Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến ý định chọn quảng trị làm điểm đến du lịch (Trang 66)

Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (xem phụ lục 3, trang 101) và phương pháp phân tích nhân tố EFA (Phụ lục 4, trang 105) được thực hiện, để đánh giá tính nhất quán nội tại của các khái niệm nghiên cứu trong luận văn này.

5.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Cronbach’s Alpha là công cụ giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,60 trở lên (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; trích bởi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kết quả tính toán Cronbach’s Alpha của các thang đo bảy nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn Quảng Trị làm điểm đến du lịch, cụ thể là thang đo về nhu cầu về tôn giáo cá nhân (TG), thang đo về thư giãn, giải trí (TG), thang đo về tăng thêm sự hiểu

Trang 54

biết của cá nhân (HB), thang đo về tác động từ bạn bè, người thân (NT), thang đo về chi phí hợp lý (CP), thang đo về di sản, sự kiện và lễ hội (DS), thang đo về giao thông thuận tiện (GTO), và thang đo về ý định chọn quảng trị làm điểm đến du lịch (YD) đều đạt yêu cầu và có hệ số Cronbach’s Alpha cao, cụ thể như sau:

Thang đo nhận thức về nhu cầu tôn giáo cá nhân (TG) có Cronbach’s Alpha là 0,819 cao hơn mức yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là TG3 = 0,600 và các biến còn lại đều lớn hơn 0,60.Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến cao nhất là 0.792 (nếu loại biến TG3) và đều thấp hơn mức tin cậy 0,819. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích nhân tố EFA. Các thông tin trên đây sẽ được cụ thể trong bảng 5.2 dưới đây:

Bảng 5.2: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo về nhu cầu tôn giáo cá nhân (TG)

Thang đo TG: Cronbach’s Alpha = 0,819 Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

TG1 10,411 8,881 0,701 0,745

TG2 10,581 9,087 0,637 0,774

TG3 10,686 8,906 0,600 0,792

TG4 10,640 9,091 0,627 0,778

Thang đo nhận thức về thư giãn, giải trí (GT) có Cronbach’s Alpha là 0,827 cao hơn mức yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là GT1 = 0,559. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến cao nhất là 0.823 (nếu loại biến GT1) đều thấp hơn mức tin cậy 0,827. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích nhân tố EFA. Các thông tin trên đây sẽ được cụ thể trong bảng 5.3 dưới đây:

Trang 55

Bảng 5.3: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo về thư giãn, giải trí (GT)

Thang đo GT: Cronbach’s Alpha = 0,827 Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

GT1 8,852 11,599 0,559 0,823

GT2 9,047 11,185 0,670 0,778

GT3 9,602 9,636 0,728 0,747

GT4 9,555 10,001 0,670 0,775

Thang đo nhận thức về tăng thêm sự hiểu biết có Cronbach’s Alpha là 0,785 cao hơn mức yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là HB1 = 0,577. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến cao nhất là 0.745 (Nếu loại biến HB4) đều thấp hơn mức tin cậy 0,785. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích nhân tố EFA. Các thông tin trên đây sẽ được cụ thể trong bảng 5.4 dưới đây:

Bảng 5.4: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo về tăng thêm sự hiểu biết (HB)

Thang đo HB: Cronbach’s Alpha = 0,785 Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

HB1 11,695 6,494 0,577 0,740

HB2 11,653 6,526 0,622 0,719

HB3 11,733 6,435 0,602 0,728

HB4 11,737 5,914 0,577 0,745

Thang đo về tác động từ bạn bè và người thân (NT) có Cronbach’s Alpha là 0,767 cao hơn mức yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là NT1 = 0,417. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến cao nhất là 0,786 ( nếu loại biến NT1 ) cao hơn mức tin cậy 0,767 nhưng sự chênh lệch là không quá lớn và bản thân Cronbach’s Alpha đã có giá trị cao (0,767). Mặt khác, các dữ liệu này phải trải qua một quá trìnhnghiên cứu chứ không phải dễ dàng để có được. Vì những lí do trên, tác giả vẫn giử lại biến quan sát này để phân tích ở các

Trang 56

bước sau. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA. Các thông tin trên đây sẽ được cụ thể trong bảng 5.5 dưới đây:

