Hiện trạng bất bình đẳng thu nhập của hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 2004

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình việt nam (Trang 31 - 38)

1 .4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Hiện trạng bất bình đẳng thu nhập của hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 2004

2004 - 2012

Trong phần này, tác giả sẽ phân tích các nguồn thu nhập của hộ gia đình đóng góp vào bất bình đẳng thu nhập từ năm 2004 – 2012. Tổng thu nhập của hộ gia đình bao gồm: thu nhập từ tiền lương, tiền công; nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp; xây dựng; thương nghiệp; dịch vụ và thu nhập khác.

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng qua các năm

Nguồn thu nhập Tiền lương Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Công nghiệp Xây dựng Thương nghiệp Dịch vụ Khác 2004 Nhóm 1 0,232 0,493 0,055 0,032 0,023 0,001 0,040 0,018 0,108 Nhóm 2 0,290 0,395 0,024 0,036 0,035 0,001 0,068 0,034 0,118 Nhóm 3 0,300 0,345 0,012 0,037 0,041 0,002 0,088 0,046 0,128 Nhóm 4 0,353 0,244 0,006 0,038 0,048 0,003 0,099 0,062 0,149 Nhóm 5 0,343 0,116 0,002 0,036 0,068 0,007 0,115 0,090 0,223 2008 Nhóm 1 0,238 0,485 0,043 0,025 0,025 0,000 0,038 0,020 0,125 Nhóm 2 0,317 0,356 0,018 0,036 0,032 0,001 0,072 0,041 0,126 Nhóm 3 0,336 0,296 0,010 0,041 0,040 0,002 0,087 0,053 0,134 Nhóm 4 0,380 0,194 0,004 0,030 0,047 0,004 0,103 0,074 0,165 Nhóm 5 0,354 0,119 0,001 0,025 0,062 0,008 0,105 0,095 0,229 2012 Nhóm 1 0,290 0,409 0,055 0,028 0,020 0,001 0,031 0,020 0,147 Nhóm 2 0,420 0,272 0,014 0,028 0,031 0,001 0,072 0,045 0,118 Nhóm 3 0,474 0,203 0,006 0,023 0,041 0,002 0,096 0,060 0,096 Nhóm 4 0,504 0,159 0,003 0,016 0,035 0,004 0,110 0,073 0,095 Nhóm 5 0,465 0,118 0,002 0,022 0,047 0,012 0,113 0,086 0,134 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012)

Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập của nhóm 1 (nhóm nghèo nhất) chủ yếu từ nông nghiệp chiếm 49,3% năm 2004, 48,5% năm 2008 và 40,9% năm 2012; tiền lương chiếm 23,2% năm 2004, 23,8% năm 2008 và 29% năm 2012. Với nhóm giàu (nhóm 4, 5) thu nhập chủ yếu từ tiền lương chiếm 34,3% năm 2004, 35,4% năm

2008 và 46,5% năm 2012; rồi mới tới nông nghiệp. Điều này cho thấy người nghèo chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, nơi mà nông nghiệp là nguồn thu chính của hộ. Cơ cấu thu nhập của các nhóm cũng có sự thay đổi, tăng dần tỉ trọng từ tiền lương, giảm dần phụ thuộc vào nông nghiệp. Nhóm 2 và nhóm 3 có sự thay đổi rõ rệt nhất. Tỉ trọng tiền lương nhóm 2 tăng từ 29% năm 2004 lên 42% năm 2012, tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 39,5% năm 2004 xuống 27,2% năm 2012; còn nhóm 3 tăng từ 30% năm 2004 lên 47,4% năm 2012, tỉ trọng nông nghiệp giảm 34,5% năm 2004 xuống 20,3% năm 2012. Nhóm 1 tuy cơ cấu thu nhập có thay đổi nhưng không đáng kể, vẫn phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp trên 40%.

