Khái quát về DNVVN đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại, cụ thể là ngân hàng công thương hưng yên (Trang 31 - 37)

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho Khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định giúp

e) Hình thức tổ chức, kết cấu giữa các phòng ban: Các bộ phận trong Ngân hàng được liên kết trao đổi với nhau nhưng phải đảm bảo an toàn nhanh

2.2.1. Khái quát về DNVVN đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Theo đánh giá của một số chuyên gia, sản lượng của các DNVVN chiếm tỷ trọng khoảng 60 - 99% trong giá trị tổng sản lượng tuỳ thuộc lĩnh vực và ngành nghề kinh tế.

Trong công nghiệp, tỷ trọng tổng sản lượng của các DNNN quy mô vừa và nhỏ chiếm khoảng 60% tổng sản lượng công nghiệp thuộc khu vực DNNN. Đối với khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ (kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân), tỷ

trọng các DNVVN trong tổng sản lượng công nghiệp khu vực này chiếm khoảng 99%, cũng như nhiều thành phần kinh tế khác, DNVVN ở Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế tỉnh Hưng Yên, đóng góp khoảng 15 – 16% GDP của cả nước, tạo ra khoảng 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 64% tổng sản lượng vận chuyển hàng hoá của tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 9 vạn DNVVN trong đó khu vực tập thể chiếm 19.71%; DNVVN thuộc tư nhân là 48.55%; kinh tế tập thể 8.13%; công ty TNHH 27.39%; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 1.75%; Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 1.15%...

Đa phần các DNVVN trên địa bàn tỉnh hoạt động ở 3 linh vực chính là: Thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến, xây dựng và vận tải. Trong đó lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm 45.84%; lĩnh vực công nghệ chiếm 24.57%; lĩnh vực xây dựng và vận tải chiếm 22%.

Tốc độ phát triển sản xuất của các DNVVN được thể hiện bằng tốc độ phát triển tổng sản lượng riêng công nghiệp, tốc độ phát triển sản xuất thể hiện bằng bảng số liệu sau:

Bảng số 3: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN TỔNG GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG THEO HÌNH THỨC DOANH NGHIỆP (%)

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Toàn ngành công nghiệp 100 110.4 129.3

DNNN 100 118.6 134.9

Kinh tế tập thể 100 58.4 40.2

DN và công ty tư nhân 100 167.4 376.0

(Nguồn: Tạp chí Kinh tế Việt Nam ra ngày 29/2/2006)

Thấy rằng các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đều có tốc độ phát triển giá trị tổng sản lượng tăng cao, đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2005

tăng 376% so với năm 2003. Tuy nhiên, sự phát triển của các khu vực kinh tế vẫn chủ yếu là theo chiều rộng (tăng giá trị sản lượng chủ yếu là do tăng số DN), sự phát triển theo chiều sâu còn hạn chế.

Theo số liệu thống kê cho thấy, doanh thu bình quân trên một lao động mỗi năm của DNNN là 65.8 triệu đồng, tiền lãi là 2 triệu đồng. Nếu chỉ tính riêng các DNVVN của khu vực kinh tế tư nhân thì doanh thu một năm lao động là 109.8 triệu đồng / năm, tiền lãi tương ứng là 3.2 triệu đồng. Nếu so với các Doanh nghiệp có quy mô lớn thì hiệu quả của các Doanh nghiệp này còn thấp.

Như vậy, nếu xét về hiệu quả kinh doanh đơn thuần trên một số tiêu thức truyền thống thì hiệu quả hoạt động của các DNVVN thấp hơn nhiều so với vác Doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả Kinh tế – Xã hội trong tổng thể thì kết quả kinh doanh của khu vực DNVVN lớn hơn nhiều, điều đó thể hiện như: Thu hút lao động nhàn rỗi rất lớn trong dân cư, tạo nhiều việc làm với chi phí thấp, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế do số lượng Doanh nghiệp tăng, dẫn đến số lượng sản lượng trong nền kinh tế lớn, đặc biệt là làm cho các Doanh nghiệp lớn hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng với giá rẻ và dịch vụ thuận tiện hơn.

