với chế độ CV,CC ngày nay. Phân tích những tương đồng và khác biệt- từ góc nhìn tham chiếu lịch sử giữa quan lại và CB,CC; những tương đồng và khác biệt do bối cảnh lịch sử, thể chế; những tương đồng và khác biệt về nguyên tắc, mục tiêu tuyển chọn, cách thức sử dụng nhân sự; về trách nhiệm, đạo đức công vụ. Trên cơ sở nghiên cứu những điểm khác biệt và tương đồng giữa xưa và nay trong việc thực hiện CĐQL, xây dựng ĐNQL (nay là CB,CC và thực hiện chế độ công vụ), Luận án khẳng định ĐNQL thời xưa cũng như đội ngũ CB,CC hiện nay có một mối liên hệ mang giá trị bất biến, những giá trị không thay đổi. Ngoài những giá trị không đổi mang tính “hằng số” đó, CĐQL xưa hay chế độ CV,CC ngày nay đều có những “biến số” rất linh động và nhiều sáng tạo do yêu cầu lịch sử ở mỗi thời đại, mỗi nhà nước. Căn cứ vào những “biến số” đó, Luận án gợi mở những bài học có giá trị tham khảo làm cơ sở khoa học cho cải cách chế độ CV,CC ở Việt Nam hiện nay; định hướng cho việc tiếp thu, kế thừa giá trị lịch sử hành chính một cách có chọn lọc và khách quan nhất.Để những bài học, những giá trị tham khảo ấy phục vụ cho nhiệm vụ tuyển chọn, sử dụng đội ngũ CB,CC; có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần cải cách chế độ CV,CC hiện nay. Luận án cũng đưa ra kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền và với các CB,CC.
Bên cạnh đó, Luận án cũng chỉ ra những điểm mới cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn như sau.
Thứ nhất, về mặt lý luận:
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm sâu sắc thêm những kiến thức về CĐQL trong Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam: trong chương 2, Luận án đã luận giải về cơ sở hình thành CĐQL; chương 3, Luận án không chỉ hệ thống kiến thức lịch sử mà đào sâu tìm tòi, phát hiện mới những vấn đề liên quan đến tuyển chọn và sử dụng quan lại triều Lê sơ, những vấn đề liên quan đến văn hóa hành chính giai đoạn này…
- Trên cơ sở nghiên cứu những điểm khác biệt và tương đồng giữa xưa và nay trong việc thực hiện CĐQL, xây dựng ĐNQL (nay là CB,CC và thực hiện chế độ công vụ), Luận án tạo tiền lệ cho việc xây dựng nguyên tắc tham chiếu lịch sử trong công cuộc đổi mới nói chung và cuộc CCHC nói riêng. Luận án đã luận giải những vấn đề mang tính hằng số và biến số trong mục 4.1.3.
- Thông qua việc nhận xét, đánh giá về tác động và hiệu quả của chế độ tuyển chọn, sử dụng, thăng - giáng, thưởng - phạt, lương bổng, phòng chống tham ô, tham nhũng… trong hệ thống quan lại, Luận án chỉ ra cách làm dẫn tới sự thành công và
hạn chế trong thực hiện CĐQLcủa triều Lê sơ, từ đó gợi mở những bài học có giá trị tham khảo làm cơ sở khoa học cho cải cách chế độ CV,CC ở Việt Nam hiện nay; định hướng cho việc tiếp thu, kế thừa giá trị lịch sử hành chính một cách có chọn lọc và khách quan nhất trong các mục 4.2 và 4.3.
Thứ hai, về thực tiễn:
Trong chương 4, Luận án rút ra những giá trị tham khảo giúp công tác quản lý CB,CC của các cơ quan cũng như việc cải cách chế độ CV,CC của chúng ta hiện nay đạt hiệu quả cao. Luận án khẳng định, các quy định, thể lệ liên quan đến tuyển chọn, SDQL đã được các vị vua triều Lê sơ ban hành nhằm đưa hoạt động quản lý ĐNQL đi vào quy củ, nề nếp. Quan trọng hơn cả là biện pháp thực hiện kiên quyết và mới mẻ của triều Lê sơ là yếu tố quan trọng mang lại kết quả hữu hiệu trong quản lý đội ngũ này. Nếu chúng ta tiếp thu có chọn lọc thì chắc chắn những giá trị tham khảo trên sẽ vô cùng có ý nghĩa như:
Với tuyển chọn: Thi cử thì phải đặt ra các tiêu chí về đạo đức và năng lực cần có của người tham gia tuyển chọn; xử lý nghiêm người vi phạm trong hoạt động tuyển chọn; nội dung thi tuyển phải gắn với thực tiễn và đề cao kiến thức lịch sử; tổ chức chấm thi và xử lý kết quả tuyển chọn công bằng; xây dựng và hoàn thiện các quy định. Trong tiến cử thì phải nhanh chóng hoàn thiện quy chế liên quan đến việc thực hiện tiến cử cán bộ lãnh đạo, quản lý, người giới thiệu phải chịu trách nhiệm về người được giới thiệu. Trong tập ấm, thì cần coi việc sử dụng COCC như một phương thức tuyển chọn chính thống và đưa ra những quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật hiện hành, cần phát huy những điểm tích cực từ COCC chứ không bằng những định kiến và ác cảm như trước, cần công khai danh sách COCC hiện nay…
Với sử dụng: việc sắp xếp, bố trí CB,CC phải tuân theo luật lệ rất nghiêm ngặt là luật Hồi tỵ; phải có những quy định và tiêu chí rõ ràng về chế độ trách nhiệm công vụ;lấy kết quả “săn sóc” nhân dân, sự hài lòng của nhân dân là thước đo của tinh thần, thái độ làm việc vì dân của CB,CC;có các chế tài để xử phạt và buộc bồi thường kinh tế trước các sai phạm khi thi hành công vụ của CB,CC; luôn rèn luyện để giữ nếp sống thanh liêm, giữ được danh giá của người làm cán bộ - thứ danh giá không thể mua bán bằng tiền mà chỉ có thể có được bằng sự tận tâm, tận lực, trung thành, hết lòng vì công việc; đánh giá đạo đức, năng lực CB,CC căn cứ vào kết quả khảo khóa và khảo thí; thực hiện chế độ tiền lương cho CB,CC căn cứ vào kết quả đánh giá việc thực hiện công việc được giao;luôn ý thức nâng cao vị thế chính trị - xã hội cho CB,CC nhưng tránh việc coi trọng bằng cấp hơn thực tài…