Ngoài ra, ta thấy nhóm giàu nhất còn có một nguồn thu nhập đáng kể thu nhập từ thương nghiệp chiếm trên 11% và thu nhập khác chiếm 22,3% năm 2004 và 13,4% năm 2012. Nguồn thu nhập này có thể từ việc cho thuê tài sản, đến từ đầu tư tài chính, góp vốn.

Dựa vào cơ cấu thu nhập của các nhóm ta thấy, nghề nghiệp có ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập. Những hộ làm nông nghiệp chịu mức độ ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập cao hơn so với những hộ không làm hoặc không phụ thuộc vào nông nghiệp. Những nhóm nghèo ngoài phụ thuộc vào nông nghiệp với thu nhập thấp thì họ cũng khó tiếp cận với những lĩnh vực mang lại thu nhập cao như xây dựng, công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, chỉ chiếm 1 – 3% trong cơ cấu thu nhập. Những nhóm giàu ngoài thu nhập chính từ tiền lương thì thu nhập từ các lĩnh vực trên cũng đáng kể từ 6 – 11% cơ cấu thu nhập. Như vậy, những nhóm giàu ngày càng giàu hơn nhờ có cơ hội làm việc trong khu vực mang lại thu nhập cao và cơ cấu thu nhập đa dạng, trong khi đó nhóm nghèo ngày càng bị bỏ lại phía sau do chỉ có thể làm nông nghiệp với giá trị thấp và rủi ro, khó có cơ hội tiếp cận với những khu vực mang lại giá trị cao hơn.

Các hộ sống ở thành thị có mức thu nhập trung bình cao gần gấp 2 lần so với nông thôn và cao hơn 0,5 lần so với cả nước. Mặc dù thu nhập trung bình của các hộ tại nông thôn có tăng qua các năm nhưng so với cả nước thì không có sự thay đổi qua các năm, duy trì ở các mức 81 – 82%.

Bảng 4.2 Bất bình đẳng theo nhóm thu nhập, thành thị, nông thôn và vùng, giai đoạn 2004 – 2012

Thu nhập bình quân hộ

(so bình quân cả nước) Gini

2004 2008 2012 2004 2008 2012

Cả nước 1,00 1,00 1,00 0,24 0,27 0,41

Thành thị 1,57 1,57 1,44 0,26 0,29 0,36

Nông thôn 0,82 0,81 0,82 0,25 0,32 0,39

ĐB Sông Hồng 1,08 1,06 1,15 0,38 0,42 0,36

Trung du và Miền núi phía Bắc 0,73 0,71 0,71 0,38 0,41 0,44

Bắc trung bộ và duyên hải Miền trung 0,82 0,78 0,86 0,37 0,38 0,38

Tây Nguyên 0,86 0,87 0,98 0,37 0,42 0,42 Đông Nam Bộ 1,66 1,81 1,52 0,37 0,32 0,38 Tây Nam Bộ 1,04 1,04 0,94 0,23 0,36 0,39 Nhóm 1 0,32 0,28 0,27 0,14 0,14 0,16 Nhóm 2 0,53 0,48 0,51 0,06 0,06 0,08 Nhóm 3 0,75 0,69 0,78 0,05 0,06 0,06 Nhóm 4 1,08 1,05 1,13 0,07 0,08 0,07 Nhóm 5 2,33 2,50 2,32 0,25 0,29 0,24

(Nguồn: Học viên tính toán dựa trên bộ số liệu VHLSS)

Ta thấy, có sự bất bình đẳng thu nhập giữa các hộ ở thành thị và nông thôn thể hiện ở chênh lệch thu nhập qua các năm, năm 2004 chênh lệch là 1,9 lần; năm 2008 là 1,9 và năm 2012 là 1,7 lần. Cơ hội nghề nghiệp của các hộ ở thành thị cao hơn các hộ ở nông thôn, nghề nghiệp cũng đa dạng hơn và mức thu nhập từ tiền lương cũng cao hơn, ở thành thị có điều kiện để gia tăng thu nhập từ các công việc làm thêm. Ở nông thôn thu nhập chủ yếu đến từ nông nghiệp nên cơ hội để có gia tăng thu nhập từ công việc khác gần như không có.

