ADE và tuổi gà lên tỉ lệ đẻ, khối lượng trứng và tỉ lệ trứng ấp

Ảnh hưởng sự tương tác của ADE và tuổi gà lên tỉ lệ đẻ, khối lượng trứng và tỉ lệ trứng ấpđược thể hiện qua bảng 4.5:

Tỉ lệ đẻ của hai nghiệm thức qua các tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỉ lệ đẻ của hai nghiệm thức qua các tuần tuổi có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, NTADE vẫn có tỉ lệ đẻ cao hơn so với đối chứng ở các tuần tuổi khác nhau.

Việc bổ sung ADE làm khối lương trứng của hai nghiệm thức tăng lên qua các tuần tuổi và làm khối lượng trứng tăng lên so với đối chứng ở các tuần tuổi từ 58- 65 (P<0,05).

Tỉ lệ trứng ấp qua các tuần tuổi của NTADE cao hơn NTĐC (P>0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ trứng ấp của hai nghiệm thức có xu hướng giảm xuống qua các tuần tuổi. Bảng 4.5 Ảnh hưởng của sự tương tác của ADE và tuổi gà lên tỉ lệ đẻ, khối lượng trứng (g) và tỉ lệ trứng ấp

Tuần tuổi Tỉ lệ đẻ, % Khồi lượng

trứng, g Tỉ lệ trứng ấp, % 58 51,85 68,69 74,85 59 49,20 68,93 74,70 60 46,10 69,18 74,70 61 43,85 69,24 74,30 62 41,75 69,63 74,00 63 39,25 70,00 74,05 64 36,15 70,75 73,85 DC 65 33,70 70,99 73,25 58 54,48 69,23 78,42 59 51,95 69,52 77,82 60 49,93 69,89 77,75 61 47,68 70,09 77,22 62 45,70 70,32 77,15 63 43,20 71,01 77,25 64 40,90 71,49 77,27 ADE 65 38,85 71,54 76,92 SEM 0,22 0,73 0,07 P 0,68 0,02 0,64

4.2.3.2Ảnh hưởng sự tương tác của ADE và tuổi gà lên tiêu tốn thức ăn, khối lượng trứng và hệ số chuyển hóa thức ăn

Ngoài ra, sự tương tác của ADE và tuổi gà còn ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn, khối lượng trứng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà.

Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) giữa hai nghiệm thức qua các tuần tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tiêu tốn thức ăn có xu hướng giảm qua các tuần tuổi. Hơn thế nữa, NTADE còn có tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với đối chứng ở các tuần tuổi khác nhau.

Tiêu tốn thức ăn (g/gà/trứng) của hai nghiệm thức tăng lên qua các tuần tuổi. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn của NTADE thấp hơn so với NTĐC ở các tuần tuổi khác nhau (P<0,05).

Khối lượng trứng (g/gà/ngày) qua các tuần tuổi của NTADE cao hơn so với đối chứng (P>0,05). Tuy nhiên khối lượng trứng của hai nghiệm thức có xu hướng giảm xuống qua các tuần tuổi từ 58 đến 65.

HSCHTA của hai nghiệm thức tăng lên qua các tuần tuổi. Tuy nhiên, việc bổ sung ADE làm cho HSCHTA thấp hơn so với đối chứng ở các tuần tuổi (58-65) (P<0,05).

Bảng 4.6 Ảnh hưởng sự tương tác của ADE và tuổi gà lên tiêu tốn thức ăn, khối lượng trứng (g/gà/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn

Tuần tuổi TTTA,

g/gà/ngày TTTA, g/gà/trứng KLT, g/gà/ngày HSCHTA 58 135,0 257,2 35,62 3,79 59 134,4 267,4 33,91 3,96 60 134,4 287,5 31,89 4,21 61 134,0 297,4 30,36 4,42 62 133,6 309,7 29,07 4,60 63 133,2 326,7 27,48 4,85 64 132,8 345,4 25,58 5,19 DC 65 132,8 375,7 23,92 5,55 58 133,0 235,8 37,71 3,53 59 132,9 251,9 36,12 3,68 60 133,0 264,2 34,89 3,81 61 133,0 272,1 33,42 3,98 62 132,0 281,0 32,14 4,11 63 131,9 296,5 30,68 4,30 64 132,1 311,1 29,24 4,52 ADE 65 131,9 331,2 27,79 4,75 SEM 0,17 5,22 0,05 0,51 P 0,01 0,24 0,65 0,01

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Viêc bổ sung vitamin ADE có ảnh hưởng tốt lên gà Ross 308 ở giai đoạn đẻ cuối của chu kỳ đẻ, đã làm tăng tỉ lệ đẻ, tỉ lệ trứng ấp và khối lượng trứng của gà. Bên cạnh đó, Tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà đã giảm đi khi bổ sung ADE.

Tuổi gà càng già thì tỉ lệ đẻ càng giảm, tỉ lệ trứng ấp, tiêu tồn thức ăn (g/gà/ngày), khối lượng trứng cũng giảm dần qua các tuần tuổi. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn (g/gà/trứng), hệ số chuyển hóa thức ăn, khối lượng trứng (g) lại tăng dần qua các tuần tuổi khác nhau của gà.

5.2 ĐẾ NGHỊ

Nên áp dụng khẩu phần có bổ sung vitamin ADE để nuôi gà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999. Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

Bùi Xuân Mến, 2008. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Đại Học Cần Thơ. Bùi Thanh Hà, 2005. Cẩm nang dinh dưởng cho gia cầm, NXB Thanh Hóa. Công ty Emivest, 2008. Sổ tay chăn nuôi gà thịt Cobb 500.

Dương Thanh liêm, 2003. Chăn nuôi gia cầm. Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đào Đức Long, 2004. Sinh học về các giống gia cầm ở Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Lưu Hữu Mãnh, Võ Ái Quấc, 2013. Giáo trình dinh dưỡng gia súc, NXB Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Hoàng Lâm, 2013. Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, NXB Thanh Niên. Tập đoàn Aviagen, 2007. Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi gà Ross 308.

Võ Bá Thọ, 1996. Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp, NXB Tiền Giang.

Tài liệu tiếng anh

Arch. Geflugelk (2010). The influence of dietary vitamin E and selenium on egg production parameters, serum and yolk cholesterol and antibody response of laying hen exposed to high environmental temperature. 74(1). S. 43-50, ISSN 0003-9098. Verlag Eugen Ulmer, Stuttgart.

Bollenggier-lee S, Mitchell M.A, Utomo D.B, Williams P.E.V, Whitehead C.C. (1998). Influence of high dietary vitamin E supplemmentation on egg production and plasma characteristics in hens subjected to heat stress. Br. Poult. Sci, 39: 106-112.

Leeson S, Caston LJ. Vitamin Enrichment of Eggs. The Journal of Applied Poultry Research 2003; 12:24-26.

Mckee J.C, Harrison P.C (1995). Effects of supplemental ascorbic acid on the performance of broiler chickens exposed to multiple concurrent stressors. Poult. Sci, 74 1772-1785.

Meydani, S.N and Blumgberg J.B (1993). Vitamin E and immune response. Page 223-238 in: Nutrient modulation of the Immune Response. S. Cunningham- Rundles, ed. Marcel Dekker, New york, NY.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng bổ sung vitamin ade và tuổi gà lên năng suất sinh sản, tiêu tốn thức ăn trên đàn gà ross 308 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)