* Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp :
- Chủ nghĩa DVBC khẳng định : tâm lí con người có nguồn gốc từ HTKQ, trong đó quan hệ xh, nền văn hóa xh quyết định gián tiếp tâm lí con người.
- Bằng hoạt động và giao tiếp, con người với tư cách là chủ thể sẽ lĩnh hội kinh nghiệm xh lịch sử, biến nó thành tâm lí, nhân cách hay nói cách khác, tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.
1. Hoạt động và vai trò của hoạt động trong sự hình thành phát triển tâm lí con người :
- Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới và kết quả là tạo ra sản phẩm cho cả con người và thế giới.
Học, học nữa, học mãi. Page 27 => Hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển tâm lí con người.
- Biểu hiện :
+ Thông qua quá trình chủ thể hóa (quá trình nhập tâm), con người lĩnh hội kinh nghiệm xh, nền văn hóa xh để hình thành, phát triển tâm lí.
+ Thông qua quá trình đối tượng hóa (quá trình xuất tâm), con người đóng góp năng lực hiểu biết của mình để cải tạo xh đồng thời hoàn thiện chính bản thân mình.
=> Chính hoạt động này sẽ quyết định trực tiếp tâm lí con người ở giai đoạn lứa tuổi tương ứng.
2. Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lí con người.
- Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.
=> Cùng với hoạt động, giao tiếp là đk cơ bản quyết định sự hình thành và phát triển tâm lí con người.
- Biểu hiện :
+ Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các mối quan hệ xh, lĩnh hội kinh nghiệm xh, nền văn hóa xh để hình thành phát triển tâm lí, nhân cách. Đồng thời, thông qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xh.
+ Thông qua giao tiếp, con người không chỉ nhận thức đc người khác mà còn nhận thức đc chính bản thân mình, biết so sánh đối chiếu mình với người khác và với xh, từ đó tự điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân.
Học, học nữa, học mãi. Page 28 - Giao tiếp là đk để con người thực hiện các hoạt động tập thể, chính thông qua giao tiếp mà con người tiến hành các hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
- Hoạt động là đk để con người tiến hành các hoạt động giao tiếp. Trong hoạt động chung con người buộc phải giao tiếp với nhau để thống nhất hoạt động, cùng thực hiện mục đích chung.
=> Giao tiếp và hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên sự phát triển tâm lí ở người.
* Liên hệ bản thân :
- Là 1 sinh viên sư phạm em phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp để phát triển tâm lí, hoàn thiện bản thân, đồng thời đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Câu 27 (6đ) : Phân tích các quy luật tình cảm, từ đó rút ra kết luận cần thiết.
* Các quy luật tình cảm và kết luận : - Quy luật lây lan :
+ Nội dung quy luật: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể “lây”, truyền sang người khác. Đó là hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, cảm thông trong cuộc sống con người.
Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người. + Ví dụ: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+ Kết luận: Quy luật này có { nghĩa to lớn trong các hoạt động tập thể của con người. Đây là cơ sở tạo ra các phong trào hoạt động mang tính tập thể. Trong giáo dục, quy luật này là cơ sở của nguyên tắc giáo dục trong tập thể và là đk để hình thành tình cảm tập thể.
Học, học nữa, học mãi. Page 29 + Nội dung quy luật: Một xúc cảm nào đó đc lặp đi, lặp lại nhiều lần 1 cách không thay đổi, thì cuối cùng sẽ bị suy yếu và lắng xuống. Đây còn gọi là hiện tượng “chai dạn” của tình cảm.
+ Ví dụ: Gần thường, xa thương.
+ Kết luận: Trong đời sống và hoạt động, quy luật này đc ứng dụng 1 cách có hiệu quả gọi là “sự củng cố âm tính” trong quan hệ tình cảm.
