(Nguồn: Ảnh chụp vào ngày 07/09/2014 tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau)
3.4.6 Phương pháp xác định nhanh sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm và rừng Tràm Tràm
Trong thực tế, việc xác định sinh khối tươi và khô cây Tràm và toàn bộ lâm phần Tràm ở ngoài trời là một công việc khó khăn và tốn kém về thời gian, nhân lực và kinh phí. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phương trình tính toán giúp đánh giá khá chính xác sinh khối với sai số < 10%.
Tổng sinh khối tươi được tính theo phương trình: 2.352
DBH x 0.258 =
TSKt (Sử dụng cho rừng trên đất than bùn)
2.326 DBH x 0.258 = TSKt (Sử dụng cho rừng trên đất phèn)
Với TSKt là tổng sinh khối tươi (kg) và D H là đường kính thân cây cả vỏ ở chiều cao ngang ngực (cm)
Tổng sinh khối khô được tính theo phương trình: 2.418
DBH x 0.109 =
TSKk (Sử dụng cho rừng trên đất than bùn)
2.248 DBH x 0.124 = TSKk (Sử dụng cho rừng trên đất phèn)
Với TSKt là tổng sinh khối khô (kg) và D H là đường kính thân cây cả vỏ ở chiều cao ngang ngực (cm)
Phương pháp xác định nhanh sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm và rừng Tràm như sau:
ước 1. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, đo chính xác D H (cm) cả vỏ của toàn bộ cây Tràm còn sống và sắp xếp thành cấp (nếu cần) với mỗi cấp cách nhau từ 0.5 cm (đối với rừng Tràm có D H bình quân dưới 8 cm) và 1.0 cm (đối với rừng Tràm có DBH bình quân trên 8 cm).
ước 2. Thay giá trị DBH (cm) của từng cây Tràm vào các công thức tương ứng với loại đất để tính Tổng sinh khối (TSK(kg)) và sinh khối (SK (kg)) các bộ phận tươi và khô nằm trên mặt đất của cây Tràm. Sinh khối của toàn bộ lâm phần trên một hécta bằng sinh khối của ô tiêu chuẩn nhân với hệ số 10000/S, với S (m2) là diện tích ô tiêu chuẩn. Trong trường hợp D H đã được sắp xếp theo cấp và tập hợp thành bảng tần số, thì TSK và SK của từng bộ phận trên mặt đất của cây Tràm sẽ được xác định theo từng cấp kính. TSK và SK của cấp kính bằng sinh khối cây bình quân thuộc cấp kính ấy nhân với số cây tương ứng với cấp kính. Sau đó quy đổi TSK và SK của từng bộ phận ra hécta theo cách trên.
3.4.7 Thời gian thu mẫu
Lần 1: Ngày 07/09/2014 Lần 2: Ngày 08/11/2014
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Đề tài chỉ khảo sát một số tính chất và dinh dưỡng đất cơ bản có tác động trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của rừng tràm. Các yếu tố được phân tích trong đề tài bao gồm: pH đất, dung trọng, chất hữu cơ trong đất, N-NO3
-
, N-NH4 +
, Nts, Pts, đo đếm các thông số cây tràm để tính sinh khối tươi và sinh khối khô, từ đó xác định nhanh sinh khối khô và tươi của cây tràm và rừng tràm.
Kết quả phân tích cho thấy sự biến động của các đặc tính lý hoá đất (pH, dung trọng, CHC, N-NO3-, N-NH4+, Nts, Pts) trên ba ba dộ dày nghiên cứu tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Ở cùng một độ sâu thì các tính chất đất gần như đồng nhất, ít thấy sự biến động của các nhân tố này giữa các ô tiêu chuẩn (OTC). Tuy nhiên, ở ba ba độ dày than bùn khác nhau thì có sự biến động rõ nét về các tính chất đất và hàm lượng dinh dưỡng đất.
4.1 pH ĐẤT CỦA 3 ĐỘ DÀY THAN BÙN 4.1.1 pH đất ở các ô tiêu chuẩn