QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ

Một phần của tài liệu đường lối hồ chí minh (Trang 45 - 49)

GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ

1. Thời kỳ trước đổi mới

a) Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới - Trong những năm 1943-1975:

Đầu năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ban hành bản Đề cương văn hóa Việt Nam của Trường Chinh.

Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày 6 nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hóa.

Cuộc vận động thực hiện đời sống mới

Đường lối văn hóa kháng chiến được dần dần hình thành tại chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Kháng chiến kiến quốc (11/1945), trong bức thư về

Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay

của Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh (16/11/1946) và tại báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (trình bày trong Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai,

tháng 7/1948).

- Trong những năm 1975-1986:

Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa được hình thành bắt đầu từ Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) mà điểm cốt lõi là chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng về khoa học kỹ thuật

Đại hội IV và Đại hội V tiếp tục đường lối phát triển văn hóa của Đại hội III, xác định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân

b) Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân - Kết quả và ý nghĩa:

Xóa bỏ dần những mặc lạc hậu, những cái lỗi thời trong di sản văn hóa phong kiến, trong nền văn hóa nô dịch của thực dân Pháp, bước đầu xây dựng nền văn hóa dân chủ mới với tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.

Nhiều triệu đồng bào mù chữ đã biết đọc biết viết. Phát triển hệ thống giáo dục, cải cách phương pháp dạy học, thực hành rộng rãi đời sống mới, bài trừ hủ tục.

Giáo dục, văn hóa phát triển với tốc độ cao ngay cả trong những năm có chiến tranh, phát huy vai trò tích cực trong chiến đấu và sản xuất.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng phát triển trên nhiều mặt với nội dung lành mạnh đã cổ vũ quần chúng trong chiến đấu và sản xuất, góp phần xã hội cuộc sống mới, con người mới. Trình độ văn hóa của xã hội đã được nâng lên một mức đáng kể. Lối sống mới đã trở thành phổ biến, người với người sống có tình, có nghĩa, đoàn kết thương yêu nhau.

- Hạn chế và nguyên nhân:

Công tác tư tưởng và văn hóa thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu. Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm.

Sự suy thoái về đạo đức, lối sống có chiều hướng phát triển. Đời sống văn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập.

Chiến tranh cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, tâm lý bình quân chủ nghĩa đã làm giảm động lực phát triển văn hóa, giáo dục; kìm hãm năng lực tự do sáng tạo.

2. Trong thời kỳ đổi mới

Đại hội VI (1986) xác định khoa học – kỹ thuật là một động lực to lớn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội; có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cương lĩnh 1991 (được Đại hội VII thông qua) lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại hội VII (1991) và Đại hội VIII (1996) khẳng định: khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.

- Trong những năm 1996-2008:

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (7/1998) nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hội nghị Trung ương 9 khóa IX (1/2004) xác định thêm “phát triển văn hóa

đồng bộ với phát triển kinh tế”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội nghị Trung ương 10 khóa IX (7/2004) đặt vấn đề bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội

b) Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hoá

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

- Nền văn hoá mà ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc

- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng

- Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu

c) Chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá

- Phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội - Làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

- Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại

- Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. - Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ

- Xây dựng và hoàn thiện các giá trị mới và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

d) Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Kết quả và ý nghĩa

- Trong những năm qua, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền văn hóa mới đã bước đầu được tạo dựng; quá trình đổi mới tư duy về văn hóa, về xây dựng con người và nguồn nhân lực có bước phát triển rõ rệt; môi trường văn hóa có những chuyển biến theo hướng tích cực; hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng.

- Quy mô giáo dục và đào tạo tăng ở tất cả các cấp, các bậc học. Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông có chuyển biến, cơ sở vật chất – kỹ thuật cho trường học trên cả nước được tăng cường đáng kể. Dân trí tiếp tục được nâng cao.

- Khoa học và công nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Văn hóa phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

Hạn chế và nguyên nhân

Một là, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm

Hai là, nhiệm vụ, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mê tín dị đoan, độc hại, thấp kém, lai căng… Sản phẩm văn hóa và các dịch vụ văn hóa còn rất thiếu những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc trong đời sống.

Ba là, việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm, chưa đổi mới, thiếu đồng bộ, làm

hạn chế tác dụng của văn hóa đối với các lĩnh vực quan trọng của đời sống đất nước.

Bốn là, tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa – tinh

thần ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước đây vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, khu vực, tầng lớp xã hội tiếp tục mở rộng.

Các nguyên nhân chủ quan là:

- Các quan điểm chỉ đạo về phát triển văn hóa chưa được quán triệt đầy đủ cũng chưa được thực hiện nghiêm túc.

- Bệnh chủ quan, duy ý chí trong quản lý kinh tế - xã hội cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài 20 năm đã tác động tiêu cực đến việc triển khai đường lối phát triển văn hóa.

- Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một bộ phận những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa có biểu hiện xa rời đời sống, chạy theo chủ nghĩa thực dụng, thị hiếu thấp kém.

Một phần của tài liệu đường lối hồ chí minh (Trang 45 - 49)