- Quy luật tương phản:
+ Nội dung quy luật: Tương phản là tác động qua lại giữa những xúc cảm, tình cảm âm tính và dương tính, tích cực và tiêu cực thuộc cùng loại. Cụ thể là một trải nghiệm (rung động) này có thể làm tăng cường 1 trải nghiệm (rung động) khác…. + Kết luận: Trong nghệ thuật, quy luật này là cơ sở để xây dựng các tình tiết gay cấn, đẩy cao mâu thuẫn, cao trào tình cảm….Trong giáo dục, quy luật này là cơ sở của phương pháp bùng nổ sư phạm.
- Quy luật “di chuyển”:
+ Nội dung quy luật : Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác.
+ Ví dụ : Giận cá chém thớt, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng.
+ Kết luận : Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải kiểm soát thái độ, xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính chọn lọc tích cực.
- Quy luật pha trộn :
+ Nội dung quy luật : Sự pha trộn của xúc cảm, tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính với màu sắc dương tính. Sự pha trộn cho phép 2 loại xúc cảm, tình cảm đối lập nhau với cùng 1 đối tượng cùng tồn tại trong 1 con người, chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau.
Học, học nữa, học mãi. Page 30 + Kết luận: Quy luật này thể hiện sự phức tạp trong đời sống tình cảm của con người.
- Quy luật hình thành tình cảm:
+ Nội dung quy luật: Tình cảm đc hình thành từ xúc cảm đồng loại, chúng đc động hình hóa, tổng hợp hóa, khái quát hóa mà thành.
+ Kết luận: Quy luật này cho thấy, muốn hình thành tình cảm cho hs thì phải đi từ việc giáo dục và hình thành xúc cảm tích cực. Không có các xúc cảm đồng loại thì không có tình cảm.
Câu 28 (7đ): Phân tích vai trò của các yếu tố cơ bản trong sự hình thành và pháttriển nhân cách.
* có 4 yếu tố cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách: 1. Giáo dục.
- Giáo dục là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, đáp ứng yêu cầu đỏi hỏi của xh.
Giáo dục bao gồm toàn bộ tác động của giáo dục, nhà trường và xh.
- Vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách.
- Biểu hiện:
+ Giáo dục vạch ra nội dung và chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và tổ chức cho nhân cách phát triển theo nội dung và chiều hướng đã vạch ra.
+ Giáo dục là con đường thuận lợi nhất để cá nhân tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm xh lịch sử đã đc hệ thống hóa trong các nội dung giáo dục để tạo nên nhân cách của chính mình.
Học, học nữa, học mãi. Page 31 + Giáo dục là yếu tố tác động vào sự phát triển nhân cách có hiệu quả nhất vì đó là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp khoa học.
+ Giáo dục có thể phát huy những mặt ưu điểm của các yếu tố khác và khắc phục, bù đắp những khiếm khuyết của các yếu tố đó.
+ Giáo dục có khả năng uốn nắn những sai lệch của nhân cách cho phù hợp với yêu cầu của xh.
- Kết luận:
+ Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, coi giáo dục là vạn năng vì nhân cách con người còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác.
+ Cần phối kết hợp và sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường, xh, trong đó nhà trường là lực lượng cốt cán.
2. Hoạt động
-Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và phía con người.
-Vai trò: Hoạt động ca nhân giư vai trò quyết định trực tiếp trong sự hình thành phát triển nhân cách.
-Biểu hiện:
+Thông qua 2 quá trình của hoạt động (xuất tâm và nhập tâm), 1 mặt con người lĩnh hội kinh nghiệm của xã hội lịch sử để phát triển nhân cách, 1 mặt con người bộc lộ nhân cách của mình, góp phần cải tạo xã hội, cải tạo bản thân.
+Muốn hình thành, phát triển nhân cách cần đưa con người tham gia vào các hoạt động, trong dó cần chú ý hoạt động chủ đạo. Chính hoạt động này sẽ quyết định trực tiếp sự hình thành nhân cách của con người ở giai đoạn lứa tuổi tương ứng.
