5.1. Kết luận
1. Trong các mật độ trồng rừng thì tỷ lệ sống của rừng trồng mật độ 1250 cây/ha cao nhất = 87.3%, tiếp đến mật độ 1666 cây/ha = 82.7% thấp nhất là mật độ 2000 cây/ha = 76.0%.
2. Tại Trạm Hàm Yên, Tuyên Quang, rừng trồng keo tai t-ợng, thuần loài 7 tuổi. Đứng đầu về sinh tr-ởng D1.3, Hvn là mật độ trồng rừng 1250 cây/ha có D1.3= 14.6 cm, D1.3 = 2.1cm/năm, Hvn = 16.3 m, Hvn = 2.3 m/năm, đứng thứ hai mật độ 1666 cây/ha D1.3= 13.8 cm, D1.3 = 2.0cm/năm,
Hvn = 15.6 m, Hvn = 2.2 m/năm và cuối cùng mật độ 2000 cây/ha D1.3= 13.1 cm, D1.3 = 1.9 cm/năm, Hvn = 15.1 m, Hvn = 2.2 m/năm
3. Về trữ l-ợng rừng: ở tuổi 7, keo tai t-ợng mật độ trồng rừng 1666 cây/ha cao nhất M = 171.2 m3/ha, M = 24.5 m3/ha/n , tiếp đến mật độ 2000 cây/ha M = 168.0 m3/ha, M = 24.0 m3/ha/n và thấp nhất là mật độ 1250 cây/ha M = 157.9 m3/ha, M = 22.6 m3/ha/n.
4. Về dự tính hiệu quả kinh tế cho 1 ha rừng trồng keo tai t-ợng theo các mật độ nghiên cứu với chu kỳ kinh doanh là 7 năm, đều có khả năng sinh lời. Mật độ trồng rừng 1250 cây/ha có hiệu quả kinh tế cao nhất có giá trị hiện tại thuần NPV = 10.369.548 đ, tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR = 2.37 đ, tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR = 15.14%. Đứng thứ hai là mật độ 1666 cây/ha có giá trị hiện tại thuần NPV = 9.169.091 đ, tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR = 1.98 đ, tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR = 11.63% và thấp nhất mật độ 2000 cây/ha có có giá trị hiện tại thuần NPV = 6.766.368, tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR = 1.61 đ, tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR = 7.95%.
5.2. Tồn tại
1. Do thí nghiệm trồng rừng keo tai t-ợng mới chỉ ở ba mật độ 1250 cây/ha, 1666 cây/ha và 2000 cây/ha nên cần phải nghiên cứu thêm một số mật độ khác nữa.
2. Đề tài chỉ nghiên cứu trên một lập địa ở Hàm Yên, Tuyên Quang nên ch-a có cơ sở cho các lập địa khác trong vùng nguyên liệu giấy Trung tâm.
5.3. Khuyến nghị
1. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và thực tế trồng rừng sản xuất hiện nay, các đơn vị trồng rừng ở Hàm Yên, Tuyên Quang nên trồng rừng keo tai t-ợng với 2 mật độ 1250 cây/ha và 1666 cây/ha.
2. Keo tai t-ợng hiện nay là một trong những cây chủ yếu cung cấp gỗ nguyên liệu và vùng Hàm Yên đ-ợc đánh giá là vùng thích hợp với loài cây này nên các lâm tr-ờng cần mở rộng trồng rừng keo tai t-ợng nhiều hơn nữa.