CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI GẠO MÀU TRÊN THẾ GIỚI (Trang 25 - 28)

2. Gạo mầm Vibigba ( Rice Germ Vibigba )

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Như chúng ta đã biết, gạo là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

1. Từ gạo, ta có thể nấu lên để tạo thành cơm, đây là món mà trong mổi bữa cơm gia đình người Việt không thể thiếu được.

Nhưng ngoài ra từ gạo ta có thể chế biến ra nhiều món khác nhau, nhằm tạo cảm giác lạ khiến người ăn không bị ngán trong khi ăn, gồm các món như:

+ Bánh tráng + Bánh phồng tôm + Bún tươi, bún khô + Cháo ăn liền + Ngũ cốc ăn sáng + Bột gạo

+ Bột dinh dưỡng + Nấu xôi ngũ sắc

+ Các sản phẩm lên men- Ethanol

Sau đây là quy trình nấu xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là một món ăn ngon, sặc sỡ màu sắc của người dân tộc Thái. Miếng xôi dẻo quánh, có vị béo gậy của gạo nếp sẽ hấp dẫn bạn ngay từ lần đầu nhìn thấy và thưởng thực. Chỉ cần kỳ công hơn so với cách nấu xôi trắng thường ngày một chút, bạn sẽ có một món ăn vô cùng thú vị. Hãy cùng làm thử nhé! Chọn nguyên liệu - 2 kg gạo nếp mới, thơm ngon. Nhưng ngon và đặc trưng nhất cho hương vị của xôi ngũ sắc vẫn là gạo nếp Tú Lệ.

- Các nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên để tạo màu:

Màu đỏ và màu tím: dùng lá cẩm đỏ và cẩm tím, mỗi loại 200g để riêng. Nên chọn lá cẩm già để có màu xôi được đẹp nhất.

Màu xanh: dùng 500g lá nếp.

Màu vàng: nghệ tươi hoặc bột nghệ. -1 ít sữa đặc và đường trắng.

-Khuôn làm xôi hình hoa.

Cách làm: 1. Sơ chế nước màu để ngâm gạo

- Lấy lá cẩm đỏ rửa sạch, cắt khúc cho vào nồi, đổ thêm 2 lít nước lã rồi đun sôi 10 phút rồi sau đó vớt lá ra, chỉ lấy phần nước đã được để nguội. Với lá cẩm tím cũng cho vào nồi riêng và sơ chế tương tự như lá cẩm đỏ.

- Lá nếp rửa sạch, cho thêm 2lít nước rồi vò thật kĩ, lọc qua giá nhỏ để lấy nguyên phần nước.

- Củ ghệ tươi giã nhỏ, hòa với nước rồi lọc bỏ cặn, chỉ lấy nguyên phần nước.

2. Ngâm gạo

Đổ 4 loại nước màu trên ra 4 chậu nhỏ. Chia gạo nếp thành 5 phần rồi ngâm gạo với nước màu trong vòng 6 đến 8 tiếng. Một phần gạo còn lại thì chỉ ngâm với nước lã không màu là được.

Sau khi đủ thời lượng ngâm gạo thì chắt sạch nước, đổ gạo ra 5 rổ riêng cho ráo nước trộn đều với 2 thìa cà phê sữa+ 1 thìa cà phê đường nhằm làm xôi ngũ sắc được mềm và có vị ngọt thanh.

Để làm món xôi ngũ sắc ngon và đẹp mắt thì phải rất công phu vì mỗi màu xôi lại phải đồ xôi riêng một nồi. Hoặc nếu dùng nồi đồ xôi to thì có thể dùng một miếng tre đan ngăn ở giữa rồi đồ 2 màu gạo vào chung một nồi.

4. Tạo khuôn

Khi xôi còn chín, đang nóng hổi thì phải đóng khuân ngay. Lần lượt rải từng màu xôi nếp chồng lên nhau sau cho đều màu và đẹp mắt. Chú ý ép chặt khuôn để các màu có độ kết dính với nhau, thì khi ăn nhìn sẽ rất tự nhiên. Vậy là món xôi ngũ sắc đã hoàn thành rồi đấy! Xôi ngũ sắc ăn kèm với ruốc và thịt gà luộc đều ngon.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI GẠO MÀU TRÊN THẾ GIỚI (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w