Học, học nữa, học mãi. Page 32 +Cần tổ chức các loại hoạt động bảo đảm tính giáo dục, tính hiệu quả cho học sinh, thông qua đó hình thành phát triển nhân cách hoàn thiện cho các em. +Cần thay đổi nội dung, hình thức hoạt động nhằm lôi cuốn hs tham gia 1 cách tích cực, chủ động để phát huy khả năng tích cực, sáng tạo của các em.
3. Giao tiếp.
- Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.
- Vai trò: cùng với hoạt động, giao tiếp là động lực cơ bản thúc đẩy sự hình thành phát triển nhân cách.
- Biểu hiện:
+ Nhờ có giao tiếp, con người gia nhập vào các mối quan hệ xh, lĩnh hội kinh nghiệm xh, nền văn hóa xh, chuẩn mực đạo đức xh để hình thành phát triển nhân cách. Đồng thời qua giao tiếp, con người đóng góp tài năng, hiểu biết của mình cho người khác, cho xh.
+ Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức đc người khác, nhận thức đc các mối quan hệ xh mà còn nhận thức đc chính bản thân mình để phát triển ý thức và tự ý thức.
- Kết luận:
+ Cần tạo đk để hs tiếp xúc với các mối quan hệ xh tốt đẹp, giúp cho sự phát triển nhân cách của các em diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
4. Tập thể.
- Tập thể là 1 nhóm người, 1 bộ phận của xh, đc thống nhất theo mục đích chung, phục tùng các mục đích của xh.
- Vai trò: Tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành, phát triển nhân cách. Nó vừa là môi trường vừa là phương tiện cho sự phát triển nhân cách.
Học, học nữa, học mãi. Page 33 + Trong tập thể, con người có đk nhu cầu hoạt động và giao tiếp và thể hiện cũng như hình thành những năng khiếu, năng lực và phẩm chất, nhân cách.
+ Thông quan dư luận và tập thể, hoạt động tập thể, truyền thống tập thể, quy định của tập thể, mỗi cá nhân tự điều chỉnh mình cho phù hợp với các mối quan hệ xh.
+ Ngược lại, mỗi cá nhân tác động đến tập thể, đến cá nhân khác thông qua hoạt động tập thể.
- Kết luận:
+ Trong giáo dục, cần chú trọng giáo dục nguyên tắc trong tập thể và = tập thể. Cần xây dựng những tập thể tốt, vững mạnh toàn diện để giáo dục nhân cách hs, cần thay đổi về hình thức, tính chất của các hoạt động tập thể để mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.
=> Kết luận chung:
- Các yếu tố giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể tác động đan xen vào nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau trong sự hình thành phát triển nhân cách.
Học, học nữa, học mãi. Page 34
ABOUT
Hỗ trợ ôn tập là một dự án phi lợi nhuận hướng tới cộng đồng.
Với mục đích đem đến kiến thức miễn phí cho tất cả mọi người, chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn tốt nhất trong lĩnh vực giáo dục bằng cách cung cấp cho các bạn tài liệu ôn tập miễn phí, đề cương ôn tập miễn phí.
Các bạn sẽ không cần phải lo về đề cương, về tài liệu, về sách,… Các bạn chỉ việc theo dõi và để lại yêu cầu cho đội nhóm chúng tôi, còn việc tìm kiếm và biên soạn tài liệu đã có chúng tôi lo!!!!
Hiện giờ, chúng tôi đang hỗ trợ về
1. Tài liệu ôn tập tiếng anh FREE.
2. Tài liệu ôn thi đại học FREE
3. Tài liệu ôn thi cấp 3 FREE
4. Đề cương ôn thi chương trình Đại học FREE.
Liên hê và kết nối với chúng tôi:
Facebook: facebook.com/HoTroOnTap
Fanpage: facebook.com/HoTroOnTapPage
Group: facebook.com/groups/HoTroOnTapGroup