Các hình thái dịch vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài số phần 2 TS nguyễn thanh hà (Trang 32 - 34)

• Mạch ảo (VC - Virtual Circuit)

Sự nối logic của mạch được thiết lập trước khi truyền các gói. Đây là cung đoạn sẵn sàng, sau đó là cung đoạn chuyển số liệu khi kênh (mạch) ảo đã được thiết lập và cuối cùng là cung đoạn giải phóng cuộc gọi ảo.

Như vậy, kênh ảo được xem là kênh logic sau khi đã được thiết lập và duy trì đến khi giải phóng cuộc gọi.

Ví dụ, thuê bao A gửi 1 hay nhiều gói đến B, đầu tiên, nó truyền Call Request tới node S4, tại đây, S4 sử dụng “bảng tạo tuyến” để quyết định chuyển gói tới node kế tiếp nào (chẳng hạn node S2). Quá trình này lại tiếp tục xảy ra trong S2 để đến được s 1. s 1 gửi gói yêu cầu gọi đến B và B trả lời bằng gói chấp nhận cuộc gọi theo hướng ngược lại. Bây giờ, dữ liệu từ A đến B được truyền theo con đường trên mà không phải tiến hành tìm đường cho mỗi gói nữa. Kênh ảo này được xóa bằng gói Clear Request.

Cùng một thời gian, raột node chuyển mạch có thể có nhiều vc đến node chuyển mạch khác.

• Mạch ảo vĩnh viễn (PVC - Permanent Virtual Circuit)

Mạch ảo vĩnh viễn là phương thức thiết lập mạch ảo cố định giữa hai thuê bao.

v ề mặt logic có thể so sánh với đường dây cho thuê trong mạng chuyển mạch kênh, và kiểu chuyển mạch này không cần thiết lập hay giải phóng cuộc gọi qua mạng.

Đối với những mạng sử dụng việc định tuyển theo kiểu mạch này thì chức năng định tuyến tại lớp mạng bao gồm hai phần:

- Định tuyến khi mạch ảo được khởi tạo và đảm bảo gói tin đi đến tuyến đã chọn. Nói chung, thuật toán định tuyến sẽ phụ thuộc và hình thái dịch vụ của người sử dụng.

- Điều khiển luồng hay điều khiển tắc ngoãn trong trường họp tải đưa vào quá khả năng phục vụ của mạng.

• D ữ liệu biểu (DG - DataGram)

Không như những kênh ảo trước đây, đây là phưưng pháp không cần thiết lập một kênh logic giữa hai thuê bao. Thuê bao chủ gọi chỉ cần gửi một gói kèm theo địa chỉ của thuê bao bị gọi và dựa vào địa chỉ đó, mạng sẽ chuyển nó đến cuộc gọi đích. Và như vậy, khả năng các gói sẽ truyền bằng những con đường khác nhau.

Phương pháp này thuận lợi cho những bản tin rất ngắn. Tuy nhiên, nó có một số nhược điểm sau:

- Khó phát hiện và sửa lỗi trên đường truyền. - Không có khả năng bảo mật.

- Mỗi gói đều phải mang địa chỉ đích, đôi khi chiếm một kích thước đáng kể. • Chọn nhanh (FS - Fast Selection)

Đây là sự kết hợp giữa v c và DG, với nguyên tắc sau;

- Gói đầu tiên được truyền theo DG (có địa chỉ đích), đồng thời yêu cầu thiết lập kênh ảo v c .

- Nêu bản tin ngắn thì kết thúc luôn việc truyền dữ liệu. - Nếu bản tin dài thì duy trì kênh ảo và chuyển sang v c . 7.1.6 Phương thức định tuyến trong mạng chuyển mạch gói

Định tuyến cổ định

Đây là phương thức định tuyếrì đơn giản nhất, trong đó, thiết bị chuyển mạch gói của mạng chứa các bảng định tuyến cố định nhằm cung cấp cho chúng tất cả các thông tin cần thiết để phân hướng các gói qua mạng.

Thực ra, bảng tạo tuyến này đã được cấu tạo sẵn và được nạp vào các node chuyển mạch gói khi mạng được cấu trúc lần đầu. Nếu có một thiết bị đầu cuối mới được đưa vào mạng thì bảng tạo tuyến này phải được cập nhật để phân tuyến cố định cho thiết bị đó.

Nói chung, các bảng tạo tuyến ở mỗi node chuyển mạch là khác nhau. Do đó, ở các mạng lớn, quản lý nhiều tập hợp bảng tạo tuyến trở thành một công việc khó nhọc cho người điều khiển và quản lý mạng.

Để khắc phục điều này, người ta chia khu vực như trong mạng điện thoại. Địa chỉ của thiết bị đầu cuối chứa một số thông tin về tạo tuyến.

ư u điểm: đofiĩ giản.

Nhược điểm: các bảng tạo tuyến cần được thiết lập nhân công, đồng thời quá trình thiết lập chúng cần phải biết khá rõ về tình hình mạng và lưu lượng tải.

Tuy nhiên, sự phân chia tải cho các hướng ghép có thể tạo chức năng tự động cắt khi có lỗi trong mạng. Ngoài ra, người ta có thể sử diing bảng tạo hướng phụ, đề phòng khi hướng chính có sự cố. Tuy nhiên, giải pháp trên là rất phức tạp.

• Định tuyến động

Đối với phương thức này, các thiết bị chuyển mạch gọi có thể đưa ra những quyết định tạo hướng và dựa vào trạng thái của mạng khi chuyển mạch cho các gói.

Một số mạng có mức độ hiệu dụng rất quan trọng, có nghĩa là thời gian sử dụng đường nối giữa các thiết bị càng nhiều càng tốt. Như vậy, muốn tăng độ hiệu dụng thì mạng cần có khả năng tự động sử dụng tuyến phụ giữa các thiết bị đầu cuối trong trường hợp có sự cố tuyến hoặc node chuyển mạch.

Mặt khác, để sử dụng mạng tối ưu, cần tách lưu lượng cho các hướng khác nhau (hay còn gọi là phân tải). Và như vậy, phương thức tạo tuyến động thuận tiện cho việc điều chỉnh luồng tải cho mỗi hướng để đảm bảo sử dụng tối da các tuyến và thời gian tể các gói tin là thấp nhất. Muốn vậy, các node chuyển mạch gói phải tạo ra các quyết định thông minh khi chuyển mạch cho từng gói ở mỗi tình huống.

Phương thức tạo tuyến động này là đơn giản, nhất là mỗi node chuyển mạch của mạng chỉ hiểu biết về tải của tuyến và tạng thái của các tuyến đấu nối trực tiếp vào node. Chúng không cần phải biết trạng thái của mọi tuyến và các node chuyển mạch khác trong mạng.

Phương thức tạo tuyển động được lưu toàn bộ trong mỗi node chuyển mạch, nó được sử dụng hữu hiệu trong mạng X.25.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài số phần 2 TS nguyễn thanh hà (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)