Bảng 5.5: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo về tác động từ bạn bè và người thân (NT)

Thang đo NT: Cronbach’s Alpha = 0,767 Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

NT1 10,725 9,528 0,417 0,786

NT2 10,894 8,427 0,565 0,713

NT3 10,843 8,116 0,648 0,668

NT4 10,936 7,821 0,649 0,666

Thang đo về chi phí hợp lý (CP) có Cronbach’s Alpha là 0,766 cao hơn mức yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là CP3 = 0,533 và các biến còn lại đều lớn hơn 0,60. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến cao nhất là 0.728 (nếu loại biến CP3) đều thấp hơn mức tin cậy 0,766.Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích nhân tố EFA. Các thông tin trên đây sẽ được cụ thể trong bảng 5.6 dưới đây:

Bảng 5.6: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo về chi phí hợp lý (CP)

Thang đo CP: Cronbach’s Alpha = 0,766 Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

CP1 12,140 5,423 0,596 0,694

CP2 12,106 5,499 0,587 0,699

CP3 12,165 5,653 0,533 0,728

CP4 12,186 5,446 0,548 0,721

Thang đo về di sản, sự kiện và lễ hội (DS) có Cronbach’s Alpha là 0,878 cao hơn mức yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là DS1 = 0,691 và các biến còn lại đều lớn hơn 0,60. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến cao nhất là 0.862 (nếu loại biến DS1) đều thấp hơn

Trang 57

mức tin cậy 0,878.Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích nhân tố EFA. Các thông tin trên đây sẽ được cụ thể trong bảng 5.7 dưới đây:

Bảng 5.7: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo về các di sản, sự kiện và lễ hội (DS)

Thang đo DS: Cronbach’s Alpha = 0,878 Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

DS1 11,538 8,182 0,691 0,862

DS2 11,602 7,543 0,767 0,832

DS3 11,602 7,790 0,773 0,830

DS4 11,568 7,889 0,721 0,851

Thang đo về giao thông thuận tiện (GTO) có Cronbach’s Alpha là 0,805 cao hơn mức yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là GTO2 = 0,564 và các biến còn lại đều lớn hơn 0,60. Các hệ số Cronbach’sAlpha nếu loại biến cao nhất là 0.783 (nếu loại biến GTO2) đều thấp hơn mức tin cậy 0,805. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích nhân tố EFA. Các thông tin trên đây sẽ được cụ thể trong bảng 5.8 dưới đây:

Bảng 5.8: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo về giao thông thuận tiện (GTO)

Thang đo GTO: Cronbach’s Alpha = 0,805 Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến – tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến

GTO1 10,767 8,724 0,633 0,750

GTO2 10,966 9,088 0,564 0,783

GTO3 10,864 8,382 0,708 0,713

GTO4 10,839 9,174 0,579 0,776

Thang đo về ý định chọn Quảng Trị làm điểm đến du lịch (YD) có Cronbach’s Alpha là 0,910 cao hơn mức yêu cầu (0,60). Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0,30), hệ số nhỏ nhất là YD1 = 0,768. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu

Trang 58

loại biến cao nhất là 0,915 ( nếu loại biến YD1 ) cao hơn mức tin cậy 0,910 nhưng sự chênh lệch là không quá lớn và bản thân Cronbach’s Alpha đã có giá trị cao (0,910). Mặt khác, các dữ liệu này phải trải qua một quá trình nghiên cứu chứ không phải dễ dàng để có được. Vì những lí do trên, tác giả vẫn giử lại biến quan sát này để phân tích ở các bước sau. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích nhân tố EFA. Các thông tin trên đây sẽ được cụ thể trong bảng 5.9 dưới đây:

Bảng 5.9: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo ý định chọn Quảng Trị làm điểm đến du lịch (YD)

Thang đo YD: Cronbach’s Alpha = 0,910 Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

YD1 7,301 5,590 0,768 0,915

YD2 7,364 5,373 0,864 0,834

YD3 7,436 5,575 0,830 0,863

5.2.2. Phân tích nhân tố EFA

Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu thường quan tâm khi phân tích nhân tố khám phá EFA: Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,50 thì mức ý nghĩa của kiểm định Barlett’s ≤ 0,50. Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0,50, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,50 sẽ bị loại. Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50%. Thứ tư, số lượng nhân tố được xác định dựa vào hệ số giá trị Eigen, đại diện cho phần biến thiên được giải thích cho mỗi nhân tố, hệ số này phải có giá trị ≥ 1. Thứ năm, khác biệt về hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,30, để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