Thu nhập của các hộ thuộc khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc thấp nhất so các vùng, chỉ bằng khoảng 70% so với cả nước; thu nhập của các hộ vùng Đông Nam Bộ cao nhất, cao hơn trung bình cả nước 81% năm 2008 và 53% năm 2012. Khoảng chênh lệch giữa Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi phía Bắc hơn 2 lần. Các hộ khu vực Tây Nguyên và Bắc trung bộ và duyên hải Miền Trung có mức thu nhập bình quân thấp hơn cả nước. Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung so với trung bình cả nước chỉ bằng 82% năm 2004, 78% năm 2008 và 86% năm 2012. Bất

bình đẳng thu nhập cũng thể hiện đối với các hộ sống ở các vùng khác nhau. Các hộ sống ở vùng Đông Nam Bộ với đầu tàu kinh tế cả nước là Tp. Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế phát triển nhanh là Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu nên thu nhập cao nhất so với các vùng còn lại, hơn vùng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc khoảng hơn 2 lần. Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc do bất lợi về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ nên khó phát triển kinh tế để tăng thu nhập. Mặt khác, khu vực miền núi có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao với trình độ giáo dục hạn chế, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ kém…do đó, các hộ ở khu vực này có thu nhập thấp nhất cả nước với tỉ lệ nghèo đói cao. Như vậy, vùng miền và nơi ở của hộ có ảnh hưởng tới thu nhập, những hộ thuộc nông thôn và ở vùng miền núi, Tây Nguyên sẽ có bất bình đẳng thu nhập lớn hơn so với các vùng khác.

Thu nhập trung bình của hộ thuộc nhóm 1 và nhóm 5 qua các năm có sự chênh lệch rất lớn, nhóm 5 thu nhập gấp khoảng 8 lần nhóm 1. Cụ thể, năm 2004 chênh lệch là 7,3 lần; năm 2008 là 8,9 lần; năm 2012 là 8,6 lần. Chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất không được rút ngắn bớt qua các năm, vẫn duy trì ở mức cao. Các hộ thuộc nhóm 4 và nhóm 5 có mức thu nhập trung bình cao hơn cả nước. Các hộ thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 đều có mức thu nhập trung bình thấp hơn trung bình cả nước.

Hệ số Gini của cả nước tăng qua các năm và năm 2012 tăng cao với chỉ số là 0,41. Nguyên nhân là do kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh từ những năm 2004 và đang xây dựng nền kinh tế thị trường làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi, lao động cũng thay đổi. Những khu vực được ưu tiên thu nhập sẽ rất cao, nhưng những khu vực không được ưu tiên phát triển sẽ có thu nhập thấp hơn.

Mặc dù các hộ ở nông thôn có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với thành thị nhưng bất bình đẳng cao hơn với hệ số Gini năm 2008 là 0,32 so với thành thị là 0,29; năm 2012 là 0,39 so với 0,36 của thành thị. Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc có thu nhập quân thấp nhất cả nước nhưng hệ số Gini lại cao hơn các khu vực khác và cao hơn hệ số của cả nước. Điều này cho thấy các hộ ở

vùng này có bất bình đẳng thu nhập cao hơn, có những hộ có thu nhập cao nhưng lại có những hộ thu nhập rất thấp. Năm 2004 hệ số Gini vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 0,37 bằng với các vùng khác, tới năm 2008 tăng lên 0,41 và năm 2012 là 0,44. Bất bình đẳng ở vùng này có xu hướng tăng lên.