Tình hình thiết bị công nghệ trong các DNVVN lạc hậu với hơn 70% máy móc thuộc thế hệ những năm 50-60 của thế kỷ 20, chỉ trừ một số ít các Doanh nghiệp mới thành lập và một số Doanh nghiệp có chiến lược hiện đại trang thiết bị công nghệ hiện đại. Năng lực công nghệ và kỹ thuật hạn chế, trang thiết bị thấp (chỉ bằng 3% mức trang thiết bị công nghệ trong các Doanh nghiệp lớn). Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị công nghệ thấp. Đấy cũng là tình trạng chung của toàn nước ta. Cụ thể nếu lấy TP.Hồ Chí Minh - Trung tâm công nghệ cao nhất của cả nước ra làm ví dụ thì tỷ lệ này cũng chỉ vào khoảng 10% /năm, tính theo vốn đầu tư.như vậy phải mất 10 năm nữa mới khấu hao, đổi mới hết công nghệ máy móc thiết bị. Trong khi đó nhiều sản phẩm công nghệ hiện nay như thiết bị điện tử, viễn thông, thực phẩm có chu kỳ sống rất ngắn. Do đó mà năng suất thấp, giá thành cao, rất khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và Quốc tế. Tuy nhiên, mặc dù gặp nhiều

khó khăn, bất lợi nhưng một số Doanh nghiệp đã tự vượt lên tranh thủ các nguồn lực để tích cực đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị và nhất là đổi mới công nghệ để đưa ra những sản phẩm có chất lượng và giá thành hợp lý, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại, không ít các chủ DNVVN thành công đã cho rằng DNVVN muốn tồn tại và phát triển cần nghiêm túc coi sự đổi mới toàn diện và liên tục để hội nhập là chìa khoá mở cánh cửa thị trường trong nước và từ đó tìm cách vươn xa ra thị trường nước ngoài.

Nhìn chung, trình độ tổ chức giám sát hoạt động SX - KD tại các DNVVN của tỉnh còn non kém. Đội ngũ cán bộ quản lý chưa được đào tạo một cách hệ thống và bài bản, việc cập nhật thông tin chưa kịp thời, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của chủ Doanh nghiệp còn thấp. Chỉ có khoảng 30% chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Đội ngũ lao động của Doanh nghiệp ít được đào tạo (chỉ có gần 5.18% tốt nghiệp đại học nhưng có tới 75% chưa tốt nghiệp trung học phổ thông). Do đó ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.

Bên cạnh đó cũng có không ít các chủ DNVVN được đào tạo một cách bài bản, biết lựa chọn các lĩnh vực đầu tư có hiệu quả, đồng thời cũng tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học để lắm bắt những xu hướng mới của thị trường.

Môi trường kinh doanh của các DNVVN cũng là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động của DN. Khái niệm môi trường kinh doanh rất rộng và có nhiều tiêu thức đánh giá khác nhau. Theo cách phân loại khá phổ biến hiện nay, môi trường kinh doanh bao gồm: Môi trường kinh tế (trong đó yếu tố quan trọng nhất là thị trường), môi trường thể chế pháp lý, môi trường chính trị, Xã hội (hệ tư tưởng, thiết chế chính trị, cơ cấu xã hội), môi trường khoa học công nghệ.

Để các DNVVN có thể phát triển thuận lợi, môi trường kinh doanh phải ổn định, an toàn và các yếu tố của môi trường kinh doanh phải đồng bộ, ở Việt Nam, việc chuyển sang cơ chế thị trường và những cố gắng của Nhà nước trong việc cải cách nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, bước đầu đã tạo môi trường thuận lợi cho các DNVVN phát triển, điều này thể hiện thông qua việc ban hành luật Doanh nghiệp

có hiệu lực từ ngày 01/1/2000, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP

của Chính Phủ ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNVVN, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 28/2001/CT-TTG ngày 28/11/2001 về việc tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN. Tuy vậy môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Để các DNVVN hoạt động hiệu quả, phát huy tác dụng cho nền kinh tế thì cần phải giải quyết nhiều vấn đề về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi.

Xét về lợi thế, hạn chế và những khó khăn vướng mắc của các DNVVN trên địa bàn Hưng Yên, ta có thể thấy:

Về lợi thế, các DNVVN có khả năng linh hoạt cao, dễ thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Thật vậy, so với các Doanh nghiệp lớn, năng động hơn trước những thay đổi liên tục của nhu cầu người tiêu dùng, quy mô vốn và cơ sở vật chất hạ tầng đồ sộ, các Doanh nghiệp lớn thường không nhanh nhạy với sự chuyển biến nhu cầu người tiêu dùng. DNVVN có thể chuyển biến kinh doanh và mặt hàng nhanh hơn, tăng giảm lao động dễ dàng vì nó sử dụng những lao động mang tính thời vụ. Đồng thời, khối Doanh nghiệp này có thể đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực, địa phương, điều này càng làm cho nó khai thác hết năng lực của mình, đạt được kết quả kinh doanh cao nhất.