5.2.2.1. Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập

Các thang đo cho các biến độc lập đó là thang đo về nhu cầu về tôn giáo cá nhân (TG), thang đo về thư giãn, giải trí (TG), thang đo về tăng thêm sự hiểu biết của cá nhân (HB), thang đo về tác động từ bạn bè, người thân (NT), thang đo về chi phí hợp

Trang 59

lý (CP), thang đo về di sản và các sự kiện lễ hội (DS), thang đo về giao thông thuận tiện (GTO) mà đề tài sử dụng bao gồm 28 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha, tất cả 28 biến quan sát này đều được giữ lại và đưa vào phân tích nhân tố EFA. Kết quả phân tích cho thấy có 07 nhân tố được trích tại giá trị Eigen là 1,021 và phương sai trích được là 67,451%.Như vậy giá trị Eigen và phương sai trích đạt yêu cầu.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều lớn hơn 0,50 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố và chúng có ý nghĩa thực tiễn. Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều ≥ 0,30 nên đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố. Hệ số KMO = 0,874> 0,50 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị mức ý nghĩa là 0,000.

Bảng 5.10: Bảng kết quả KMO và kiểm định Bartlett các biến độc lập

Kiểm định KMO and Bartlett's

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy, 0,874

Bartlett's Test of Sphericity Approx, Chi-Square 3446,630

Df 378

Trang 60

Bảng 5.11: Bảng kết quả tổng phương sai giải thích các biến độc lập

STT Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 1 TG1 0,731 Tôn giáo (TG) 2 TG2 0,724 3 TG3 0,505 4 TG4 0,697 4 GT1 0,560 Giải trí (GT) 6 GT2 0,704 7 GT3 0,811 8 GT4 0,771 9 HB1 0,715 Hiểu biết (HB) 10 HB2 0,718 11 HB3 0,585 12 HB4 0,580 13 NT1 0,647 Người thân (NT) 14 NT2 0,643 15 NT3 0,757 16 NT4 0,735 17 CP1 0,608 Chi phí (CP) 18 CP2 0,658 19 CP3 0,660 20 CP4 0,721 21 DS1 0,690 Di sản (DS) 22 DS2 0,827 23 DS3 0,799 24 DS4 0,751 25 GTO1 0,804 Giao thông (GTO) 26 GTO2 0,687 27 GTO3 0,865 28 GTO4 0,643 Giá trị Eigen 9,591 2,238 1,861 1,661 1,336 1,178 1,021 Phương sai trích (%) 34,252 7,993 6,648 5,931 4,772 4,208 3,647 Cronbach’s Anpha 0,878 0,805 0,827 0,785 0,766 0,819 0,767

Trang 61

5.2.2.2. Phân tích nhân tố EFA cho thang đo về ý định chọn Quảng Trị làm điểm đến du lịch (YD)

Hệ số KMO = 1 <0,734> 0,50 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị mức ý nghĩa là 0,000. Các thông tin trên đây sẽ được cụ thể trong bảng 5.12 dưới đây:

Bảng 5.12: Bảng kết quả KMO và kiểm định Bartlett biến phụ thuộc

Thang đo về ý định chọn điểm đến du lịch gồm ba biến quan sát được sử dụng để đo lường ý định chọn Quảng Trị làm điểm đến du lịch. Kết quả EFA cho thấy ba biến quan sát được nhóm thành một nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều > 0,50 nên chúng có ý nghĩa thực tiễn. Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều ≥ 0,30 nên đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị mức ý nghĩa là 0,000. Phương sai trích đạt 84,882% thể hiện rằng một nhân tố rút ra giải thích được 84.88% dữ liệu. Do vậy các thang đo rút ra được chấp nhận. Rút trích nhân tố với giá trị Eigen = 2,546 đạt yêu cầu.