Bảng 4.3 Bất bình đẳng theo đặc tính của hộ gia đình, giai đoạn 2004 – 2012

Thu nhập bình quân hộ

(so bình quân cả nước) Gini

2004 2008 2012 2004 2008 2012 Cả nước 1,00 1,00 1,00 0,24 0,27 0,41 Giới tính chủ hộ Nữ 1,15 1,13 1,06 0,26 0,39 0,40 Nam 0,95 0,96 0,98 0,28 0,26 0,41 Trình độ giáo dục chủ hộ Không đi học 0,63 0,53 0,50 0,38 0,38 0,38 Tiểu học 0,83 0,79 0,75 0,26 0,41 0,38 Trung học Cơ sở 0,92 0,91 0,95 0,20 0,23 0,36 Trung học Phổ thông 1,36 1,37 1,28 0,39 0,41 0,36 Cao đẳng 1,69 1,63 1,56 0,26 0,28 0,25 Đại học 2,26 2,53 2,26 0,35 0,38 0,36 Thạc sỹ 3,47 2,59 3,74 0,26 0,26 0,36 Tiến sỹ 2,50 3,37 3,58 0,28 0,21 0,41 Loại hình kinh tế chủ hộ

Nông, lâm, thủy sản - - 0,77 - - 0,41

Sản xuất Kinh doanh cá thể 0,91 0,92 1,15 0,28 0,36 0,35

Kinh tế tập thể 1,35 1,56 0,81 0,37 0,60 0,25

Kinh tế tư nhân 0,79 0,83 1,50 0,32 0,21 0,41

Kinh tế nhà nước 1,54 1,59 1,57 0,34 0,36 0,35

Vốn đầu tư nước ngoài 2,16 1,60 1,63 0,39 0,37 0,31

Dân tộc Kinh 1,08 1,09 1,10 0,23 0,27 0,38 Khác 0,58 0,54 0,52 0,38 0,38 0,41 Số người hộ 1 người 1,28 1,13 1,22 0,47 0,49 0,48 2 người 1,20 1,20 1,14 0,42 0,47 0,41 3 người 1,23 1,17 1,17 0,34 0,36 0,40 4 người 1,05 1,04 0,98 0,29 0,42 0,39 5 người 0,88 0,89 0,86 0,21 0,25 0,39 6 người 0,81 0,77 0,77 0,37 0,39 0,37 Từ 7 người trở lên 0,70 0,68 0,69 0,38 0,43 0,40

Dựa vào bảng kết quả ta thấy, những hộ nào có nữ là chủ hộ thì có thu nhập bình quân cao hơn hộ là nam và cao hơn mức thu nhập bình quân cả nước. Kết quả tính từ bộ số liệu VHLSS cho thấy, so với các hộ có chủ hộ là nam thì các hộ có chủ hộ là nữ có tỉ lệ sống ở thành thị nhiều hơn và tỉ lệ dân tộc Kinh cũng cao hơn. Năm 2004, hộ có chủ hộ là nữ sống ở thành thị là 37,56% so với 20,3% của hộ nam giới, tỉ lệ dân tộc Kinh là 92,6% so với nam giới là 82,19%; năm 2008, hộ có chủ nữ giới sống ở thành thị là 38,31% và của nam là 21,47%, tỉ lệ dân tộc Kinh của chủ hộ nữ là 92,13% so với nam là 81,94%; năm 2012, tỉ lệ hộ có chủ hộ là nữ sống ở thành thị là 39,75% của nam là 25,13%, tỉ lệ dân tộc Kinh của hộ có chủ hộ là nữ là 88,34% của hộ là nam là 80,23%. Điều này giải thích thu nhập của hộ có chủ hộ là nữ cao hơn hộ có chủ hộ là nam giới.

Hệ số Gini của hai nhóm hộ này cũng gần giống nhau, chỉ năm 2008 nhóm hộ có chủ hộ là nữ có bất bình đẳng cao hơn với hệ số Gini là 0,39 so với nhóm hộ có chủ hộ là nam 0,26. Năm 2012, nhóm hộ có chủ hộ là nam có hệ số Gini tăng cao từ 0,26 năm 2008 lên 0,41 năm 2012.