Với vốn đầu tư ban đầu ít, các DNVVN tuy đầu tư ít vốn nhưng vẫn có khả năng trang bị công nghệ máy móc hiện đại. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã mở ra khả năng rộng lớn hơn cho sự phát triển của các DNVVN. Một mặt nó tạo điều kiện và khả năng cho những Doanh nghiệp có thể trang bị kỹ thật hiện đại hơn, năng động, linh hoạt hơn trong việc lựa chọn, ứng dụng khai thác công nghệ hiện đại. Do quy mô nhỏ, nhưng khả năng sản xuất cao hơn, nhanh hơn, rẻ hơn nhờ công nghệ mới, cũng vì vậy mà dây chuyền sản xuất này không cần nhiều vốn đầu tư như ở các Doanh nghiệp lớn. Mặt khác nó còn tạo khả năng liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là khả năng nắm bắt thông tin.

Các DNVVN cần ít diện tích do sản xuất tập trung, có khả năng sản xuất phân tán, khả năng này phát huy được lợi thế về giảm đầu tư ban đầu cho cơ sở vật

chất, tận dụng các nguồn lực phân tán, đồng thời cũng tạo ra tính linh hoạt cao trong sản xuất. Nhờ khả năng linh hoạt cao mà Doanh nghiệp này tổ chức sản xuất ra những loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trên những địa bàn nhất định.

DNVVN sử dụng lao động phổ thông, từ đó dạy nghề cho họ và mang lại thu nhập cho người lao động, kéo theo cả những tiến bộ trong cách tư duy của người lao động, và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý trong dân cư.

Hạn chế và những khó khăn vướng mắc(khó khăn chung của các DNVVN trong cả nước). Trong nghị định của Chính phủ số 90/2//1/ND-CP ngày 23/11/2001 về sự trợ giúp phát triển DNVVN đã có nhận định: “phát triển DNVVN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội, đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”. Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm rất nhiều đến thành phần kinh tế này. Từ sau đổi mới năm 1986, Việt Nam mở của hội nhập với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Thành phần kinh tế tư nhân được phép tham gia SX - KD công bằng với các thành phần kinh tế khác, tạo sự bình đẳng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trên thị trường lúc này không chỉ có Doanh nghiệp quốc doanh nữa mà còn có sự tham gia đáng kể từ các hộ kinh doanh cá thể, Doanh nghiệp tư nhân… Việt Nam đã thực sự bước lên nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế thì cũng gặp phải những vướng mắc, khó khăn.Cụ thể:

Thư nhất, khó khăn về tài chính, thiếu vốn là căn bệnh muôn thuở của các DNVVN hiện nay. Nguồn vốn chủ yếu của các Doanh nghiệp này chủ yếu là nguồn vốn vay phi chính chức, số lượng được vay chính thức là tương đối hạn chế. Do vậy, thiếu vốn lưu động để phục vụ kinh doanh là căn bệnh chung của các doanh nghiệp nay, làm ảnh hưởng rât nhiều tới số lượng cũng như chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp ra thị trường. Có thể nói, hiện nay, lỗi lo lớn nhất của phần lớn các doanh nghiệp này không phải là làm thế nào để nâng cao chất lượng, hạ gía thành sản phẩm của mình để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường ma lỗi lo đó chính là làm sao để huy động được vốn từ các nguồn tài chính khác nhau, có được

vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, Phần lớn các DNVVN ở nước ta hiện nay có trrang thiết bị máy móc còn lạc hậu, công nghệ còn hạn chế (do thiếu vốn, thiếu thông tin và kỹ năng quản lý… nên các nhà đầu tư chưa thể mua trang thiết bị máy móc hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng sản phẩm của mình). Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2005 thì có tới 85% các Doanh nghiệp ở khu vực này còn sử dụng các thiêt bị của những năm 80 của thê kỷ 20. Có một số doanh nghiệp đã mạnh dạn nhập máy móc công nghệ từe nước ngoài về, nhưng phần lớn là các loại máy móc mà nước bạn đã không còn sử dụng nữa.

Một nguyên nhân thứ ba nữa làm cho các DNVVN ở nước ta còn hạn chế vai trò của mình đó là trình độ cán bộ quản lý và đội ngũ người lao động còn thấp và tỷ lệ đã qua đào tạo còn thấp. Trình độ đào tạo thấp dẫn đến khả năng làm việc yếu kém. Bằng chứng là cho tới nay, lượng cán bộ CNV đã qua đào tạo lành nghề tại các doanh nghiệp này trung bình mới chỉ đạt xấp xỉ 45% trên tổng số cán bộ trong toàn khối. Môtj con số quá nhỏ so với tỷ lệ 90 – 96% ở các nước phát triển.

Ngoài ra thỉ các DNVVN đang rất thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin về pháp luật, công nghệ thông tin về thị trường (giá cả, chất lượng sản phẩm), và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực này còn hạn chế, nên các Doanh nghiệp này đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình (trong chuyển giao công nghệ, bảo lãnh tín dụng, vay vốn của Ngân hàng, sơ sở hạ tầng…)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại, cụ thể là ngân hàng công thương hưng yên (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w