Bảng 5.13: Bảng kết quả tổng phương sai giải thích biến phụ thuộc(YD)

STT Biến quan sát Nhân tố

Tên nhân tố 1 1 YD1 0,8922 Ý định 2 YD2 0,9435 3 YD3 0,9275 Giá trị Eigen 2,546 Phương sai trích (%) 84,882 Cronbach’s Anpha 0,910

Kiểm định KMO and Bartlett's

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy, 0,734 Bartlett's Test of

Sphericity

Approx, Chi-Square 500,627

df 3

Trang 62

Các kết quả thu được từ độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA ở trên cho thấy thang đo các khái niệm dùng trong nghiên cứu đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy (xem bảng 5.14).

Bảng 5.14: Bảng tóm tắt kiểm định thang đo

Thành phần Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Phương sai trích (%) Đánh giá Tôn giáo (TG) 4 0,819 4,208 Đạt yêu cầu

Thư giãn, giải trí (GT) 4 0,827 6,648

Hiểu biết (HB) 4 0,785 5,931

Bạn bè, người thân (NT) 4 0,767 3,647

Chi phí hợp lý (CP) 4 0,766 4,772

Di sản, lễ hội (DS) 4 0,878 34,252

Giao thông thuận tiện (GTO) 4 0,805 7,993

Ý định chọn điểm đến du lịch (YD) 3 0,910 84,882

5.3. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá EFA mô hình lý thuyết

Dựa vào kết quả phân tích nhân tố EFA, các nhân tố rút trích của bảy giả thuyết nghiên cứu chính đều đạt yêu cầu. Do đó mô hình đề nghị ban đầu được chấp nhận. Có bảy giả thuyết nghiên cứu trong mô hình ảnh hưởng đến ý định chọn Quảng Trị làm điểm đến du lịch. Thứ nhất là nhu cầu tôn giáo cá nhân (TG), thứ hai là thư giãn, giải trí (GT), thứ ba là tăng thêm sự hiểu biết (HB), thứ tư là tác động từ bạn bè và người thân (NT), thứ năm là chi phí hợp lý (CP), thứ sáu là di sản, sự kiện và lễ hội (DS) và cuối cùng là giao thông thuận tiện (GTO). Hình 5.1 thể hiện kết quả này:

Trang 63

Hình 5.1: Kết quả EFA của mô hình lý thuyết

5.4. Phân tích tương quan

Một phương pháp chung để đánh giá giá trị phân biệt là kiểm nghiệm ma trận tương quan cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả hệ số tương quan nhỏ hơn 0,850 chỉ ra rằng giá trị phân biệt có khả năng tồn tại giữa 2 biến (John và Betnet- Martinez, 2000).

Trước tiên, ta xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến GT, GT, HB, NT, CP, DS, GTO và YD. Ma trận dưới đây (bảng 5.15) tóm tắt mối tương quan thống kê Pearson giữa biến phụ thuộc YD (ý định chọn Quảng Trị làm điểm đến du lịch) với từng biến độc lập TG (nhu cầu tôn giáo cá nhân), TG (thư giãn, giải trí), HB (tăng thêm sự hiểu biết của cá nhân), NT (tác động từ bạn bè và người thân), CP (chi phí hợp lý), DS (di sản, sự kiện và lễ hội), GTO (giao thông thuận tiện) cũng như tương quan giữa các biến độc lập này với nhau. Tất cả hệ số tương quan tuyệt đối giữa các biến dao động từ 0,291 (tương quan giữa biến GT và GTO) đến 0,668 (tương quan giữa biến YD và DS), nghĩa là không vượt quá hệ số điều kiện 0,850.Điều đó chứng minh rằng giá trị phân biệt đã đạt được. Hay nói cách khác, các thang đo trong nghiên cứu này đã đo lường được các khái niệm nghiên cứu khác nhau.

Trang 64

Bảng 5.15: Ma trận hệ số tương quan giữa TG, GT, HB, NT, CP, DS, GTO và YD

HỆ SỐ TƯƠNG QUAN YD TG GT HB NT CP DS GTO YD 1 TG 0,544** 1 GT 0,433** 0,556** 1 HB 0,491** 0,522** 0,512** 1

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến ý định chọn quảng trị làm điểm đến du lịch (Trang 66)