Trình độ giáo dục của chủ hộ càng tăng thì thu nhập của hộ càng tăng. Chủ hộ không đi học thì thu nhập bình quân của hộ chỉ bằng 0,5 trung bình của cả nước. Những chủ hộ có trình độ đại học trở lên thì thu nhập trung bình cao hơn gấp 2 – 3 lần so với cả nước. Những hộ học lên phổ thông có thu nhập cao hơn những hộ học Trung học cơ sở là 1,4 lần năm 2004, 1,5 lần năm 2008 và 1,3 lần năm 2012; hơn những hộ học tiểu học là 1,5 – 1,6 lần và hơn những hộ không đi học là hơn 2 lần. Còn nhóm hộ có trình độ tiến sỹ hơn nhóm không đi học 4 lần năm 2004 và 8 lần năm 2012. Khoảng cách chênh lệch thu nhập ngày càng lớn, cho thấy bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng cao.

Hệ số Gini của nhóm hộ không đi học và học tiểu học có cao hơn so với các nhóm khác với hệ số Gini năm 2008 lần lượt là 0,38 và 0,41 năm 2012 là 0,38. Như vậy, nhóm có trình độ giáo dục thấp thì lại có bất bình đẳng thu nhập cao hơn.

Về loại hình kinh tế của hộ, những hộ làm cho công ty vốn đầu tư nước ngoài thì thu nhập trung bình cao hơn các loại hình kinh tế khác, kinh tế nhà nước

có thu nhập cao thứ 2. Những hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản có thu nhập thấp nhất chỉ chiếm 0,77 so với bình quân cả nước và hệ số Gini cũng cao nhất, cho thấy các hộ này có bất bình đẳng thu nhập cao. Các hộ làm kinh tế tập thể năm 2004 và 2008 có mức thu nhập bình quân là 1,35 và 1,56 nhưng năm 2012 lại có thu nhập thấp so với các thành phần kinh tế khác, chỉ chiếm 0,81 so với cả nước. Trong khi đó, các hộ kinh tế tư nhân từ vị trí có thu nhập thấp nhất năm 2004, 2008 với mức 0,79 và 0,83 so với cả nước tăng lên cao thứ 3 với mức 1,5 so với cả nước năm 2012.

Thu nhập trung bình của hộ dân tộc Kinh cao hơn của các hộ dân tộc khác. Năm 2004 chênh lệch là 1,9 lần, năm 2008 là 2 lần và năm 2012 là 2,1 lần. Mức độ chênh lệch thu nhập có xu hướng tăng nhẹ. Hệ số Gini của nhóm hộ dân tộc kinh nhỏ hơn, cho thấy mức độ bất bình đẳng của nhóm dân tộc thiểu số cao hơn.

Số người trong hộ càng tăng thì thu nhập của hộ càng giảm, khoảng cách giữa hộ có 1 người và 4 người năm 2004 là 1,2 lần, năm 2008 là 1,3 lần và năm 2012 là 1,2. Mức chênh lệch hộ có 1 người và các hộ từ 7 người trở lên năm 2004 là 1,8 lần, năm 2008 là 1,6 lần và năm 2012 là 1,8 lần. Số người trong hộ có ảnh hưởng đến sự khác biệt về thu nhập của các hộ, các hộ có quá 4 người thì thu nhập trung bình thấp hơn trung bình của cả nước. Nhóm hộ có 5 và 6 người thì có bất bình đẳng thấp hơn nhóm khác. Hệ số Gini của nhóm hộ 5 và 6 người lần lượt là 0,37 và 0,39 năm 2012, trong khi đó, nhóm 1 người là 0,48 và nhóm hộ 2 người là 0,41.

Trình độ giáo dục có ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt thu nhập giữa các hộ, khi mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm thấp nhất và cao nhất lên tới 8 lần. Đây là yếu tố quan trọng để giải thích bất bình đẳng thu nhập của hộ gia đình. Loại hình kinh tế chủ hộ cũng có tác động lên sự khác biệt thu nhập của các hộ. Những hộ có

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình việt nam (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)