Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật IAA, NAA đến khả năng tạo rễ của các dòng keo lá liềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng TV đến khả năng tạo rễ của hom Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34 - 37)

trưởng thực vật IAA, NAA đến khả năng tạo rễ của các dòng keo lá liềm

Tất cả các thí nghiệm được tiến hành 3 lần lặp, mỗi công thức 33 hom. Mục tiêu của thí nghiệm là tìm ra nồng độ thích hợp để cho tỷ lệ ra rễ là cao nhất.

Nhưng đối với loài cây Keo lưỡi liềm, việc nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom là tương đối khó. Chính vì vậy, trong khuôn khổ đề tài này sẽ tiến hành thí nghiệm dạng thuốc thử là dạng bột đối với 2 loại thuốc thử NAA, IBA.

Tiến hành 11 thí nghiệm. 1 thí nghiệm tiến hành trên 33 hom, 3 lần lặp cho ta các bảng sau:

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của hom

Nồng độ Lần lặp 0ppm 100ppm 300ppm 500ppm 700ppm 900ppm 1 6 8 11 13 11 10 2 7 10 9 14 10 12 3 5 8 11 15 12 9 Tổng 18 26 31 42 33 31 Tỷ lệ (%) 18,18 26,26 31,31 42,42 33,33 31,31

Biểu 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ra rễ của IBA ở các nồng độ khác nhau

Trong quá trình tiến hành xử lý hom bằng thuốc IBA với các nồng độ 0ppm,100ppm, 300ppm, 500ppm, 700ppm, 900ppm ta nhận được kết quả như bảng 4.4.

Qua 3 lần lặp, nhận thấy rằng tỷ lệ sống trung bình thấp nhất khi xử lý hom bằng IBA nồng độ 0ppm với 6/33 cây sống (18%). Trong khi đó tỷ lệ sống cao nhất khi xử lý hom bằng IBA có nồng độ 500ppm với 14/33 cây sống (42%). Lần lặp có số cây sống thấp nhất là 5 cây khi xử lý hom bằng IBA nồng độ 0ppm và cao nhất là 15 cây khi xử lý hom bằng IBA nồng độ 500ppm

Dùng tiêu chuẩn χ2

05để xác định mức độ ảnh hưởng của chất IBA dạng bột đến tỷ lệ ra rễ của hom, cho thấy χ2

t =182,24 > χ2

05= 9,48 (tra bảng với

ppm %

bậc tự do k = (c-1)x(r-1)) nên hom được xử lý IBA dạng bột ở các nồng độ khác nhau thì cho tỷ lệ ra rễ không giống nhau.

Để lựa chọn công thức tốt nhất chúng ta dùng tiêu chuẩn χ2

05 để so sánh tỷ lệ ra rễ của công thức có tỷ lệ cao nhất và cao nhì, kết quả χ2

t = 49,36 > χ2

05= 5,9915, nên ta có thể lựa chọn công thức có nồng độ cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất là 500ppm.

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của hom

Nồng độ Lần lặp 0ppm 100ppm 300ppm 500ppm 700ppm 900ppm 1 4 5 9 11 3 6 2 7 5 10 14 5 6 3 5 7 8 10 3 8 Tổng 16 17 27 35 11 20 Tỷ lệ (%) 16,16 17,17 27,27 35,35 11,11 20,2

Biểu 4.8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ra rễ của NAA ở các nồng độ khác nhau

Trong quá trình tiến hành xử lý hom bằng thuốc NAA với các nồng độ 0ppm, 100ppm, 300ppm, 500ppm, 700ppm, 900ppm ta nhận được kết quả như bảng 4.5.

Qua 3 lần lặp, nhận thấy rằng tỷ lệ sống trung bình thấp nhất khi xử lý hom bằng IBA nồng độ 700ppm với 4/33 cây sống (12%). Trong khi đó tỷ lệ sống cao nhất khi sử lý hom bằng NAA có nồng độ 500ppm với 12/33 cây sống (36%). Lần lặp có số cây sống thấp nhất là 3 cây khi xử lý hom bằng

ppm %

cây

NAA nồng độ 700ppm và cao nhất là 14 cây khi xử lý hom bằng NAA nồng độ 500ppm.

Dùng tiêu chuẩn χ2

05để xác định mức độ ảnh hưởng của chất NAA dạng bột đến tỷ lệ ra rễ của hom, cho thấy χ2

t =129,23 > χ2

05= 9,48 (tra bảng với bậc tự do k = (c-1)x(r-1)) nên hom được xử lý NAA dạng bột ở các nồng độ khác nhau thì cho tỷ lệ ra rễ không giống nhau.

Để lựa chọn công thức tốt nhất chúng ta dùng tiêu chuẩn χ2

05 để so sánh tỷ lệ ra rễ của công thức có tỷ lệ cao nhất và cao nhì, kết quả χ2

t = 16,44 > χ2

05= 5,9915, nên ta có thể lựa chọn công thức có nồng độ cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất là 500ppm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng TV đến khả năng tạo rễ của hom Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34 - 37)